Tại Sao Phép Lành Của Đức Thánh Cha Vào Ngày 27 Tháng 3 Sẽ Hết Sức Đặc Biệt

Vậy thì, Đức giáo hoàng có thể làm gì để khiến chính mình chủ động hiện diện trong cuộc sống của mỗi tín hữu? Có một hành động độc đáo mà Ngài có thể thực hiện: Phép lành giáo hoàng “Urbi et Orbi”, dịch từ tiếng Latin “Cho thành [Roma] và toàn thế giới.”

Đó là một hành động mà không có vị Giám mục nào khác có thể thực hiện, và khác hẳn với Thánh lễ – Phép lành này có thể diễn ra hiệu quả thông qua các phương tiện truyền thông, vì lợi ích của các linh hồn tín hữu.

Đọc tiếp

Học Cung Ngắm Mùa Chay – Đơn Giản Dễ Nhớ

Để truyền thông cho lớp trẻ nối tiếp cách ngắm nguyện theo cách truyền thống nhưng với một cách thức đơn giản, chính xác và bài bản. Đức Cha Lô-ren-xô Chu Văn Minh đã tìm hiểu, nghiên cứu về cung ngắm 15 sự thương khó chúa Giêsu mà vào mỗi dịp Mùa Chay chúng ta đều được nghe ở các nhà thờ. Trong video này, Đức Cha Lô-ren-xô sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc công thức cách ngắm nguyện. Video do Truyền thông Tổng Giáo Phận Hà Nội thực hiện.

Đọc tiếp

Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Các Bí Tích: Sắc Lệnh Trong Thời Điểm Đại Dịch Covid-19

Trong thời khắc khó khăn mà chúng ta đang sống với đại dịch Covid-19, và khi xem xét các trường hợp không thể cử hành phụng vụ trong thánh đường [với sự tham dự của cộng đoàn] theo sự hướng dẫn của các Giám mục trong lãnh thổ thuộc quyền các ngài, nhiều vị đã gửi đến Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích một số thắc mắc liên quan đến việc cử hành đại lễ Phục Sinh sắp tới. Nay chúng tôi xin gửi đến các Giám mục những chỉ dẫn tổng quát và một số đề xuất về vấn đề này.

Đọc tiếp

Những Lưu Ý Khi Cử Hành Giải Tội Tập Thể

Trong hoàn cảnh đối phó với dịch bệnh (COVID-19) hiện nay, Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhận được những thắc mắc về việc cử hành giải tội tập thể. Ủy ban Phụng tự lưu ý: Ngoài hình thức thứ I là Xưng tội (Hòa giải) cá nhân và hình thức thứ II là Hòa giải cá nhân – Thống hối cộng đồng, Giáo hội còn dự liệu một hình thức thứ III cho việc cử hành Bí tích Giao hòa trong những hoàn cảnh đặc biệt gọi là Giải tội tập thể (GL 961).

Đọc tiếp

Lịch Sử Mùa Chay Thánh

Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy. Phụng vụ Giáo Hội cũng có các Mùa như: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Thường Niên, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Chúng ta đang chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay có ý nghĩa và không trở nên nhàm chán?

Đọc tiếp

10 Điều Cần Nhớ Trong Mùa Chay

1. Hãy nhớ khẩu hiệu Mùa Chay. Để giúp các tín hữu dễ nhớ các chân lý đức tin, Giáo hội đã tóm gọn những chân lý ấy thành các danh sách và khẩu hiệu như: 10 Điều răn, 7 Bí tích, 3 Ngôi vị trong Ba Ngôi. Đối với Mùa Chay, Giáo hội cũng cho chúng ta một khẩu hiệu gồm ba điều cần thực hiện trong suốt mùa Chay: Cầu nguyện, Ăn chay và Bố thí.

Đọc tiếp

Lý Do Ăn Chay Theo Truyền Thống Kitô Giáo

Nhân loại xa rời Thiên Chúa và đi vào con đường tội lỗi bắt đầu từ việc ăn uống. Thiên Chúa đã truyền lệnh phải chay tịnh khỏi một trái cây duy nhất, cây biết lành biết dữ (x. St 2,17), và Ađam và Evà đã phá vỡ lệnh truyền đó. Việc ăn chay ở đây được kết nối với mầu nhiệm sự sống và sự chết, sự cứu độ và sự trầm luân. Lương thực kéo dài sự sống trong thế giới vật chất này, lại là đối tượng của sự hư hoại và chết chóc.

Đọc tiếp