Thư Mục Vụ Gửi Dân Chúa GP Đà Nẵng Trong Bối Cảnh Dịch Bệnh Covid-19 Tái Bùng Phát

Quý Cha và anh chị em rất thân mến,

Thật là xót xa khi chúng ta phải chứng kiến cơn dịch bệnh Covid-19 đang tái bùng phát cách mạnh mẽ trên địa bàn Giáo phận Đà Nẵng thân thương. Những thông tin về số ca nhiễm mới mỗi ngày, cũng như số người đã chết, khiến chúng ta không khỏi xao xuyến và âu lo. Cơn đại dịch này, một lần nữa, làm đảo lộn tất cả cuộc sống của chúng ta, gây ra biết bao khó khăn và thiệt hại cho nhiều người, nhất là những người nghèo khổ, như tình trạng thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thiếu hụt thuốc men, không đủ vật tư y tế, mọi lĩnh vực trong xã hội bị đình trệ, và ngay cả các sinh hoạt tôn giáo tập trung cũng phải tạm dừng. Người tín hữu chúng ta hôm nay như thể đang phải đối diện với mầu nhiệm Thập Giá, một mầu nhiệm mà lắm khi con người chúng ta không thể nào hiểu hết được. Đau khổ và sự chết vẫn còn đó. Chúng dường như không khi nào vắng bóng trong cuộc đời tại dương thế này.

Đọc tiếp

Hội Đồng Giám Mục Brazil Tổ Chức Ngày Cầu Nguyện Và Suy Tư Về Sự Sống

Thứ Bảy 15/8/2020 này, Hội đồng Giám mục Brazil đề nghị các tín hữu cử hành Ngày cầu nguyện và suy tư về Hiệp ước bênh vực Sự sống và Brazil.

Hiệp ước này đã được ký kết hôm 7/4 năm nay do sáu tổ chức đại diện các lãnh vực khác nhau trong xã hội dân sự Brazil: đó là luật sư đoàn, Ủy ban Đức Hồng y Arns, Hàn lâm viện Brazil về các khoa học, Hiệp hội báo chí Brazil và Hội Brazil cổ võ tiến bộ khoa học. Hiệp ước được đề xướng, giữa lúc Brazil đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng hơn.

Đọc tiếp

ĐHY Yeom Thánh Hiến Giáo Phận Bình Nhưỡng Cho Đức Mẹ Fatima

Nhân dịp lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ĐHY Andrew Yeom ra một sứ điệp “Kính mừng Đấng đầy ơn phúc! Đức Chúa ở cùng bà” và thánh hiến Bình Nhưỡng cho Đức Mẹ Fatima. ĐHY Yeom viết: “Tôi hy vọng sớm đến ngày chúng ta có thể chia sẻ với anh em Bắc Triều Tiên niềm vui mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”.

Đọc tiếp

Việc Huấn Luyện Chủng Sinh Tại Việt Nam Trước Hiện Tượng Tục Hóa

Dù được diễn tả cách nào, đề tài cũng đưa ra hai yếu tố căn bản cho việc suy tư. Yếu tố thứ nhất là ý nghĩa, biểu hiện và nguồn gốc của hiện tượng tục hóa. Yếu tố thứ hai là việc huấn luyện chủng sinh trước những vấn đề hiện tượng tục hóa gây ra. Khi nói về việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam trước vấn đề tục hóa, có một câu hỏi nhỏ, nhưng quan trọng cần phải được trả lời là: Những biểu hiện tục hóa trên thế giới, có bao nhiêu phần là vấn đề của Việt Nam, hay nói cách khác, đặc tính của hiện tượng tục hóa tại Việt Nam là gì? Hiện tượng tục hóa khi sang tới Việt Nam, có mang theo nguyên vẹn các lý do đã làm nó phát sinh ra không?

Đọc tiếp

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm A

Chúa Giêsu đã đến trần gian để quy tụ muôn người thành gia đình của Thiên Chúa. Người đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa người Do Thái với dân ngoại. Đối với Chúa, người Do Thái hay người ngoại không phải là điều kiện để Người thực hiện những phép lạ, mà điều quan trọng là lòng tin.

Lòng tin đôi khi phải trải qua thử thách. “Này bà, bà có lòng tin mạnh mẽ. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy”. Lòng tin là điều kiện để con gái bà được khỏi quỷ ám. Lòng tin cũng giúp bà kiên trì trong lời van xin, mặc dầu cảm thấy mình bị chối từ. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần khen lòng tin vững vàng của những người ngoài Do Thái, như trong trường hợp vị sĩ quan đến xin Ngài chữa cho con trai mình: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ítraen nào có lòng tin như thế” (Mt 8,10).

Đọc tiếp

ĐTC Phanxicô (12/8): Phẩm Giá Con Người Là Bất Khả Xâm Phạm

Sáng thứ Tư 12/8, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chúng các tín hữu. Như thường lệ, buổi tiếp kiến diễn ra tại Thư viện Dinh Tông Toà và được phát trực tuyến cho các tín hữu tham dự. Thay cho bài giáo lý, Đức Thánh Cha có những suy tư về đại dịch covid-19. Đây là bài thứ hai trong loạt bài suy tư của ngài về đại dịch.

Đức Thánh Cha nói trong bài suy tư: Trận đại dịch lần này đã cho thấy tất cả chúng ta dễ bị tổn thương và có liên đới với nhau như thế nào. Nếu chúng ta không chăm sóc nhau, khởi đi từ những người rốt hết, tức là từ những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm các thụ tạo khác; chúng ta không thể chữa lành được thế giới này.

Đọc tiếp

Các Lãnh Đạo Tôn Giáo Lên Án ‘Cuộc Diệt Chủng Tiềm Tàng’ Người Duy Ngô Nhĩ Ở Trung Quốc

Việc chính phủ Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là “một trong những thảm kịch nhân loại nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa phòng hơi ngạt (Holocaust)”, đây là phát biểu của 2 Hồng y châu Á và 74 nhà lãnh đạo tôn giáo khác viết trong một tuyên bố hôm 8/8.

Đọc tiếp