Yêu Thương Cho Đến Cùng: Thần Học Về Bệnh Suy Giảm Trí Nhớ

Thần học có thể nói gì về bệnh suy giảm trí nhớ? Ở mức độ nào đó, chứng bệnh đang tiến triển này, kèm với sự mất dần nhận thức về bản thân, luôn là một ẩn số. Tuy nhiên, chìa khóa trả lời các câu hỏi hiện sinh về mối liên hệ giữa ý thức, trí nhớ và kinh nghiệm của chúng ta về Thiên Chúa có lẽ nằm nơi thuyết nhân vị Kitô giáo.

Đọc tiếp

Hiệp Hành Là Lối Sống Của Hội Thánh

Từ ngữ có thể là mới mẻ khó hiểu, nhưng đừng quên rằng sau từ “hiệp hành”, có hai chấm (:), nghĩa là dù không hiểu hết nội dung của từ “hiệp hành”, chỉ cần thực hiện được ba nội dung: hiệp thông, tham gia và sứ vụ, thì đã là đạt được mục tiêu rồi. Vì “hiệp hành” mang ý nghĩa như trên, nên ta hiểu tại sao không dịch là “đồng hành”, hoặc “đồng nghị”, quen thuộc và dễ hiểu hơn.

Đọc tiếp

Phẫu Thuật Thẩm Mỹ: Nhận Định Dưới Nhãn Quan Y Khoa Và Thần Học Luân Lý Công Giáo

Người Kitô hữu với lương tâm trưởng thành, trong biện phân luân lý, cần hiểu biết các khía cạnh của vấn đề hơn là nói ngay việc này có tội hay không có tội. Và, trong sự phức tạp đa diện của đời sống, nhiều khi khó nói rõ là “đen” (có tội) hay “trắng” (không có tội) mà là nó “xam xám”. Bài viết, ước mong thay, giúp người muốn phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) phân định.

Đọc tiếp

Tìm Hiểu Về Hạn Từ “Sự Phân Định” Của Đức Thánh Cha Phan-Xi-Cô

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã mang đến cho thời đại ngày nay, cách riêng Giáo Hội của Chúa Ki-tô, nhiều “làn gió” đặc trưng trong mục vụ cũng như trong giáo thuyết. Người ta nhắc đến “tinh thần Phan-xi-cô” như sự gợi hứng mới về hình ảnh sống động của một Giáo Hội đi ra “ngoại biên”, về người mục tử “mang mùi chiên”, về thời đại của xác tín lòng thương xót của Thiên Chúa có sức mạnh chữa lành và nâng đỡ, thời của sự cấp bách thúc đẩy gặp gỡ, đối thoại, xây những nhịp cầu thay cho những bức tường chia cắt… Nhưng có thể nói rằng, động lực tiềm ẩn sâu xa của những niềm tin tưởng và thực hành mục vụ đó chính là một dòng chảy xuyên suốt và trào tràn: sự phân định.

Đọc tiếp

Lời Tạ Ơn, Tạ Lỗi…

Năm 2021 đang dần khép lại theo nhịp chuyển động của chiếc kim đồng hồ… Một năm được định hình bởi nhiều biến động trên phạm vi toàn cầu về mọi phương diện tôn giáo, kinh tế, văn hoá, chính trị… Khi mà:

– những tia hy vọng mới khi Đức Thánh Cha cùng với 30 lãnh đạo tôn giáo ký tuyên bố chung về môi trường để cùng với Hội nghị COP26 hành động đem lại ích lợi hơn cho khí hậu, trái đất lại bị che khuất bởi những trận lũ lụt, sóng thần, cháy rừng tràn lan tại nhiều nơi trên thế giới; …

Đọc tiếp

Đức Giê-Su Ki-Tô – Đường Giao Ước Mới

Trong tiếng Do-thái, từ ‘בְּרִית (berith) có nghĩa là giao ước (covenant). Từ này tương đương với từ ‘διαθηκη’ (diatheke) của Hy-lạp. ‘Giao ước’ là chủ đề chính yếu của nội dung đức tin Ki-tô Giáo. Từ ‘giao ước’ xuất hiện hơn 300 lần trong Kinh Thánh. So với các sách khác trong bộ Tân Ước, tác giả thư gửi tín hữu Do-thái là người dùng từ giao ước (διαθηκη) nhiều nhất. Theo nghĩa thông thường, giao ước được hiểu như là sự ràng buộc giữa hai hay nhiều thực thể, bao gồm quyền lợi, trách nhiệm và chế tài liên quan.

Đọc tiếp

Tín Điều Đầu Tiên Về Đức Maria: Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

Giáo lý Hội thánh Công giáo (GLHTCG) số 509 tóm tắt giáo huấn ấy như sau: “Đức Maria thực sự là ‘Mẹ Thiên Chúa’ vì là Mẹ của Con Thiên Chúa làm người, người Con hằng hữu ấy cũng chính là Thiên Chúa”. Tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” chỉ ra chân lý cao cả của mầu nhiệm Nhập thể, Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Giáo huấn của Giáo hội liên quan đến tư cách làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria có nguồn gốc sâu xa từ trong Thánh kinh và Thánh truyền, và đã được định tín tại Công đồng Êphêsô năm 431. Giáo hội cử hành mầu nhiệm của đức tin Công giáo này vào ngày 1 tháng 1.

Đọc tiếp