Đôi Nét Về Thượng Hội Đồng Giám Mục

Thượng Hội Đồng Giám Mục (THĐGM) là một định chế do ĐGH Phaolô VI thiết lập qua Tự sắc Apostolica Sollicitudo, nhằm đáp lại nguyện vọng của các nghị phụ Công đồng chung Vaticanô II. Các ngài đã thực sự cảm nghiệm tinh thần hiệp đoàn (collégialité)[1] giữa các giám mục cùng với Đức Giáo hoàng đã đem lại hiệu quả lớn cho Công đồng, nên mong muốn có một định chế trong Giáo hội tiếp tục phát huy tinh thần ấy.

Đọc tiếp

Tìm Hiểu Thượng Hội Đồng Giám Mục Giai Đoạn Giáo Phận (10/2021 – 08/2022)

Chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI là Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ. Từ trước đến nay Đại hội Thượng Hội Đồng Giám Mục thường diễn ra như cuộc hội họp các Giám mục cùng với Đức Giáo hoàng và dưới quyền Đức Giáo hoàng, nhưng lần này đây không chỉ đơn thuần là một đại hội của các Giám mục mà còn là hành trình dành cho tất cả các tín hữu, trong đó mỗi Hội Thánh địa phương đảm trách phần vụ không thể thiếu của mình.

Đọc tiếp

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Tiến Trình Tham Gia Thượng Hội Đồng Giám Mục Tại Các Giáo Phận

Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ XVI sẽ họp Đại hội vào tháng 10 năm 2023 với chủ đề Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông – tham gia – sứ vụ. Để toàn thể Dân Chúa tham gia tích cực vào sinh hoạt của Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị tiến hành Thượng Hội Đồng Giám Mục theo ba giai đoạn: Giáo phận, Châu lục, Hoàn vũ. Giai đoạn Giáo phận kéo dài từ tháng 10/2021 – tháng 8/2022.

Đọc tiếp

Kinh Cầu Cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 2023

KINH CẦU CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC 2023 Lạy Chúa Thánh Thần là Ánh sáng Chân lý vẹn toàn, Chúa ban những ân huệ thích hợp cho từng thời đại, và dùng nhiều cách thế kỳ diệu để hướng dẫn Hội Thánh, này chúng con đang chung lời cầu nguyện cho các Giám mục và những người tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới. Xin Chúa làm nên cuộc Hiện Xuống mới trong đời sống Hội Thánh, xin tuôn tràn trên các Mục tử ơn khôn ngoan và thông hiểu, gìn giữ các ngài luôn hiệp thông

Đọc tiếp

Thái Độ Dành Cho Những Người Thuộc Giới Tính Thứ Ba

Giáo Hội Công Giáo không kỳ thị người đồng tính, có nghĩa là: Giáo Hội nhìn nhận trọn vẹn phẩm giá làm người của người đồng tính, chứ không xếp họ vào một thứ bậc thấp hơn hay khinh thường, chê bai họ. Người Công Giáo đồng tính vẫn là con cái của Chúa, vẫn có thể đi lễ, đọc kinh, rước lễ, lãnh nhận bí tích và hưởng tất cả mọi điều mà người khác được hưởng. Nhưng Giáo Hội không đồng ý hôn nhân đồng tính và việc quan hệ đồng tính, vì nó đi ngược lại với quy luật tự nhiên.

Đọc tiếp

Tân Chân Phước Maria LLong: Người Vợ, Người Mẹ, Góa Phụ, Người Che Chở Cho Những Phụ Nữ Mang Thai

Sự tận tâm của Maria dành cho các bệnh nhân lớn lao đến mức cô ấy đã chuyển đến sống ở bệnh viện để được ở gần bên họ. Sau một thời gian, việc phục vụ của cô cũng dành cho những phụ nữ mang thai. Vị nữ tu tuyên bố: “Bất kỳ phụ nữ nào, giàu hay nghèo, quý tộc hay bình dân, người bản xứ hay nước ngoài, khi đang mang thai, đều có thể đến gõ cửa nhà chúng tôi và cánh cửa đó sẽ được mở ra.” Nhiều phụ nữ và những đứa con mới sinh của họ đã được cứu sống nhờ vào phương thức phẫu thuật lấy thai do các bác sĩ của bệnh viện thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Đọc tiếp

Lịch Sử Các Thánh Kitô Giáo

Tác giả không có tham vọng thuật lại cuộc đời của tất cả các thánh nhân Kitô giáo, nhưng chỉ muốn theo dõi sự tiến triển trong quan niệm của các Kitô hữu về thánh nhân trải qua lịch sử, đặc biệt là qua những lối trình bày các khuôn mẫu nếp sống cũng như những cách thức diễn tả lòng tôn kính đối với các thánh. Bài này tóm lại cuốn sách Storia della santità nel cristianesimo occidentale do một nhóm giáo sư đại học Italia biên soạn, được chia làm 6 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, tác giả tập trung vào hai đề tài: 1/ Các nhân vật (những khuôn mẫu điển hình của các vị). 2/ Các chứng tích (những hình thức diễn tả cuộc đời các thánh).

Đọc tiếp