ĐTC Phanxicô Chống Lại Việc Cử Hành Phụng Vụ Cách Cẩu Thả, Thiếu Chuẩn Bị

Ngày 20/1/2023, gặp gỡ các tham dự viên khoá học dành cho những người phụ trách phụng vụ của giáo phận, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng phụng vụ về cơ bản là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Ngài cũng cảnh báo chống lại việc chú trọng nghi thức hơn là gặp gỡ Chúa, và đặc biệt, ngài chống lại việc cử hành phụng vụ cách luộm thuộm, cẩu thả, thiếu chuẩn bị.

Đọc tiếp

Hướng Tới Một Giáo Hội Hiệp Hành: Tài Liệu Làm Việc Cho Giai Đoạn Châu Lục

Một năm sau khi khai mạc vào tháng 10. 2021, Thượng Hội đồng “Hướng tới một Giáo hội Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia, và Sứ mạng” đã đạt được một bước quyết định. Thật vậy, Thượng Hội đồng thậm chí còn được kéo dài thêm. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật, ngày 16. 10. 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Đại hội chung thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục sẽ diễn ra theo 2 khóa họp: Phiên họp thứ nhất, như đã được ấn định vào tháng 10. 2023, và phiên thứ hai sẽ được tiến hành vào tháng 10. 2024.

Đọc tiếp

Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Kitô Hữu Hiệp Nhất 18-25/01/2023

Ngày nay, sự chia rẽ và áp bức tiếp tục hoành hành một cách rõ rệt khi một nhóm hoặc một tầng lớp xã hội được ban cho những đặc quyền hơn những nhóm khác hoặc tầng lớp xã hội khác. Bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo hay việc thực hành đạo nào, phân biệt hoặc đặt một “chủng tộc” lên trên một “chủng tộc” khác, rõ ràng là phạm tội phân biệt chủng tộc. Khi được đi kèm hoặc được củng cố bởi quyền mất cân đối, thành kiến phân biệt chủng tộc không chỉ giới hạn trong các mối quan hệ cá nhân mà còn ảnh hưởng đến chính các cơ cấu xã hội – dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc tồn tại một cách có hệ thống. Điều này đã gây ra sự bất công cho một số người, bao gồm cả các Giáo hội, đồng thời tạo gánh nặng và loại trừ những người khác, đơn giản chỉ vì màu da của họ và những gì liên quan đến văn hóa đối với nhận thức về “chủng tộc”.

Đọc tiếp

Năm Mão kháo truyện Mèo theo Thánh Kinh

Mão là năm thứ tư trong chu kỳ tính âm lịch theo mười hai địa chi. Việt Nam ta các cụ xưa đã đặt con Mèo làm con vật biểu tượng. Ở các nước khác họ lại cho con thỏ là vật cầm tinh năm mão, có lẽ Việt Nam là nước nông nghiệp, đại đa số dân chúng sống trên đồng bằng, mèo là con vật hữu dụng, phổ quát hơn. Con thỏ hiếm thấy, nên cha ông ta xưa đã chọn con mèo làm con vật cho chi Mão. Năm Mão lại đến, chúng tôi lại có dịp mở Kinh Thánh để tìm xem con mèo có được các sách Kinh Thánh nhắc đến không?

Đọc tiếp

Niềm Vui Hiệp Hành

Từ chỗ chưa hiểu gì về hiệp hành, tôi được học biết diễn tiến của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ XVI, được tham gia hội nhóm hiệp hành hằng tháng ở đoàn thể mình, được dự buổi hiệp hành của Tổng Giáo phận. Tiến trình thỉnh ý hiệp hành này mang lại cho tôi thật nhiều niềm vui cũng như những thay đổi đáng kể trong suy tư và hành động.

Đọc tiếp

Đức Thánh Cha: Đạo Đức Trí Tuệ Nhân Tạo Phải Bảo Vệ Lợi Ích Gia Đình Nhân Loại

Sáng thứ Ba 10/01/2023, Đức Thánh Cha tiếp những người đã ký vào “Rome Call for AI Ethics. Lời kêu gọi Roma cho Đạo đức trí tuệ nhân tạo”. Ngài khen ngợi nỗ lực của những người này trong việc bảo vệ lợi ích gia đình nhân loại, thúc đẩy đạo đức chung và tình huynh đệ, đồng thời cảnh giác sự lạm dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

Đọc tiếp

Nhìn Lại Hành Trình “Cùng Nhau Cất Bước” Và Những Hoa Trái Của Việc Lắng Nghe Khi Tham Gia Thượng Hội Đồng Giám Mục Cấp Giáo Phận

Lúc 10 giờ sáng Chúa nhật, ngày 10 tháng 10 năm 2021, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra những chất vấn trong Thánh lễ Khai mạc Thượng Hội đồng: “Hôm nay, khi khai mạc hành trình Thượng Hội đồng này, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tự vấn bản thân – tất cả chúng ta, giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân – liệu chúng ta, cộng đồng Kitô giáo, có thể hiện ‘phong cách’ này của Thiên Chúa, Đấng đang bước đi trong lịch sử và chia sẻ những nỗi thăng trầm của nhân loại hay không? Chúng ta có sẵn sàng mạo hiểm bước vào cuộc hành trình này chưa? Hay chúng ta sợ hãi những điều chưa biết, thích trốn tránh với những lý do như chẳng lợi ích gì hoặc đã quen làm như thế rồi?”[1]. Theo ý hướng của Đức thánh cha, tất cả những người đã nhận Bí tích Rửa tội đều được mời gọi tự vấn bản thân và sẵn sàng bước trên một con đường mang tên GIÊSU, cùng tham dự Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI với khát mong về một Giáo hội được lớn lên trong Ân sủng.

Đọc tiếp