Về Thần Tính Và Ngôi Vị Tính Của Chúa Thánh Thần

Yves Congar cho rằng Tình Yêu và Quà Tặng là tên gọi của Chúa Thánh Thần, theo nghĩa là những tên gọi này diễn tả được mối liên hệ của Người với các Ngôi Vị khác. Trong trật tự Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con. Người là sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con, một sự hiệp thông được bản thể hóa, là niềm vui vinh cửu, là sự hoan lạc và thánh thiện của Ba Ngôi. Chúa Thánh Thần là Ân Huệ nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại, trong lòng mỗi người.

Đọc tiếp

Người Trẻ Với Truyền Thông Công Giáo

Truyền thông Công giáo khác với những việc truyền thông đại chúng khác, không cần tin “giật gân”, không cần số lượng bài nhưng phải là một “thông điệp đẹp”. Đẹp với nghĩa là làm chứng cho Tin mừng, sống và chết để cho Tin mừng được phát triển rộng khắp, chúng ta cũng cần nhớ đến lời của Thánh Phaolô nói với các tín hữu trong cộng đoàn Côrintô: “Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Ki-tô được giao cho chúng tôi viết, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người”[5]

Đọc tiếp

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm Nói Về Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Năm 2021

ĐGM: Cách đây hơn một năm, Bộ Truyền thông của Tòa Thánh xin các hồng y, giám mục thành viên của Bộ mỗi người đề nghị 2 chủ đề cho Ngày Thế giới truyền thông. Bộ sẽ gửi những đề nghị này lên Đức Thánh Cha và tùy ngài chọn. Như thế ít nhất cũng có tới 20 đề nghị. Cuối cùng Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề “Đến mà xem”, và tôi nghĩ chọn lựa đó phản ánh mối quan tâm của ngài đối với hoạt động truyền thông hiện nay trong Giáo hội và xã hội..

Đọc tiếp

Giúp Người Trẻ Thiết Lập “Nguyên Lý Và Nền Tảng” Cho Cuộc Đời

GS.TS Trần Ngọc Thêm chia sẻ rằng: “Bối cảnh hội nhập đòi hỏi xã hội phát triển đi lên. Và khi cần đi lên thì chính các đặc điểm dương tính, hướng ngoại, năng động của giới trẻ là nền tảng cho sự phát triển, là thế mạnh cần được khai thác và phát huy. Xu hướng hoài nghi, thích kiểm chứng, phản biện của người trẻ cũng là một phẩm chất không thể thiếu cho một xã hội phát triển”.[1] Tuy vậy, giới trẻ ở Việt Nam ngày nay cũng bị đánh giá là thế hệ lười đọc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, thích chạy theo những giá trị ảo, bệnh vô cảm, vội vàng. [2]

Đọc tiếp

Phúc Âm Hoá Và Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo HộI Công Giáo

Giáo hội được khai sinh từ công cuộc rao giảng của Đức Kitô và mười hai Tông đồ. Giáo hội là kết quả tất nhiên, trực tiếp nhất và dễ thấy nhất của công cuộc đó: “Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ ở khắp muôn dân” (Mt 28,19).

Phúc Âm hóa là sứ vụ của Giáo hội, mà cũng là một ân huệ của Thiên Chúa, là ơn gọi của Giáo hội, và là chân tính sâu xa nhất của Giáo hội. Nếu không thi hành sứ vụ đó, Giáo hội sẽ không còn trung thành với ý muốn của Đấng sáng lập.

Đọc tiếp

Tròn Một Năm Covid-19: Phản Tỉnh Từ Nhãn Quan Thần Học Luân Lý Y Sinh Học Công Giáo

Đại dịch chết chóc Covid-19 lan rộng và kéo dài đã và đang ảnh hưởng trên các khía cạnh đời sống cá nhân và toàn xã hội. Hậu quả phần lớn là tiêu cực, tuy nhiên nếu mỗi người biết nhìn cách lạc quan, nhưng không kém thực tế: “Khi bầu trời tối đủ, thì bạn có thể nhìn thấy các vì sao” [3], thì từ đó có thể rút ra các bài học hữu ích cho mình và cho xã hội. Bài viết này phản tỉnh thêm về vài vấn nạn nảy sinh khi nhân loại loay hoay tìm cách vượt thắng đại dịch này và nỗ lực khắc phục những hậu quả của nó.

Đọc tiếp