Chương Hai: Chúa Giêsu, Mãi Mãi Trẻ Trung

22. Chúa Giêsu “trẻ giữa người trẻ để trở thành tấm gương cho người trẻ và thánh hiến họ cho Chúa”[3] Vì lý do này, Thượng hội đồng nói rằng “tuổi trẻ là một giai đoạn độc đáo và đầy kích thích của đời sống, mà chính Người đã trải qua, do đó, đã thánh hóa nó”. [4] Tuổi trẻ của Chúa Giêsu  23. Chúa đã “tắt thở” (xem Mt 27:50) trên thập giá khi Người mới hơn ba mươi tuổi (x. Lc 3, 23). Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, Chúa Giêsu là một người trẻ tuổi.

Đọc tiếp

Chương I: Lời Chúa Có Gì Để Nói Về Người Trẻ?

5. Chúng ta hãy dựa vào sự phong phú của các Sách thánh, vì chúng thường nói về người trẻ và về cách Chúa đến gần để gặp gỡ họ. Trong Cựu Ước 6. Trong một thời đại lúc người trẻ không được đánh giá cao, một số bản văn cho thấy Chúa nhìn họ cách khác. Giuse, chẳng hạn, là người trẻ nhất trong gia đình (xem St 37: 2-3), nhưng Thiên Chúa đã cho anh thấy những điều tuyệt vời trong giấc mơ và khi chỉ mới mười bảy tuổi, anh đã vuợt xa tất cả các anh

Đọc tiếp

Tại Sao Kính Thánh Giuse Vào Tháng Ba?

Quả thật thánh Giuse là một con người thầm lặng, lúc còn sống cũng như sau khi đã qua đời. Đừng kể vài chứng tích lẻ tẻ, phải chờ đến thế kỷ XIV, mới thấy lễ kính thánh Giuse được cử hành trong các dòng hành khất, chẳng hạn Dòng Tôi tớ Đức Mẹ (năm 1324), Dòng Phan sinh (năm 1339). Sang thế kỷ XV, lễ mới được bành trướng. Năm 1467, giáo phận Milano (Italia) ấn định lễ thánh Giuse vào ngày 20 tháng 3, và chuyển sang ngày 19 tháng 3 từ năm 1509. Phải chờ tới cuộc cải tổ phụng vụ sau công đồng Trentô, do đức Piô V thì lễ thánh Giuse mới được ghi vào lịch phổ quát của Giáo hội (1568-1570). Lễ được mừng vào ngày 19 tháng 3, và trở thành lễ buộc từ năm 1621, dưới thời Đức Grêgôriô XV.

Đọc tiếp

Truyền Thông Dòng Tên Phát Video Tập Đầu Tiên Về Các Bí Tích

Truyền Thông Dòng Tên Việt Nam bắt đầu phát hành một chương trình giáo dục đức tin ngang qua phương tiện truyền thông với tên gọi “Có Gì Hay?”. Tập đầu tiên trong 21 tập về các Bí Tích đã được phát hôm Chúa Nhật 13/1 vừa qua.

“‘Có gì hay?’ chính hiệu là một cụm từ của Kinh Thánh. Bạn biết cụm từ này ở đâu không? Sau khi Philipphê gặp Chúa Giêsu, ông đã về khoe với ông Nathanaen: ‘Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia. Đó là ông Giêsu, người Nazareth’. Ông Nathanaen liền phán ngay: ‘Từ Nazareth, làm sao có gì hay được?’. Không cần nói nhiều, Philipphê mời: ‘Hãy đến mà xem!’”

Đọc tiếp

Ban Phép Lành Tòa Thánh Trong Thánh Lễ Mở Tay

Từ lâu nay, khi cử hành Thánh lễ đầu tiên hay Thánh lễ tạ ơn khá long trọng, các tân linh mục thường ban Phép lành Tòa Thánh cùng với ơn toàn xá kèm theo ‘Benedictionem papalem cum indulgentia plenaria’. Ơn toàn xá này được ban cho chính vị tân linh mục và những người tham dự Thánh lễ với điều kiện là họ lãnh nhận bí tích Hòa giải, Rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng. Đây là thực hành hợp pháp và có hiệu lực dựa theo Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao (Paenitentiaria Apostolica) với sự chấp thuận của ĐGH Phaolô VI được ban hành tại Rôma ngày 05/11/1964.

Tuy nhiên, theo Thông Báo mới đây của Ủy ban Phụng tự trực thuộc HĐGM Việt Nam “Về Việc Ban Phép Lành Tòa Thánh Với Ơn Toàn Xá” (ban hành ngày 03/12/2018), chúng ta ghi nhận một số điểm sau:

Đọc tiếp

ĐTC Chấp Thuận Tính Luân Lý Của Việc Cắt Bỏ Tử Cung Trong Một Số Trường Hợp

Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời cho vấn nạn luân lý về việc cắt bỏ tử cung trong trường hợp tử cung không còn phù hợp để sinh sản và khi có sự chắc chắn về mặt y tế là việc mang thai có thể đưa đến sẩy thai.

Hôm 10/12/2018, ĐTC đã phê duyệt câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin liên quan đến nghi ngờ về tính hợp luân lý của việc cắt bỏ tử cung trong một số trường hợp.

Đọc tiếp

Tranh – Cuộc Tử Đạo Của Cha Jean-Louis Bonnard Hương Ngày 01-05-1852 Tại Vĩnh Trị

Bức họa cao 1,070 m, rộng 1,789 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Phần chính của bức họa được vẽ rất sống động từ góc nhìn cố định theo luật cận viễn và có dùng bóng sáng tối đồng thời áp dụng cả luật đồng hiện trong hội họa dân gian. Chúng tôi tạm chia bố cục bức họa thành hai phần: sau cuộc hành hình – nghi thức an táng.

Đọc tiếp