Trực Tiếp Chương Trình Nghệ Thuật “Gánh Nhau Trong Đời”

Trong hai ngày 20 và 21 tháng 10 vừa qua, thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã dẫn đầu đoàn cứu trợ khẩn cấp đến Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Hà Tĩnh để ứng cứu thực phẩm và tài chánh giúp bà con sinh tồn. Cảm thương trước thảm cảnh của bà con đang ngụp lặn giữa “biển nước” mênh mông để vật vã sinh tồn và thoi thóp sinh nhai, đoàn cứu trợ đã trăn trở nghĩ đến những ngày tháng trước mặt: phải chung vai xắn tay giúp bà con vùng bão lũ phục hồi cuộc sống. Từ những trăn trở giữa tâm lũ, thành ý thực hiện đêm nghệ thuật GÁNH NHAU TRONG ĐỜI đã được thai nghén.

Đọc tiếp

Mùa Chờ Đợi

Mùa Vọng tức là mùa chờ đợi: Hòn Vọng Phu là hình tượng người vợ chờ chồng đến hóa thành đá, vì chồng đi chinh chiến đã không bao giờ trở về: đó là hình tượng bi thảm của chiến tranh, đó cũng là hình tượng cao đẹp về người phụ nữ Việt Nam.

Mùa Vọng mời chúng ta nhìn lên trời chờ Chúa đến. Như vậy có phải là làm ngược lại lời của “hai người áo trắng” nói với các môn đệ và sẽ “hóa đá” như người chinh phụ không?

Đọc tiếp

Thông Báo Phát Hành Huấn Thị Của Bộ Giáo Sĩ

Ngày 20/07/2020, Tòa Thánh đã công bố Huấn thị về việc “hoán cải mục vụ của cộng đồng giáo xứ để phục vụ cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo hội”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn Huấn thị này vào ngày 27/06/20 và được Bộ Giáo sĩ ban hành ngày 29/06/20.

Nay, Phòng Phát hành trực thuộc Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam phổ biến bản dịch chính thức và phát hành Huấn thị nói trên.

Huấn thị cải tổ mục vụ cộng đoàn giáo xứ để phục vụ sứ vụ loan báo Tin Mừng

Đọc tiếp

Kỷ Vật Liên Quan Đến Ngày Thiết Lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24/11/1960)

Sau một chốc suy nghĩ tôi mới nói: Lạc khoản “Việt Nam Cộng Hòa Canh Tý đông” cho ta biết bức hoành này xuất hiện vào mùa đông năm Canh Tý (1960). Mùa đông năm Canh Tý (1960) bắt đầu vào ngày 7/11/1960 (19/9/Canh Tý). Mùa đông năm Canh Tý (1960) có một sự kiện quan trọng liên quan đến Giáo hội Việt Nam, đó là vào ngày 24/11/1960 Đức Giáo hoàng Gioan XXIII ban sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam. Với sắc chỉ này Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục đang là “Đại diện Tông Tòa tại Vĩnh Long với hiệu tòa Saesinensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Huế”.

Đọc tiếp

Bốn Cụm Từ Về Chúa Giêsu Mà Bạn Không Bao Giờ Nên Nói Với Con Mình

Như cô bé Anna nói trong cuốn sách Mister God, This Is Anna, (Thưa Ông Chúa, cháu là Anna đây) chúng ta có thể đặt Chúa vào những chiếc hộp nhỏ. Chúng ta thường giới thiệu cho trẻ em về một vị Chúa “hữu ích”, chẳng hạn như một người phát thưởng, một người làm phép lạ, một người giải thích được mọi chuyện, hoặc thậm chí là một ông ba bị (ông kẹ). Những cụm từ như vậy có thể ảnh hưởng đến con cái chúng ta mãi mãi. Dưới đây là một vài ví dụ về các câu cần tránh sử dụng.

Đọc tiếp

Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11-2020

Mặc dù ngày “Nhà Giáo Việt Nam” đầu tiên được công bố và tổ chức trang trọng vào ngày 20.11.1982, nhưng từ bao đời trong lòng con dân Đất Việt đã khắc ghi và biểu lộ một cách sâu xa tâm tình “tôn sư trọng đạo”, để tôn vinh lòng tận tụy và kiên nhẫn của những người thầy trong cuộc sống. Chỉ còn ít ngày nữa thôi, ngày Tết Nhà Giáo sẽ đến, một cơ hội thật tốt để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy trong cuộc sống của mình, là cơ hội thật ý nghĩa, để toàn xã hội tri ân tới những người đã dấn thân cho sự nghiệp trồng người cao cả, . . .

Đọc tiếp

Vai Trò Của Tôn Giáo Trong Thời Đại Ngày Nay

Lúc ban đầu, cách đây hơn 40 năm, giải Templeton được mô tả là giải thưởng cho “sự tiến bộ trong tôn giáo”. Vào thời điểm đó, nhiều người lấy làm khó chịu về sự nối kết giữa “tiến bộ” và “tôn giáo”. Nhiều tín hữu tin rằng trong tôn giáo, không cần có sự tiến bộ vì tôn giáo chỉ là người canh giữ và bảo vệ trật tự vững chắc trong xã hội. Nhiều người-không-tin lại cho rằng tôn giáo không thể có bất kỳ tiến bộ nào, và chủ nghĩa thế tục là tiếng nói cuối cùng của sự tiến hóa về mặt văn hóa. Một thế hệ sau, Jurgen Habermas tuyên bố rằng ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới hậu-thế-tục (post-secular).

Đọc tiếp