Ơn an ủi không phải là sự vui nhộn nhưng là bình an của Chúa

Ơn an ủi của Thiên Chúa chạm vào tâm hồn chúng ta, biến đổi con tim chúng ta, thúc đẩy linh hồn chúng ta mạnh mẽ trong đức mến, đức tin, đức cậy, cũng như giúp chúng ta biết khóc lóc vì tội lỗi bản thân. Chúng ta cũng hãy nhìn vào Chúa Giêsu trong cuộc Thương Khó. Hãy khóc cùng Chúa Giêsu. Ơn an ủi của Thiên Chúa nâng linh hồn chúng ta hướng về những điều trên Trời, những điều thuộc về Thiên Chúa. Ơn an ủi của Thiên Chúa ấp ủ chúng ta trong bình an của Chúa. Tất cả những điều vừa kể là niềm an ủi đích thực. Tuy nhiên, ơn an ủi không phải là điều gì đó vui nhộn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 2, ngày 25. 09.2017, tại nguyện đường thánh Marta.

Đọc tiếp

Toà Thánh Ký kết hiệp ước về Ngăn Cấm Vũ Khí Hạch Nhân

Thứ hòa bình nào dựa trên sự cân bằng của sức mạnh, với đe dọa và phản đe dọa, và cuối cùng là sợ sệt, là thứ hòa bình bất ổn và giả tạo. Để có thể đáp ứng một cách thích đáng các thách thức của thế kỷ 21, điều chủ yếu là thay thế thứ luận lý học sợ sệt và bất tín bằng nền đạo đức học trách nhiệm, và nhờ thế cổ vũ bầu không khí tin tưởng, biết trân trọng cuộc đối thoại đa phương qua việc hợp tác nhất quán và có trách nhiệm giữa mọi thành viên của cộng đồng quốc tế. Các qui định ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, luật nhân đạo, các qui ước kiểm soát vũ khí, và các yếu tố khác của luật quốc tế đại biểu cho một cam kết tuyệt đối cần thiết đối với nền an ninh có tính hợp tác và là hiện thân pháp lý của nền đạo đức học trách nhiệm có tính hoàn cầu.

Đọc tiếp

Uỷ ban Giáo dục Công giáo: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2017-2018

Mặc dù vẫn còn rất nhiều người chân thành, trung thực, nhưng ý tưởng thường gắn liền với cụm từ “xã hội Việt Nam”, “học sinh, sinh viên Việt Nam” là sự gian dối, lừa đảo, vô trách nhiệm, chạy tội, đổ tội… Có lẽ đó là lý do vì sao câu chuyện em học sinh lớp 11 nói trên đã là chuyện “hot” trong một thời gian khá dài trên mạng lưới xã hội. Người ta khao khát được thấy, được gặp những con người chân thành, trung thực, có thể tin tưởng được, nhưng lại hay gặp phải những con người giả dối, ích kỷ, lừa đảo, ném đá giấu tay, vu khống làm hại người khác để tranh giành ảnh hưởng, để kiếm lợi cho bản thân, cho gia đình, cho phe nhóm; đồ giả mà giới thiệu là đồ thật; công trình hư hỏng mà không ai chịu trách nhiệm….

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm A

BTM: Qua câu chuyện “Những Người Thợ Làm Vườn Nho”, ông chủ, tức là Thiên Chúa, trả lương không theo sức lao động, theo giờ làm việc, mà theo lòng quảng đại rộng rãi  của ông đối với hoàn cảnh của mỗi người. Trái lại những người thợ từ đầu ngày thì bủn xỉn, ghen tị. Ông chủ trả lời với những người thợ đó : “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?” (Mt 20,15).

Câu chuyện cũng còn muốn nói đến dân ngoại. Tuy dân ngoại được gọi vào làm vườn nho của Chúa, được theo đạo muộn hơn dân Do Thái; nhưng họ vẫn được Thiên Chúa đối xử ngang bằng với dân Do Thái. Thiên Chúa không phân biệt đối xử trước sau, sớm muộn. Thiên Chúa phân biệt theo lòng mến, tình thương của mỗi người : “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu; còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”

Đọc tiếp

Đức Thánh Cha lo âu vì thái độ chống người di dân

Ngài nói lên lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-9-2019 dành các vị Giám đốc toàn quốc về mục vụ di dân và tị nạn thuộc các nước Âu Châu về Roma tham dự cuộc gặp gỡ do Liên HĐGM Âu Châu tổ chức.

ĐTC nhận xét rằng thái độ bất bao dung, kỳ thị và bài người nước ngoài thường do sự nghi kỵ và sợ hãi người khác, sợ cái gì khác biệt và người ngoại quốc. Ngài nói: ”Điều làm tôi càng bận tâm hơn nữa là nhận xét đau buồn khi thấy các cộng đoàn Công Giáo chúng ta ở Âu Châu cũng không tránh được những phản ứng tự vệ và loại bỏ, được biện minh bằng một thứ ”nghĩa vụ luân lý” phải bảo tồn căn tính văn hóa và tôn giáo nguyên thủy.”

Đọc tiếp

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cứu trợ tại Giáo xứ Đông Yên và Quý Hòa

Cơn bão Doksuri (số 10) đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào ngày 15.9.2017 vừa qua, đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, nhất là hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình phải gánh chịu những tổn thất to lớn, nhiều căn nhà bị tốc mái, các công trình xây dựng bị đổ sập. Có thể nói khung cảnh tại nơi đây trở nên hoang tàn, đời sống của bà con vốn dĩ đã khó khăn, nay lại càng thêm vất vả và chồng chất hơn.

Đứng trước những thiệt hại và khó khăn như vậy, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, qua các phương tiện truyền thông, đã kêu gọi khắp nơi cùng hướng về miền Trung, tích cực đóng góp giúp đỡ để người dân trong hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình sớm ổn định lại cuộc sống.

Đọc tiếp