Nhóm Trừ Quỷ Được Vatican Công Nhận Đưa Ra Các Hướng Dẫn Về “Kiểm Soát Phẩm Chất”

Một nhóm các nhà trừ quỷ được Vatican công nhận đã đưa ra một cuốn cẩm nang mới cho các nhà thực hành nghi thức trừ quỷ của Giáo hội, trong số nhiều hướng dẫn khác, cẩm nang này khẳng định rằng năng quyền thực hiện việc trừ quỷ thuộc về các linh mục được giám mục giáo phận của các linh mục đó chỉ định và không bởi ai khác. Theo số liệu của nhóm này, động thái này phản ứng với nhận thức rằng có quá nhiều nhà trừ quỷ giả mạo, cả giáo sĩ và giáo dân, là những người tuyên bố thực hiện việc trừ quỷ nhưng thực ra họ không được phép làm như vậy.

Đọc tiếp

Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng: Họp Mặt 2020

Mở đầu cho ngày họp mặt, Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long gửi đến cộng đoàn về: “Phúc âm hóa văn hóa, còn gọi là Hội nhập Văn Hóa, Tin Mừng Hóa văn hóa”. Điểm chính yếu trong buổi nói chuyện này, Đức Cha nêu tâm tư làm sao để hội nhập và rồi Đức Cha gợi ý: Khởi đầu là cộng đồng Kitô hữu địa phương, người khác thấy cộng đoàn Kitô hữu sống đức tin. Rao giảng: cho người ta tin, sống đức tin, sống lời Chúa Kitô, được cứu rỗi nhờ Chúa Kitô (trở về với Chúa Kitô). Phải có sự kiên nhẫn, đối thoại. Để kết, Đức Cha nói rằng vai trò mỗi người Kitô hữu phải giới thiệu Chúa và làm cho mọi người được hưởng ơn cứu độ.

Đọc tiếp

Họp Mặt Ủy Ban Giáo Dân, Giáo Tỉnh Huế Năm 2020

Trong hai ngày 21 và 22/7/ 2020, Đức cha chủ tịch Uỷ ban Giáo dân (UBGD) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) Giuse Trần Văn Toản đã có cuộc gặp gỡ với các Cha Trưởng Ban, Phó Ban và các Thành Viên của Ban Giáo Dân của 6 Giáo phận trong Giáo Tỉnh Huế (gồm có: Tổng Giáo phận Huế, và các Giáo phận: Đà Nẵng, Kon Tum, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn và Nha Trang) tại Tòa Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột. Cùng đồng hành với Đức Cha Chủ Tịch có Cha An-tôn Hà Văn Minh, Quản xứ Chính Tòa GP Phú Cường – Thư ký UBGD và Cha Giuse Phạm Thanh Liêm SJ, nguyên Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam – Trưởng Ban Nghiên huấn của UBGD.

Đọc tiếp

Anrê Phú Yên

Khi nói đến lịch sử khởi công xây dựng Giáo Hội tại Việt Nam, người ta có thói quen đưa ra một vài nhân vật lịch sử lớn, đặc biệt là nhân vật Ðắc Lộ. Ðiều nầy không có gì cần phải cải chính. Nhưng lịch sử của Anrê còn chứng tỏ rằng Giáo Hội cũng đã được xây đắp nhờ vào những nỗ lực của số đông giáo dân Việt Nam thuộc những thế hệ đầu tiên. Ở vào thời của Anrê, thừa sai chỉ thỉnh thoảng mới có thể đến, và không thể sống thường xuyên ở trong nước. Chính vì lý do nầy mà những thầy giảng phải lên phiên thay thế họ. Anrê là tiêu biểu cho tất cả những thừa sai Việt Nam vô danh nầy, là những anh hùng trong cuộc sống trước khi tỏ ra anh hùng trong khi chết.

Đọc tiếp

“Sách Đạo” Vào Thế Kỷ Đầu (tk. XVII) Của Lịch Sử Công Giáo Ở Việt Nam

Sách Công giáo, – trong cộng đồng Công giáo, cũng được gọi là “sách đạo”, – đã đóng một vai trò tương đối quan trọng trong công cuộc loan báo Tin Mừng ở Việt Nam, ngay từ những buổi đầu, tức vào thế kỷ XVII. Sách đã được đề cập đến một cách khá thường xuyên trong các tài liệu đương thời của các thừa sai. Nhà cầm quyền Việt Nam, ở Đàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài, có lẽ cũng đã hiểu rất rõ tầm quan trọng này, nên trong số các biện pháp đưa ra nhằm ngăn cấm việc truyền bá Công giáo, thường có biện pháp tịch thu và đốt sách đạo.

Đọc tiếp

Chương Trình Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang Lần Thứ 32

Trân trọng kính mời mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam Quốc nội và Hải ngoại về tham dự
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG LẦN THỨ 32 TỪ 12 ĐẾN 15/8/2020
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, đại dịch Covid-19 mỗi lúc một nghiêm trọng, chủ đề được chọn cho Đại hội là:
“NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN”

Đọc tiếp