Trong Sự Đau Khổ, Sự Sống Ngời Sáng Hơn

ĐGH Phanxicô đã nói rằng “Các chuyên gia về sức khoẻ là ‘sự nhân cách hoá đích thực’ của lòng thương xót” trong bài phát biểu với các Tổ chức Y tế của Tây Ban Nha và Châu Mỹ Latinh tại hội trường Clementine ở Vatican. ĐGH cũng nói rằng việc bày tỏ lòng biết ơn đối với những con người tận tuỵ và chuyên tâm với những người đau khổ thì thật là hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót. WGPĐN giới thiệu đến bạn đọc bài chuyển ngữ của Cha Hoàng Gia Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XI Thường Niên – Năm C

Chúa Giê-su nói với ông Pha-ri-sêu : “Ông thấy người phụ nữ này chứ ? Tôi vào nhà ông : nước lã ông cũng không đổ lên chân tôi; còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu ông cũng chẳng đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ chân tôi. Vì thế, tôi nói cho ông hay : tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc7,44-47). WGPĐN giới thiệu bạn đọc bài giảng của Cha Nguyễn Trung Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Truyền Giáo Làm Nên Giáo Hội

ĐTC nói: “Chính Truyền giáo tạo nên Hội Thánh, và giữ các tín hữu trong ý định cứu độ của Thiên Chúa.” ĐTC cũng yêu cầu các vị giám đốc và những người cộng tác tập trung vào việc dấn thân vào “việc thường huấn về Truyền giáo” với “ý hướng phục vụ và nuôi dưỡng căn tính truyền giáo của toàn thể Hội Thánh.” Mặc dầu những nỗ lực của hội Truyền giáo là quan trọng, nhưng vẫn cần thiết một niềm đam mê và tính huyền nhiệm nữa.” WGPĐN giới thiệu đến bạn đọc bài chuyển ngữ của BMVTT Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Giáo phận Đà Nẵng mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo phận & nhà thờ Chính Toà

Ngày 18 tháng 01 năm 1963, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban sắc chỉ “In Vitae Naturalis Similitudinem” thiết lập Giáo phận Đà Nẵng, địa giới bao gồm thị xã Đà Nẵng và 2 tỉnh  Quảng Tín và Quảng Nam, tách từ Giáo phận Quy Nhơn. Giám Mục tiên khởi, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi nhậm chức vào ngày 01 tháng 05 năm 1963 tại nhà thờ Giáo xứ Đà Nẵng, dưới sự chủ toạ của Đức Khâm Sứ Toà Thánh Salvatore Astra. Từ đó, ngôi Nhà thờ theo kiến trúc gothique với tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu giữa ngọn tháp vút cao của giáo xứ Đà Nẵng trở thành Nhà thờ Chính Toà giáo phận Đà Nẵng, và Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng được chọn làm bổn mạng của giáo phận.

Đọc tiếp

Chúa Nhật X Thường Niên – Năm C

Nhờ lời cầu nguyện của các thầy giảng và giáo dân Hà Nội, vị hoạn quan và Đức Lão Cù khỏi bệnh, hai vị có cảm tình với  đạo, giúp cha Đê-đi-ê ở lại giảng đạo. Nhất là nhờ phép lạ ngôn sứ Ê-li-a cầu nguyện cho con bà góa Xa-rép-ta sống lại; cũng như phép lạ Chúa Giê-su làm cho con bà góa Na-im sống lại, mà người ta tôn vinh Thiên Chúa.
WGPĐN giới thiệu bạn đọc bài giảng của Cha Nguyễn Trung Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Ki-tô hữu phục vụ trong niềm vui và không hằn học

Ngày 31/5 là ngày cuối cùng của tháng hoa dâng kính Maria và ĐTC đã dùng các bài đọc trong ngày (lễ Đức Mẹ đi viếng bà Thánh Elisabet) để minh hoạ lòng can đảm của Đức Maria, bàn tay và sự quan tâm nâng đỡ tha nhân của Mẹ, và trên hết là niềm vui chan chứa lòng Mẹ, mang ý nghĩa và một định hướng mới cho đời sống chúng ta. WGPĐN giới thiệu đến bạn đọc bài chuyển ngữ của Cha Hoàng Gia Thành thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Đọc tiếp

Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu Năm 2016

Về lịch sử giáo hội Công Giáo, Trà Kiệu và cộng đoàn Dân Chúa Trà Kiệu được biết đến như là “chứng nhân đức tin” trong thời kỳ bách hại, với những cuộc tấn công không ngừng nghỉ của lực lượng “Văn Thân” nhằm triệt phá xứ đạo này. Cũng chính trong bối cảnh bị bách hại đó, Trà Kiệu đã được biết đến vì được “ơn lạ” của Thiên Chúa : Đức Mẹ đã hiện ra để che chở và giải thoát đoàn con cái Chúa đang trong cơn nguy biến (ngày 10-11/9/1885). Và cũng từ biến cố này, một ngôi đền được dựng nên trên ngọn đồi Bửu Châu (cách Nhà Thờ Xứ Trà Kiệu khoảng 500 m)

Đọc tiếp