Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm B

Bài Tin Mừng : Thánh Luca tường thuật câu chuyện Chúa sống lại gặp hai môn đệ trên đường Emmau. Chúa nói : “Khi còn ở với anh em, Thầy đã nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ, và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói : “Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba , từ cõi chết sống lại” (Lc 24,44-46).

Đọc Lời Chúa trong những tuần lễ Phục sinh, chúng ta thấy vai trò  quan trọng của Kinh Thánh trong biến cố Chúa sống lại. Thánh Luca cũng kể lòng hai môn đệ bừng cháy khi Chúa giải thích Kinh Thánh, mà cuối cuộc hành trình còn nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh. Liên kết hai phần Kinh Thánh và bẻ bánh, chúng ta nhận ra đó là thánh lễ gồm hai phần : Lời Chúa và Thánh Thể.

Đọc tiếp

Thánh Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa Tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Đà Nẵng

Ngày 23/4/1995, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cử hành Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa ngay tại Trung Tâm Lòng Chúa Xót Thương được thiết lập cho giáo phận Rôma tại thánh đường Chúa Thánh Thần ở Sassia; sau đó, vào ngày 30/4/2000 dịp Năm Thánh Cứu độ, Đức Thánh  GH Gioan Phaolô II  đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập và ấn định ngày lễ kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) phát triển sâu rộng trên khắp Giáo hội hoàn vũ.

Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 90, phong trào sùng kính LTX Chúa bắt đầu hiện diện một cách âm thầm và tự phát. Tại giáo phận Đà Nẵng phong trào sùng kính LTX Chúa cũng xuất hiện vào những năm giữa thập niên 90, Cố LM Giuse Đinh Mạnh Phú đã phân phát các tài liệu về LTX Chúa cho các cha và từ đó các nhóm nhỏ tín hữu sùng kính LTX Chúa ra đời và phát triển ngày càng một nhân rộng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm B

Bài Tin Mừng: Thánh lễ hôm nay nói về thánh Tôma. Thánh Tôma cứng lòng tin. Thánh Tôma cứng đầu cứng cổ.

Trong bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu nói : “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi” (Ga 14,3-4). Thánh Tôma đáp lại : “Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường” (Ga 14,5).

Tin Mừng thánh lễ hôm nay càng bày tỏ tính ngang bướng của thánh Tôma. Đã không có mặt khi các anh em tông đồ họp mặt, lại còn gân cổ cãi : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25).

Đọc tiếp

Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2018 Tại Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận Đà Nẵng

Sách Nghi thức Tuần Thánh nói về ý nghĩa của đêm Canh thức Vượt Qua như sau: “Việc tưởng niệm Chúa Ki-tô chịu chết và sống lại đạt tới điểm cao nhất trong Đêm Vượt Qua, là đêm thánh của người Ki-tô hữu. Theo như lời Thánh Âu-tinh nói, cuộc họp mừng đêm nay là mẹ của hết mọi buổi canh thức phụng vụ. Chúa Ki-tô đã dạy các môn đệ phải canh thức để đợi chờ Tân Lang đến (Mt 25,13), vì thế người Ki-tô hữu có dành một phần ban đêm để cầu nguyện thì cũng là chuyện bình thường. Nhưng không có đêm nào thích hợp cho một cuộc họp mừng phụng vụ bằng đêm Vượt Qua: đây là đêm dân It-ra-en ăn thịt chiên và được cứu thoát, là đêm họ đi bộ qua biển Đỏ; đây là đêm Chúa Ki-tô đập tan xiềng xích tử thần và từ âm phủ khải hoàn đi lên; đây còn là đêm Giáo hội, ngay từ buổi đầu, vẫn chờ mong Chúa trở lại.” (Sách Nghi thức Tuần Thánh, Nhóm Phiên dịch CGKPV, 2003, trang 142).

Đọc tiếp

Bài Giảng Lễ Của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh 2018

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta thinh lặng chiêm ngắm ngôi mộ của Chúa Giêsu Kitô. Đây chính là thời gian của thinh lặng và chờ đợi, giờ phút này ngôi mộ an táng Chúa Giêsu như đang mở ra để mời gọi chúng ta cũng đặt để vào đó những ồn ào náo nhiệt của cuộc sống, để cùng Ngài sống lại trong cuộc sống mới. Bởi vì hạt giống có thối đi mới nảy mầm và sinh bông hạt. Sự trống vắng lặng lẽ của ngôi mộ có thân xác Đức Giêsu là biểu hiện của một sức sống mới đang chuẩn bị bừng dậy. Sự thinh lặng của ngôi mộ là sự khởi đầu của một bài ca khải hoàn đang âm thầm vang lên. Thinh lặng và sự trống vắng đã trở thành sung mãn, sự mất mát đã trở thành hy vọng, cái chết đã trở thành dấu chỉ của tình yêu đến tận cùng. Đó chính là sứ điệp mà giáo hội muốn gửi tới chúng ta trong ngày thứ Bẩy Thánh đêm nay.

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Phục Sinh – Năm B

Mở đầu bài đọc 1 thánh lễ đêm nay, thư Rôma, thánh Phaolô viết : “Thưa anh em, anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được đưa vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như người đã được sống lại từ cõi chết, nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,3-4).

Như thế, phép rửa tội là hình ảnh Chúa chết, được mai táng và sống lại.

Bài Tin Mừng : Bài Tin Mừng thánh Mác-cô mô tả cảnh Chúa sống lại như sau : “Hết ngày sabat, bà Maria  Mác-đa-la, với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lo-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ… Vào trong mộ,, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng” (Mc 16,1.5)

Đọc tiếp

Thư Mục Vụ Mùa Phục Sinh 2018 Của Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng

Quý Cha và quý anh chị em trong gia đình giáo phận thân mến,

Xin được dùng lời của ca tiếp liên trong Thánh lễ Phục Sinh để diễn tả tâm tình cảm mến và hân hoan chào chúc gửi đến quý Cha và cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng thân thương trong mùa ân phúc “Mừng Chúa Phục Sinh” năm nay: “Chúng tôi vững niềm tin sắt đá. Đức Kitô thật đã phục sinh. Tâu Vua chiến thắng hiển vinh, đoàn con xin Chúa dủ tình xót thương!”

Thật vậy, mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch ân phúc của đời sống tín hữu và của toàn thể nhân loại. Tin mừng Phục Sinh không chỉ để chúng ta ngợi khen cảm tạ mà còn thông ban nguồn sống mới, hồi phục và tiếp tục nâng đỡ đời sống thể lý,

Đọc tiếp