Nhân Đức Thờ Phượng: Hiện Trạng – Giáo Huấn – Phân Định

Hỡi Kitô hữu, hãy ý thức phẩm giá của bạn

Phẩm giá của người Kitô hữu đạt đến viên mãn nhờ nhận biết, yêu mến và thờ phượng một Thiên Chúa Ba Ngôi, duy nhất và chân thật, để được hiệp thông với Ngài trong sự sống thần linh. Đức Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người[2], đã sống trọn vẹn lòng hiếu thảo với Chúa Cha[3], đã nên đẹp lòng Chúa Cha mọi đàng[4], và đã dạy cho nhân loại biết “thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật[5]. Chính Ngài là mẫu gương sống nhân đức thờ phượng hoàn hảo cho mọi tín hữu.

Đọc tiếp

Ủy Ban Phụng Tự Giải Thích Quy Định Về Giảng Lễ, Đặt Tay Và Rảy Nước Phép

Thực hành đưa những người làm chứng lên chia sẻ trong phần bài giảng thuộc về phạm trù “giáo dân thuyết giảng”. Đúng là theo giáo luật (điều 767, 1) và được Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [2002] (số 66) cũng như Huấn thị Bí tích Cứu độ [2004] (các số 64-66; 161) nhắc lại, việc giảng lễ chỉ dành riêng cho tư tế hoặc phó tế và không bao giờ trao cho một giáo dân. Thế nhưng, tín hữu giáo dân lại được phép “chia sẻ” trong thánh lễ [chứ không phải giảng lễ] qua những hướng dẫn và làm chứng của họ bằng việc suy niệm Lời Chúa, giải thích bản văn Kinh Thánh hoặc thuyết trình.

Đọc tiếp

Khám Phá Các Vị Tiến Sĩ Hội Thánh

Khi nghe từ “Tiến sĩ”, ta thường nghĩ đến một học hàm học vị. Từ này (tiếng Anh là Doctor; tiếng Pháp làDocteur có khi làm ta nghĩ đến ông Đốc-tờ hay vị “bác sĩ y khoa”) xuất phát từ tiếng Latinh là docere, có nghĩa là “dạy”. Và chính vì nghĩa đen này mà tước vị “Tiến Sĩ Hội Thánh” được phong cho những cá nhân nào đó mà giáo huấn của họ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống của Giáo Hội.

Tiêu chuẩn để quyết định cho một người nhận tước vị này là mức độ thánh thiện và sự hiểu biết cao sâu.

Điều tra sự thánh thiện của người được đề cử là trách nhiệm của Thánh bộ phong thánh ở Roma. Bộ Giáo lý Đức tin quyết định về giáo huấn của người được đề cử.

Đọc tiếp

Các Thiên Thần Bản Mệnh Có Biết Suy Nghĩ Của Chúng Ta Không?

Người Công giáo và nhiều Kitô hữu xác tín vào sự tồn tại của các Thiên thần bản mệnh, được Thiên Chúa chỉ định để bảo vệ và hướng dẫn chúng ta trên hành trình dương thế. Một trong những câu hỏi thường gặp liên quan đến khả năng các Thiên thần đọc được những suy nghĩ của chúng ta.

Các Thiên thần có thể xâm nhập vào trong tâm trí của chúng ta và đọc được những suy nghĩ kín đáo nhất của chúng ta không?

Đọc tiếp

Chúa Giêsu Hiện Diện Bao Lâu Trong Bí Tích Thánh Thể Sau Khi Chúng Ta Rước Lễ

Sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể không chấm dứt lập tức ngay khi chúng ta rước lễ. Sách Giáo lý giải thích rằng, thật vậy “ Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại (GLCG 1377).

Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì khi chúng ta rước Chúa vào miệng? Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong thân thể của chúng ta bao lâu?

Đọc tiếp

Xem Lại Việc Hát ‘Tung Hô Tin Mừng’ Và ‘Ca Tiến Lễ’

Một trong những yếu tố quan trọng để nhìn lại các thực hành phụng vụ là xem xét sự tiến hóa của phụng vụ. Thật vậy, phụng vụ của Hội Thánh nói chung và thánh nhạc nói riêng là một thực tại sống động (một sự ký thác/kho báu sống động), cho nên không ngừng được cải cách (“semper reformanda”), nghĩa là không bao giờ có lời cuối cùng cho công cuộc này. Trái lại, phụng vụ luôn có sự thay đổi, tiến hóa và phát triển cần thiết qua thời gian cho phù hợp với thời đại, với văn hóa, với sức sống của Hội Thánh,

Đọc tiếp

Hương, Nến, Chuông: Khám Phá Những Giác Quan Của Thánh Lễ

Người Công giáo nào cũng quen thuộc với cảnh quan, âm thanh và ngay cả mùi hương trong Thánh Lễ. Những ngọn nến cháy bập bùng, chuông vang thánh thót và hương thơm ngào ngạt đã in sâu vào giác quan, đánh động khi ta thờ lạy và tôn kính Chúa Toàn Năng. Việc sử dụng chúng đã có từ cả ngàn năm nay. Hương Ở xứ Giuđêa, vào thời Chúa Giêsu, hương rất hiếm và đắt. Vì thế, đây chính là lễ vật hoàn hảo để dâng cho vị Vua mới sinh của dân Do Thái: “Họ (các đạo

Đọc tiếp