Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Thờ Giáo Xứ Việt An – 10/10/2018

Việt An là danh xưng của một giáo xứ non trẻ (thành lập từ năm 2012 tách ra từ giáo xứ Hà Lam thuộc hạt Tam Kỳ) nhưng lại có một lịch sử lâu dài (hình thành từ những năm 30 của thế kỷ trước – chính xác là năm 1939 thuộc giáo xứ An Sơn cựu trào) của giáo phận Đà Nẵng. Giáo xứ Việt An hiện có khoảng 700 giáo dân sinh sống trên địa bàn của các xã thuộc 3 huyện Thăng Bình, Hiệp Đức, Phước Sơn trên quốc lộ 14E và vài làng xã thuộc huyện Quế Sơn, giáp ranh Hiệp Đức. Ngôi nhà thờ mới tọa lạc trên đỉnh dốc của cung đường quốc lộ 14E trên địa bàn thôn Nhì Đông, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức. Để có được ngôi nhà thờ “mơ ước” này, cộng đoàn dân Chúa giáo họ Việt An nói riêng, đặc biệt các linh mục quản xứ và giáo dân Hà Lam đã phải rất kiên trì và nỗ lực, từ những năm 1976

Đọc tiếp

Giáo Xứ Hòa Cường Mừng 60 Năm Thành Lập

Ngày 06/10/2018, Cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Hòa Cường tổ chức mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ (1958-2018). Theo truyền thống giáo xứ, thánh lễ mừng kỷ niệm thành lập thường được tổ chức vào dịp lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời,  bổn mạng của giáo xứ: nhưng trong dịp đại lễ mừng bổn mạng 15/8 vừa qua, vì có nhiều nghi lễ (các em lãnh nhận bí tích xưng tội, rước lễ lần đầu và bí tích thêm sức) được cử hành, nên cha quản xứ đã xin phép Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận được tổ chức mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ vào ngày 06/10, theo lịch vụ phụng vụ là lễ nhớ Thánh tử đạo Phanxicô Nguyễn Văn Trung mà Nhà thờ Giáo xứ Hòa Cường được vinh hạnh lưu giữ thánh tích của ngài.

Đọc tiếp

Lễ Mẹ Mân Côi

Năm 1885 thời Văn Thân, Mẹ đến cứu đoàn con của Mẹ ở Trà Kiệu. Quân Văn Thân đầy đủ súng đạn, có cả đại bác và voi trận. Giáo dân Trà Kiệu làm sao chống  nổi. Vì thế, họ đã lập bàn thờ Mẹ. Đốt nến hai bên. Lần chuỗi suốt ngày đêm van xin Mẹ. Mẹ đã hiện ra trên nóc nhà thờ, đứng hai bên Mẹ là hai đoàn thiên thần mặc áo trắng và đỏ. Mẹ đứng che chắn đạn quân Văn Thân bắn vào nhà thờ, và vào con cái Mẹ.

Chuỗi Mân Côi là thuẫn đỡ, là khiên che, là sức mạnh. Nên Các Thánh Tử Đạo VN đã hết sức siêng năng lần chuỗi.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm B

 Bài Tin Mừng : Người vừa dạy các tông đồ dẹp bỏ “cái tôi cá thể” thì ông Gioan lại chìa ra “cái tôi tập thể” : “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thày mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” (Mc 9,38). Thế ra theo Thầy không đủ, phải theo chúng con nữa ! Ông muốn thầy trò trở thành một nhóm. Đức Giê-su đưa ra một nguyên tắc cởi mở : “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40).

Áp dụng nguyên tắc cởi mở ấy, Thánh Mác-cô gom vào đây những lời giáo huấn về thái độ phải có đối với những người bé mọn.

Đọc tiếp

Các Gia Đình Và Hội Đoàn Hôn Nhân Gia Đình Giáo Phận Hành Hương Năm Thánh Tại Phước Kiều – Chúa Nhật 23/9/2018

Theo lịch cử hành năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cấp giáo phận, Chúa Nhật 23/9/208 là ngày hành hương về Đền Thánh Phước Kiều của giới Người Cha, Người Mẹ cùng với 2 đoàn thể Thăng Tiến Hôn Nhân Gia đình và Canh tân Đời sống Hôn nhân của giáo phận. Vì địa điểm hành hương hạn hẹp, nên ban Mục vụ Hôn nhân Gia đình giáo phận đã có thông báo mời đại diện các giới của 50 giáo xứ, giáo họ biệt lập (mỗi đơn vị 10 thành viên thuộc 2 giới và mỗi hội đoàn từ 20-30 thành viên chính thức)

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm B

Như Chúa Nhật trước, Chúa Nhật XXV tuần này nêu bật viễn cảnh về cuộc Tử Nạn và Phục Sinh được Đức Giê-su loan báo lần thứ hai theo sách Tin Mừng Mác-cô. 

Khi đến thành Ca-phác-na-um, vào trong nhà, Đức Giê-su hỏi các môn đệ: “Dọc đường, anh em tranh luận với nhau về chuyện gì vậy?”. Các ông làm thinh, không ai dám thú nhận điều làm họ bận lòng trên đường. Nhưng Đức Giê-su không cần ai nói với Ngài. Vả lại, bài học mà Ngài sắp cho họ có thể giúp cho họ hiểu một cách gián tiếp những lời của Ngài mà vào giây phút này, họ đã không thể hiểu được: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm B

 Bài Tin Mừng: “Datô” chính là chữ “Kitô”. Trong  BTM hôm nay, thánh Phêrô đã tuyên xưng Chúa Giêsu  : “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29). “Kitô” nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu, là Đấng được Thiên Chúa sai đến, Đấng Thiên sai.

Đối với người Do Thái bấy giờ, chữ “Kitô” được hiểu là một ông vua, một vị tướng được Thiên Chúa sai đến, để đánh đuổi quân xâm lược Rôma, dành lại nền độc lập cho nước Do Thái. Chúa Giêsu không phải là người làm chính trị, làm quân sự; song là Đấng cứu thế xóa tội trần gian. Vì thế , Chúa mới bảo thánh Phêrô : Đấng Kitô là Đấng “phải đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8,30).

Đọc tiếp