Tự Sự Của ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn Nhân Kỷ Niệm 27 Năm Giám Mục

Chu toàn nghĩa vụ Giám mục quả không phải là chuyện dễ dàng, cho dẫu đó là một ân huệ lớn lao. Trong bài giảng lễ ngày hôm qua, cha Tổng đại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân đã cho thấy điều này. Đặc biệt, khi tóm tắt cuộc đời của của ĐHY, Cha Inhaxiô đã nhấn mạnh những trải nghiệm mục vụ của ĐHY, với một số nét trùng hợp đặc biệt giữa ngài với Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, ví dụ cả hai đều nhận Tổng Giáo phận Sài Gòn vào đúng ngày mùng hai tháng Tư (1961 và 1998). Nhìn vào những ứng xử khôn ngoan và nhân hậu của ĐHY, cha Tổng đại diện khẳng định: ĐHY đã sống trọn châm ngôn của ngài là yêu thương ‘như Thầy đã yêu’.

Đọc tiếp

Nóng Giận Trong Đời Sống Gia Đình Và Xã Hội

Ðược sử dụng tốt, cơn giận dùng vào cuộc vận hành tốt của các mối quan hệ nhân bản giữa các vợ chồng, những người yêu nhau, bạn hữu, cha mẹ và con cái, hoặc người chủ và nhân viên. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là để bảo vệ những biên giới và giá trị của mình, và đôi khi phải làm điều đó cách kịch liệt. Nghịch lại những gì xảy ra khi người ta tỏ thái độ dửng dưng hoặc bạo lực phản hồi thì sự bộc lộ đúng của cơn giận bao hàm ước muốn tái lập mối liên hệ. Sự khẳng định mình, dù có nóng nảy, luôn tìm cách cất đi những trở ngại cho hiệp thông và tình yêu.

Đọc tiếp

Tình Yêu – Tính Dục – Hôn Nhân: Những Thách Đố Của Người Trẻ

Nhưng có phải người nam và người nữ hấp dẫn nhau chỉ vì nhu cầu của tính dục không, hay còn vì những giá trị gì khác nữa? Người ta thường bảo rằng “con tim có lý lẽ riêng mà lý trí không biết.”

Tại sao người ta hồi hộp rung động trước người này mà trơ lì trước người khác? Khoa học lâu nay luôn đi tìm, nhưng vẫn chưa có được những câu trả lời nào thuyết phục nhất. Người ta vẫn đang đi tìm giá trị đích thực của tình yêu và tính dục. Quan điểm của Giáo Hội về tình yêu và tính dục trong đời sống hôn nhân như thế nào?

Đọc tiếp

Tuổi Trẻ Và Lời Chúa

Người trẻ là tầng lớp năng động nhất của bất cứ xã hội nào và là giai đoạn quyến rũ nhất của cuộc đời. Khi chúng ta nghĩ đến tuổi trẻ, chúng ta thường nghĩ đến tất cả những gì là đẹp trong cuộc sống như thời trang, thể thao, nghệ thuật, truyền thông, những công nghệ mới, vui đùa, mạo hiểm, những mối liên hệ, chủ nghĩa lý tưởng, sáng tạo và những giấc mộng lớn. Như vậy, tuổi trẻ không chỉ là một giai đoạn của tuổi đời mà còn là một trạng thái tâm hồn và một thái độ. Hãy nhớ rằng gần 50% dân số thế giới là dưới 25 tuổi – đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới trẻ!

Đọc tiếp

Những Nguyên Nhân Đưa Tới Bất Hạnh

Có thể bạn cho rằng do cô đơn, do bị đàn áp, do chiến tranh, do hận thù hay do vô thần. Nhưng như thế là bạn đã lầm.

Chỉ có một nguyên nhân duy nhất đưa tới bất hạnh: đó là do bạn đã có những tin tưởng sai lầm trong đầu mình, những sự tin tưởng phổ biến và được nhiều người tin nhận tới mức bạn chưa bao giờ đặt vấn đề về chúng. Chính vì những tin tưởng sai lầm này mà bạn nhìn thế giới và cả bản thân mình một cách lệch lạc.

Đọc tiếp

Môsê, Êlia Và Chúa Giêsu: Tại Sao Tất Cả Các Vị Ở Cùng Với Nhau Trong Cuộc Biến Hình?

Sự tập họp khác thường này có ý nghĩa cánh chung sâu sắc. Và nhìn vào một từ duy nhất trong tiếng Hy Lạp gốc có thể giúp giải mã điều đó.

Biến hình, sự kiện duy nhất trong đó Chúa Giêsu xuất hiện rạng rỡ trong vinh quang trên núi, cùng với Môsê và Êlia, được mô tả một cách tinh tế trong các Tin Mừng nhất lãm (Mátthêu, Máccô và Luca), được đề cập trong Thư thứ hai của Thánh Phêrô và, theo một số người, kín đáo ám chỉ trong sách Tin Mừng Thánh Gioan (“Chúng tôi đã được ngắm vinh quang của Ngài, vinh quang như của Con một tự nơi Cha”,…Gioan 1: 14), Gioan là một trong ba sứ đồ​​ (với Phêrô và Giacôbê) đã chứng kiến phép lạ này.

Đọc tiếp

Tin Giả Và Kinh Thánh: Lời Nào Đáng Tin?

Đức thánh cha đã dành riêng sứ điệp của ngài cho hiện tượng “tin giả” (fake news) nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 52. Theo Đức Phanxicô, “Hiệu quả của tin giả phụ thuộc trước hết là vào khả năng bắt chước các tin tức thực sự, đến mức xem ra có vẻ hợp lý. Thứ nữa, cái thông tin này tuy giả nhưng trở nên đáng tin nếu nó “nắm bắt” được sự chú ý của người dân bằng cách đánh trúng các thành kiến và những định kiến xã hội, và khai thác được những cảm xúc bộc phát như lo lắng, căm hờn, tức giận và thất vọng”.[2]

Đọc tiếp