Chúa Giêsu Hiện Diện Bao Lâu Trong Bí Tích Thánh Thể Sau Khi Chúng Ta Rước Lễ

Sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể không chấm dứt lập tức ngay khi chúng ta rước lễ. Sách Giáo lý giải thích rằng, thật vậy “ Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại (GLCG 1377).

Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì khi chúng ta rước Chúa vào miệng? Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong thân thể của chúng ta bao lâu?

Đọc tiếp

Xem Lại Việc Hát ‘Tung Hô Tin Mừng’ Và ‘Ca Tiến Lễ’

Một trong những yếu tố quan trọng để nhìn lại các thực hành phụng vụ là xem xét sự tiến hóa của phụng vụ. Thật vậy, phụng vụ của Hội Thánh nói chung và thánh nhạc nói riêng là một thực tại sống động (một sự ký thác/kho báu sống động), cho nên không ngừng được cải cách (“semper reformanda”), nghĩa là không bao giờ có lời cuối cùng cho công cuộc này. Trái lại, phụng vụ luôn có sự thay đổi, tiến hóa và phát triển cần thiết qua thời gian cho phù hợp với thời đại, với văn hóa, với sức sống của Hội Thánh,

Đọc tiếp

Hương, Nến, Chuông: Khám Phá Những Giác Quan Của Thánh Lễ

Người Công giáo nào cũng quen thuộc với cảnh quan, âm thanh và ngay cả mùi hương trong Thánh Lễ. Những ngọn nến cháy bập bùng, chuông vang thánh thót và hương thơm ngào ngạt đã in sâu vào giác quan, đánh động khi ta thờ lạy và tôn kính Chúa Toàn Năng. Việc sử dụng chúng đã có từ cả ngàn năm nay. Hương Ở xứ Giuđêa, vào thời Chúa Giêsu, hương rất hiếm và đắt. Vì thế, đây chính là lễ vật hoàn hảo để dâng cho vị Vua mới sinh của dân Do Thái: “Họ (các đạo

Đọc tiếp

Toàn Văn Tông Huấn ”Christus Vivit” Của Đức Phanxicô

Tông huấn “Christus vivit – Đức Kitô sống” hậu Thượng hội đồng về người trẻ, được ký ngày 25/3/2019 tại Loreto, gởi đến “người trẻ và toàn dân Chúa”. Tông huấn gồm 9 chương, chia ra làm 299 đoạn.

Để kịp thời cung cấp đến cho các Ki-tô hữu người Việt tiếp cận được nội dung tông huấn này, Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc toàn văn Tông huấn “Christus vivit” của Đức Thánh Cha Phanxicô do Vũ Văn An chuyển ngữ.

Đọc tiếp

Tuần Thánh  Những Năm Tháng Đầu Của Giáo Hội Việt Nam

 Lễ Phục Sinh ở Đà Nẵng 1615 Ngày 6-1-1615 tầu nhổ neo từ Áo Môn trực chỉ Đàng Trong, sau 12 ngày tầu tới Cửa Hàn ngày 18-1-1615. Đây là ngày Giáo Hội Việt Nam thường coi cuộc truyền giáo được “chính thức” mở ra ở Việt Nam, mặc dù trước đó đã có những ‘dấu vết” Tin Mừng ở xứ này. Ba nhà thừa sai Dòng Tên bước chân vào cái xứ ‘trầm hương, yến sào, nhờ chuyến tầu buôn Bồ Đào Nha”. Lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng, nói chuyện thì qua thông dịch viên “i-tờ”.

Đọc tiếp

Chương Chín: Biện Phân

278. Trong Tông huấn Gaudete et Exsultate (Hãy Hân Hoan Nhẩy Mừng), tôi đã nói một cách khá tổng quát về sự biện phân. Bây giờ tôi muốn đưa ra một số suy niệm đó và áp dụng chúng vào cách chúng ta biện phân ơn gọi của chúng ta trong thế giới. 279. Trong Tông huấn đó, tôi đã nhắc đến việc tất cả chúng ta, nhưng “đặc biệt những người trẻ, đang đắm chìm trong một nền văn hóa vứt bỏ. Chúng ta có thể điều hành (navigate) cùng một lúc trên hai hoặc nhiều màn hình và tương tác

Đọc tiếp

Chương Tám: Ơn Gọi

248. Từ ngữ “ơn gọi” có thể được hiểu theo nghĩa rộng như một lời kêu gọi phát xuất từ Thiên Chúa, gồm cả lời kêu gọi bước vào sự sống, lời kêu gọi kết tình bạn với Người, lời kêu gọi nên thánh, v.v. Điều này rất hữu ích, vì nó đặt toàn bộ cuộc sống của chúng ta vào mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Nó khiến chúng ta nhận ra rằng không có điều gì là kết quả của tình cờ thuần túy nhưng mọi sự trong cuộc sống của chúng ta

Đọc tiếp