Ca Hiệp Lễ Và Bài Ca Sau Rước Lễ

Trong nghi thức hiệp lễ, thực ra có hai loại bài ca chứ không phải một loại như nhiều người lầm tưởng. Đó là ca hiệp lễ và bài ca sau rước lễ.

Trong Sách lễ Roma, mỗi Bài lễ đều có ghi ca hiệp lễ dùng để đọc trong trường hợp không hát ca hiệp lễ như chỉ dẫn của Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (QCSL) số 87: “Nếu không hát, thì giáo dân, hoặc một vài giáo dân hay độc viên, đọc ca hiệp lễ ghi trong Sách lễ. Nếu không có ai khác, thì chính vị tư tế đọc sau khi đã rước lễ, và trước khi cho tín hữu rước lễ”. Đọc ca hiệp lễ là vì:

Đọc tiếp

Sự Tiến Triển Trong 50 Năm Qua Của Các Giáo Huấn Luân Lý Công Giáo Chính Thức Về Hôn Nhân

Trên phạm vi toàn cầu, Công Đồng Vatican II được thừa nhận chính là một bước ngoặt trong công cuộc canh tân đời sống Công giáo. Mặc dù đã có những cuộc tranh luận khác nhau liên quan đến việc giải thích những giáo huấn của Công đồng trong 50 năm qua[1], nhưng rõ ràng là đã có những tiến triển ấn tượng trong giáo huấn chính thức liên quan đến giáo lý Công giáo, thường dựa trên chính những giáo huấn của Công đồng. Ví dụ, Margaret Farley trình bày những thay đổi căn cơ trong nhận thức của Giáo hội về tính dục con người bằng ngôn ngữ sinh động khi bà viết rằng:

Đọc tiếp

Ủy Ban Thánh Nhạc: Thư Mời Hội Thảo Lần Thứ 46 Ngày 20-10-2020

Kính gửi: Quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ, Nhạc sĩ và quý vị

Trân trọng kính mời quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ, Nhạc sĩ và quý vị đến tham dự:

Buổi Hội Thảo Thánh Nhạc Toàn Quốc lần thứ 46, lúc 8g00, thứ Ba 20-10-2020 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp.HCM. số 6 bis Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

Đọc tiếp

Thánh Mátthêu Tông Đồ, Ngày 21 Tháng 9

Những người thu thuế trong những ngày đó là những người bị xã hội ruồng bỏ. Những người Do Thái sùng đạo xa tránh họ vì họ thường không trung thực. Công việc không có lương và họ được cho là kiếm lợi bằng cách lừa những người mà họ thu thuế. Những người Do Thái yêu nước và theo chủ nghĩa dân tộc ghét họ vì họ là tay sai của chính quyền La Mã, những kẻ chinh phạt, và căm thù họ với một lòng căm thù gấp bội nếu họ (giống như Mátthêu) là người Do Thái, vì họ đã đi theo kẻ thù, đã phản bội dân tộc của họ vì tiền. Vì vậy, trong các Tin Mừng, chúng ta thấy những người thu thuế (công chức) được đề cập đến như một thứ điển hình của những người tội lỗi và bị khinh miệt. 

Đọc tiếp

ĐC Crepaldi: ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, “Một Câu Chuyện Kitô Hữu Tuyệt Vời”

“Không bao giờ than vãn và hoàn toàn phó mình cho Thiên Chúa, nguồn hy vọng cuối cùng. Một câu chuyện Kitô hữu tuyệt vời”. Đức cha Giampaolo Crepaldi, Tổng Giám mục Genoa đã có những lời ca ngợi Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận như trên trong cuộc phỏng vấn của Vatican News nhân dịp 18 năm ngày mất của Đấng Đáng Kính. Đức cha Giampaolo Crepaldi, người sáng lập và chủ tịch “Đài quan sát Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận về Học thuyết xã hội của Giáo hội” và là cộng tác viên thân cận của ngài trong sứ vụ là thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, trong lúc Đức Hồng y là Chủ tịch Hội đồng từ 24/6/1998 đến16/9/2002.

Đọc tiếp

Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Các Bí Tích: Hãy Vui Mừng Trở Lại Với Thánh Lễ

WHĐ (15.9.2020) – Ngày 11 tháng 09 vừa qua, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích công bố thư của Đức Hồng y Bộ trưởng gửi các Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo về việc cử hành phụng vụ trong và sau thời gian đại dịch COVID-19 với chủ đề HÃY VUI MỪNG TRỞ LẠI VỚI THÁNH LỄ.

Ủy ban Phụng tự xin giới thiệu bản Việt ngữ của thư này.

Đọc tiếp

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi

Tước hiệu “Đức Mẹ Sầu Bi” tập trung vào các nỗi thống khổ của Đức Maria trong cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, luôn luôn kết hợp Đức Mẹ với Người Con đau khổ của Mẹ. Lễ này được cử hành như kết thúc tuần bát nhật mừng sinh nhật Đức Mẹ mùng 8 tháng 9. Như thế, ít nhất kể từ thế kỷ thứ mười hai, người Công giáo đã nhận ra bảy sự kiện trong cuộc đời của Đức Maria đã gây ra nỗi đau buồn lớn cho Mẹ. Đó là lý do tại sao hình ảnh Đức Mẹ Maria với tư cách là Đức Mẹ Sầu Bi thường cho thấy Mẹ với bảy thanh gươm xuyên thủng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Đôi khi Mẹ cũng được biểu trưng bằng một trái tim có cánh bị đâm bằng bảy thanh kiếm. Những thanh kiếm tượng trưng cho những nỗi đau buồn của Mẹ.

Đọc tiếp