Thư Đức Thánh Cha Phanxicô Gửi Các Giám Mục Để Giới Thiệu Tự Sắc “Traditionis Custodes”

Vào ngày 16 tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tự sắc “Traditionis Custodes” về việc sử dụng Phụng vụ Rôma trước cuộc Cải tổ năm 1970. Đi kèm Tự sắc này là một bức thư ngài gửi các Giám mục trên khắp thế giới để giải thích những động lực đưa ngài đến quyết định. Sau đây là bản dịch của Ủy ban Phụng tự / HĐGMVN về bức thư này.

Đọc tiếp

Tông Thư: “Traditionis Custodes” Về Việc Sử Dụng Nghi Thức Thánh Lễ Rôma Trước Cuộc Cải Tổ Năm 1970

Để cổ võ sự thông hảo và hợp nhất trong Hội Thánh, với mối quan tâm của tấm lòng hiền phụ đối với những người ở các địa phương vẫn còn gắn bó với những dạng thức phụng vụ trước thời kỳ cải tổ theo Công đồng Vatican II, các vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, là thánh Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, đã chấp thuận và hợp thức hóa năng quyền sử dụng Sách Lễ Rôma theo ấn bản năm 1962 của Đức Gioan XXIII[3].

Đọc tiếp

Vấn Đề Rước Mình Máu Thánh Chúa

Đối với người Công Giáo, việc rước Mình Máu Thánh Chúa là điều hết sức quan trọng vì chúng ta tin rằng cùng với Lời Chúa, Mình Máu Thánh Chúa là của ăn nuôi dưỡng linh hồn, ban cho chúng ta sức mạnh thiêng liêng trên hành trình tiến về Thiên Quốc. Bí tích Thánh Thể cũng là bí tích cao trọng nhất, vượt trội hơn hẳn các bí tích khác vì với các bí tích khác, chúng ta chỉ nhận ơn lành của Chúa, còn với bí tích Thánh Thể, qua lời truyền phép của linh mục, bánh và rượu trở thành chính Chúa, và khi chúng ta rước lễ, chúng ta đón nhận chính Thiên Chúa vào trong lòng mình. Vì tính chất cao trọng như thế của bí tích Thánh Thể nên mỗi người phải có một sự chuẩn bị thích đáng mới có thể được lãnh nhận.

Đọc tiếp

Tông Thư Thiết Lập Thừa Tác Vụ Giáo Lý Viên – “Antiquum Ministerium – Thừa Tác Vụ Cổ Kính”

Thừa tác vụ của Giáo lý viên trong Giáo hội là một thừa tác vụ cổ kính. Cách chung các nhà thần học cho rằng những mẫu gương đầu tiên đã có trong các bản văn Tân Ước. Việc dạy giáo lý đã khởi sự từ “các thầy dạy”, được Thánh Tông Đồ đề cập đến trong thư gửi cộng đoàn Cô-rin-tô: “Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? …

Đọc tiếp

Thông Điệp Fratelli Tutti Về Tình Huynh Đệ Và Tình Bằng Hữu Xã Hội

“Fratelli tutti”[1](Hỡi tất cả anh em): Thánh Phanxicô Assisi đã viết như thế khi ngỏ lời với các anh chị em của mình nhằm đề nghị một lối sống mang hương vị Tin Mừng. Tôi muốn nhấn mạnh đến một trong những lời khuyên của ngài, qua đó ngài kêu gọi phải có một tình yêu vượt khỏi các rào cản địa lý và không gian. Ngài bảo: hạnh phúc cho ai biết yêu người “dù người ở xa cách hay gần bên”[2]. Với những lời lẽ đơn sơ này, ngài diễn tả bản chất của mối tình huynh đệ cởi mở, cho phép nhìn nhận, tôn trọng và yêu mến mỗi người, dù về mặt thể lý họ không ở gần, hay dù cho họ sinh ra hay sống ở đâu đi chăng nữa.

Đọc tiếp

Kiến Tạo Không Gian Thánh: Bài Học Từ Sách Giáo Lý “Phép Giảng Tám Ngày” Của Cha Đắc Lộ

Dòng Tên được biết như một hội dòng của giáo lý viên.[2] Một trong những văn kiện đầu tiên của Dòng đã ghi nhận, Dòng Tên “được thành lập trước và trên hết nhằm mục đích mưu ích cho các linh hồn trong đời sống đạo lý Kitô giáo, và cho việc truyền bá đức tin qua việc rao giảng công khai thừa tác vụ Lời Chúa, Linh Thao, và các việc bác ái, cụ thể là việc giáo dục Kitô giáo cho trẻ em và những người thất học.”[3] Trên thực tế, các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đã giải thích sứ mạng “giáo dục Kitô giáo cho trẻ em và những người thất học” chính là việc dạy giáo lý.[4] Vì thế, trở thành một tu sĩ Dòng Tên cũng chính là trở thành một giáo lý viên.

Đọc tiếp

Cuộc Khổ Nạn Thể Xác Của Chúa Giê-Su

Để có thể rung cảm với Chúa Giê-su trong cuộc Thương khó của Người, thì ngoài một đức tin sâu xa và một tình mến sâu đậm, chúng ta còn cần có một ít hiểu biết về cách giải thích bản văn Thánh kinh, về khổ hình thập giá, về những diễn biến về mặt sinh học xảy ra trong thân thể người chịu khổ hình như vậy, một loại khổ hình mà hầu hết nhà khảo cứu lịch sử đều nhất trí công nhận là tàn ác và khủng khiếp nhất. Pierre Barbet (+1961) là một trong những người giúp chúng ta có được các điều kiện vừa nói. Ông là một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng tại Pháp, đồng thời là một tín hữu nhiệt thành, ham mê khoa chú giải Thánh kinh.

Đọc tiếp