Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Nếu Chúa Thánh Thần vẫn đang hiện diện và hoạt động, thì ngày lễ Hiện Xuống có ý nghĩa gì? Thưa: ngày lễ này trước hết là lời tuyên xưng Đức tin vào sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống (Kinh Tin kính). Đây là dịp nhắc nhờ cho các tín hữu về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, trong Giáo Hội và trong tâm hồn người tín hữu. Khi cử hành lễ Hiện Xuống, Giáo Hội cũng kêu cầu Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ muôn ơn của Ngài xuống trên Giáo Hội, canh tân cuộc đời, canh tâm Giáo Hội và đổi mới lòng con người. Trong một xã hội còn nhiều gian dối, Giáo Hội kêu cầu Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý; trong một xã hội bị tổn thương do bạo lực và suy đồi luân lý, Giáo Hội kêu cầu Chúa Thánh Thần là Đấng chữa lành; Vào lúc Giáo Hội đang bị tấn công tứ phía, Giáo Hội kêu cầu Chúa Thánh Thần là Đấng Trợ lực. Giáo Hội tin vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, như linh hồn của Giáo Hội. Nhờ sự hướng dẫn khôn ngoan của Ngài, Giáo Hội không sợ bị lầm lạc.

Đọc tiếp

Ủy Ban Phụng Tự: Thông Báo Về Các Lời Khẩn Cầu Mới Trong Kinh Cầu Thánh Giuse

Ngày 1 tháng 5 năm 2021, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã thông báo đến các Hội đồng Giám mục về CÁC LỜI KHẨN CẦU MỚI TRONG KINH CẦU THÁNH GIUSE nhân dịp Hội Thánh hoàn vũ cử hành Năm Kính Thánh Giuse. Ủy ban Phụng tự đã chuyển ngữ nội dung thông báo cùng các lời khẩn cầu để xin Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp thuận và cho phép sử dụng bản kinh đã bổ sung các lời khẩn cầu mới.

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: Hãy Kiên Trì Cầu Nguyện, Vượt Thắng Chia Trí, Khô Khan Và Lười Biếng

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 19/05/2021 diễn ra tại sân Damaso ở nội thành Vatican, Đức Thánh Cha đã nói đến ba khó khăn chúng ta thường gặp phải khi cầu nguyện; đó là chia trí, sự khô khan thiêng liêng và thờ ơ lười biếng. Đức Thánh Cha nhận xét rằng chính các thánh cũng gặp phải những khó khăn này trong lúc cầu nguyện và các ngài dạy rằng chúng ta đạt được tiến triển thật sự trong đời sống thiêng liêng qua việc kiên trì cầu nguyện, như ông Gióp, người vẫn không thay đổi ngay cả giữa nhiều hoạn nạn.

Đọc tiếp

Đức Thánh Cha Lo Ngại Vì Sự Phục Hồi Các Lập Trường Bảo Thủ

Đức Hồng y Tổng trưởng cũng nhắc đến giáo huấn của Đức Thánh cha về sự cải tổ đời tu theo tinh thần huynh đệ và đồng hành, như được trình bày trong thông điệp “Fratelli tutti”. Từ đó, Đức Hồng y kêu gọi các tu sĩ hãy tiến từ một sự huấn luyện tĩnh đến sự huấn luyện năng động, đẩy mạnh sự hỗ tương giữa nam và nữ, thực thi tinh thần vâng phục xa tránh dự lạm dụng quyền bính và cải tiến việc quản trị tài sản để phục vụ sứ mạng, đi từ sự minh bạch về kinh tế và xa lìa ý thức hệ tư bản”.

Đọc tiếp

Đức Tân Giám Mục Hồng Kông Đặt Ưu Tiên Về Giới Trẻ Và Tự Do Tôn Giáo

Trong những năm vừa qua, nhiều người trẻ Hồng Kông đã tham gia vào phong trào dân chủ. Điều này đã bị Bắc Kinh đáp trả bằng sự đàn áp với luật an ninh quốc gia, việc bắt giữ và kết án một số nhà lãnh đạo dân chủ Công giáo. Nhiều người trẻ hy vọng rằng Giáo hội Hồng Kông và Vatican sẽ ở bên cạnh họ. Tuy nhiên, cộng đoàn Công giáo trong khu vực bị chia rẽ giữa những nhà hoạt động vì dân chủ và những người phục tùng quyền lực tối cao của Bắc Kinh. Tình trạng này đã khiến nhiều người xa cách với các cộng đoàn Kitô giáo.

Đọc tiếp

Về Thần Tính Và Ngôi Vị Tính Của Chúa Thánh Thần

Yves Congar cho rằng Tình Yêu và Quà Tặng là tên gọi của Chúa Thánh Thần, theo nghĩa là những tên gọi này diễn tả được mối liên hệ của Người với các Ngôi Vị khác. Trong trật tự Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con. Người là sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con, một sự hiệp thông được bản thể hóa, là niềm vui vinh cửu, là sự hoan lạc và thánh thiện của Ba Ngôi. Chúa Thánh Thần là Ân Huệ nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại, trong lòng mỗi người.

Đọc tiếp