Tài Liệu Liên Quan Tới Cuộc Vận Động Cải Cách Chữ Quốc Ngữ Ở Việt Nam Vào Đầu Thế Kỷ XX

Chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin, do các thừa sai dòng Tên thuộc tỉnh dòng Lisbon (Bồ Đào Nha) đã sáng chế khi tới Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII để làm phương tiện liên lạc trong công cuộc truyền đạt Công giáo cho người Việt Nam. Chữ quốc ngữ, như vậy, khởi đầu là một phương tiện được dùng trong công cuộc truyền giáo. Chữ quốc ngữ này, với thời gian, đã trở thành một thứ tiếng thông dụng của người Việt Nam, công giáo hay không công giáo, và từ 1930 trở thành chữ viết chính thức của người Việt. Trước đó, vào đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa Pháp đề xướng cuộc vận động cải cách chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Nhưng cuộc vận động này đã thất bại. Một số tài liệu được giới thiệu sau đây cho thấy một cách gián tiếp lý do của sự thất bại này.

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô: Với Đức Tin, Hãy Làm Cho Tình Yêu Và Hy Vọng Lan Truyền Khắp Hoàn Cầu

Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu: Như Chúa Giê-su đã chữa lành thể lý cũng như tinh thần, là các môn đệ của Chúa, chúng ta cũng được mời gọi mang sức mạnh chữa lành của Tin Mừng để kiến tạo xã hội công bình, đem tình yêu và hy vọng lan rộng khắp thế giới. Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 30/9, Đức Thánh Cha đã kết thúc loạt bài giáo lý suy tư về hậu quả của đại dịch virus corona, dưới ánh sáng học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Ngài nhắc rằng nhiều loại virus ngày nay đang tấn công các cơ cấu xã hội; thế giới cần được chữa lành khỏi các virus xã hội bất công, bất bình đẳng và loại trừ.

Đọc tiếp

Lý Do Của Hiệp Định Tạm Thời Giữa Tòa Thánh Và Trung Quốc Về Việc Bổ Nhiệm Giám Mục

Trong một bài bình luận đăng trên trang bìa báo Quan Sát viên Roma ra ngày 30/9, ông Andrea Tornielli, Tổng Biên tập của Vatican News, giải thích rằng Hiệp định Tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc nhắm mục đích bổ nhiệm các giám mục cho Giáo hội địa phương, điều thiết yếu đối với đời sống Giáo hội và hiệp thông với Giám mục Roma, chứ không nhắm vấn đề ngoại giao hay chính trị. Hiệp định tạm thời được Tòa Thánh và Trung Quốc ký ngày 22/9/2018 liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc. Hiệp định có hiệu lực một tháng sau đó và sẽ hết hạn vào ngày 22/10 tới đây.

Đọc tiếp

Bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ Cảnh Cáo Chính Quyền San Francisco

Bộ tư pháp Liên bang Hoa Kỳ cảnh cáo các quan chức chính quyền thành phố San Francisco, bang California rằng hạn chế việc thờ phượng là trái với hiến pháp. Trong thư đề ngày 25/9/2020 vừa qua, gửi thị trưởng thành San Francisco, Bộ tư pháp Mỹ nói rằng qui luật của thành phố chỉ cho một tín hữu được có mặt trong nhà thờ để cầu nguyện riêng, bất kể nhà thờ lớn hay nhỏ, trong khi đó lại cho phép nhiều người khác được ở bên trong các nhà khác, đó thực là điều “kinh khủng” và trái ngược với Hiến pháp, cũng như truyền thống tốt đẹp của đất nước Mỹ về tự do tôn giáo.

Đọc tiếp

Đức Mến Luôn Tin Tưởng Và Hy Vọng (1cr 13, 8)

Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đóa hồng tinh khôi tươi thắm một tình yêu son sắt và ngát hương trung trinh vẹn toàn. Suốt cả một đời, Thánh Nữ đã tuyệt đối trung thành với lý tưởng “trở nên tình yêu giữa lòng Hội Thánh.” Giữa bao bất ổn của thời đại hôm nay, chúng ta như tìm được sự khích lệ quý báu từ mẫu gương sống của Thánh Nữ Têrêsa. Để vượt qua gian lao nghịch cảnh, chúng ta không trốn chạy nhưng đối diện với chúng bằng đức mến nồng nàn đáng thuộc về một mình Thiên Chúa và lòng bác ái chân thực dành cho anh chị em xung quanh, vì chưng “đức mến thì tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả và sẽ tồn tại đến muôn đời” (x. 1Cr 13, 8).

Đọc tiếp

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Biến cố truyền tin cho Đức Maria trong bài Tin Mừng hôm nay là mầu nhiệm thứ nhất trong năm sự vui của chuỗi Mân Côi. Còn lời chào của sứ thần Gábrien trong biến cố này làm nên nội dung phần đầu của Lời Kinh Kính Mừng “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà…”. Do đó, Kinh Mân Côi diễn tả cách tuyệt vời mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể và vai trò cộng tác của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa.

Đối với người Kitô hữu, khi suy gẫm Kinh Mân Côi với bốn mầu nhiệm Vui-Thương-Mừng-Sáng, chúng ta đang cùng với Đức Maria tham dự vào sứ vụ “Phúc âm hóa” của Chúa Giêsu. Đồng thời, Kinh Mân Côi giúp chúng ta kết nối với Đức Maria trong việc “Phúc âm hóa chính mình” và qua Đức Maria, cộng tác với Đức Giêsu để “phúc âm hóa mọi người”; đồng thời kết nối với các Kitô hữu khác “cùng cầu nguyện bằng kinh Mân Côi” để làm nên một gia đình duy nhất: gia đình những người biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa.

Đọc tiếp

“Hãy Đến Và Xem”: Chủ Đề Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 55

Chủ đề cho Ngày Thế giới về Truyền thông Xã hội năm 2021 do ĐTC Phanxicô chọn lập lại những lời của tông đồ Philip, để nhắc lại rằng truyền thông bao gồm việc “gặp gỡ mọi người như họ là và nơi họ sống”. Chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 55, sẽ được cử hành vào tháng 5/2021, được công bố ngày 29/9. Chủ đề là: “Hãy đến và xem” (Ga 1,46). Truyền thông bằng cách gặp gỡ con người như họ là và ở nơi họ sống.

Đọc tiếp