Lễ Suy Tôn Thánh Giá

Trong khi các chính quyền ngoại giáo coi thập giá là dấu hiệu của sự thất bại, đau khổ, đe dọa và thất bại, thập giá có ý nghĩa rất khác đối với các Kitô hữu. Đối với chúng ta, thập giá là khí cụ cứu rỗi chúng ta, từ đó Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ vụ vĩ đại nhất của ngài: cứu chuộc thế giới. Vậy, thập giá của Chúa Kitô là một lời nhắc nhở về tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa đối với mọi người nam cũng như nữ và trẻ em; thập giá là nguồn ơn tha thứ, hòa giải và bình an của chúng ta; thập giá là phương tiện để mọi người được hiệp thông tham dự vào sự sống và tình yêu của Thiên Chúa; đó là ngai vàng mà trên đó Chúa Giêsu đã thiết lập vương quốc của Thiên Chúa trong chính ngôi vị của ngài.

Đọc tiếp

Tin Giả Về “Sách Lễ Roma 2020”

WHĐ (11.9.2020) – Những ngày qua, địa chỉ vivuathutam@gmail.com đã gửi email đến địa chỉ văn phòng Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam và nhiều Đức cha một email với chủ đề thông báo về “SÁCH LỄ ROMA 2020 BUỘC ÁP DỤNG TỪ NGÀY 04-04-2021”. Sáng ngày 11 tháng 09 năm 2020, Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giám mục giáo phận Bà Rịa và Chủ tịch Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam xác nhận đây không phải là thông báo chính thức của Ủy ban Phụng tự và từ văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Đọc tiếp

Cuộc Hải Hành Của Cha Francisco De Pina Đến Đàng Trong (1608)

Cho đến bây giờ, tôi đã hiểu biết rằng lúc ban đầu, các nhà truyền giáo muốn phát triển chữ QN không phải để cho quần chúng người Việt mà là cho chính mình vì học và viết tiếng Nôm quá khó khăn. Vì thế, đó mới chính là động cơ thúc đẩy họ đã chế tạo ra chữ QN, nhưng tôi vẫn thắc mắc không rõ ràng cho lắm cách thức mà họ đã thực hiện. Hiện giờ tôi chỉ biết bốn vị tiền phong trong công cuộc tìm hiểu chữ Quốc Ngữ. Đó là Cha Francisco de Pina (1586-1625); sau đó là Cha Gaspar d’Amaral (1594-1646)[2], Cha Antonio Barbosa (1594-1647)[3] và cuối cùng là Cha Alexandre de Rhodes (1593-1660).

Đọc tiếp

Thông Báo Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Ngày 5.9.2020

Trong đại hội XIV dịp tháng 10/2019 tại Hải Phòng, HĐGM đã quyết định họp thường niên kỳ II -2020 tại Huế, mục đích là để chủ trì lễ cung hiến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang dự kiến cuối kỳ họp. Nay vì đại dịch gây trở ngại chưa hoàn thành được, lễ cung hiến phải hoãn đến năm 2021. Xin quý Đức Cha và các cấp bề trên thông báo rộng rãi năm nay chưa cung hiến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang được.

Đọc tiếp

Thánh Lễ Tạ Ơn Kết Thúc Sứ Vụ Của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất Và Khởi Đầu Sứ Vụ Của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên

Nhân ngày Lễ Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, vào lúc 09g00 sáng nay ngày 08.09.2020, tại nhà thờ Chính tòa Sơn Lộc, Giáo phận Hưng Hóa tổ chức Thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ Giám mục Chính tòa của Đức cha Gioan Maria Vũ Tất và khởi đầu sứ vụ Giám quản Tông tòa của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên.

Đọc tiếp

Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

Tất nhiên, chúng ta không thể biết chắc chắn Mẹ Thiên Chúa được sinh ra vào thời điểm nào, nhưng Giáo hội đã kỷ niệm ngày sinh của Mẹ Maria ít nhất là từ thế kỷ thứ sáu. Như thế, gần 15 thế kỷ nay, người Công giáo đã kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh nữ Maria, gọi là lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria.[1]

Giáo hội Công giáo kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria với tư cách Mẹ là con của Thánh Gioakim và Thánh Anna, vào một ngày cố định truyền thống là ngày 8 tháng 9, chín tháng sau lễ Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ ngày 8 tháng 12.[2]

Đọc tiếp

Giám Mục Bá Đa Lộc: Một Con Người Không Di Chuyển Và Một Guồng Máy Đang Chuyển Động

Đức cha Bá Đa Lộc là một gương mặt nổi bật của Giáo hội tại Việt Nam thế kỷ 18. Ngài là vị Đại diện Tông tòa thứ bảy của giáo phận Đàng Trong.

Bài viết này như một chia sẻ hướng đến việc chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1960-2020), qua việc ôn lại lịch sử với một nhân vật đã ghi dấu ấn trong thế kỷ 18: Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), tức Giám mục Adran. Việc ‘ôn cố’ này xin được giới hạn trong phạm vi nhắc lại đôi nét hành trạng và cảm nhận về hai bài văn tế của chúa Nguyễn Phúc Ánh và thái tử Cảnh trong tang lễ Đức cha Bá Đa Lộc tại Sài Gòn năm 1799.

Đọc tiếp