Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi Năm B


Cuối phần các bài suy niệm có thêm phần gia vị cho bài giảng là những câu chuyện minh họa cho ý nghĩa của các bài đọc Lời Chúa của cử hành ngày lễ này.

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN NĂM B

Lễ Chúa Ba Ngôi

Ngày 26/5/2024

CHẦU THÁNH THỂ

Gíáo xứ Hà Lam

GÍÁO HUẤN SỐ 25

TIÊU CHUẤN LỚN

Các ý thức hệ đánh vào trái tim của Tin mừng (tt)

Sai lầm ý thức hệ tai hại khác được thấy nơi những người nghi ngờ sự dấn thân xã hội của những người khác, xem đó như cái gì nông cạn , phàm tục, duy vật, cộng sản hay dân túy. Hoặc họ tương đối hóa nó, như thể có những điều khác quan trọng hơn hay điều duy nhất quan trọng chính là vấn đề hay chủ trương đạo đức nào đó  mà họ bảo vệ: Chẳng hạn việc chúng ta bảo vệ các thai nhi vô tội cần phải rõ ràng, dứt khoát và quyết liệt, vỉ đây là chuyện bảo vệ phẩm giá sự sống con người, vốn luôn thánh thiêng và luôn có quyền được yêu thương, bất kể ở giai đoạn phát triển nào. Tuy nhiên cũng thánh thiêng không kém, đó là sự sống của những người bị bỏ rơi và thua thiệt, những người đau yếu và giá cả bị làm mồi cho cái chết êm dịu được giấu diếm , những nạn nhân của những vụ buôn người, những dạng nô lệ mới, và mọi hình thức loại trừ. Chúng ta không thể thượng tôn mọt lý thưởng thánh thiện mà trong đó chúng ta thờ ơ  trước sư bất công trong một thế giới  mà một số người mặc sự lãng phí, tiêu pha vung vít và chỉ hăm hở tìm kiếm những món hàng tiêu dùng mới nhất, trong khi những người khác chỉ biết nhìn từ xa va sống trọn kiếp đời  trong cảnh khốn khổ (Tông huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ, số 101).

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

(Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20)

Bài Ðọc I: Ðnl 4, 32-34. 39-40

Chính Chúa là Thiên Chúa, chớ không có Chúa nào khác“.

Trích sách Ðệ Nhị Luật.

Ông Môsê nói cùng dân chúng rằng: “Các ngươi hãy tìm hiểu những thời xa xưa trước kia, từ khi Thiên Chúa tác thành con người trên mặt đất, từ chân trời này đến chân trời nọ, có bao giờ xảy ra một việc vĩ đại như thế này chăng? Có bao giờ người ta đã nghe thấy những việc lạ lùng như vậy chăng? Có bao giờ một dân tộc đã nghe lời Thiên Chúa từ trong lửa phán ra như các ngươi đã nghe mà còn sống chăng? Có bao giờ Chúa đã dùng sự thử thách, dấu chỉ, điềm lạ, chiến tranh, cánh tay quyền năng mạnh mẽ và những thị kiến khủng khiếp, để chọn lấy cho mình một dân tộc giữa các dân tộc khác, như Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã làm tất cả các điều đó trước mặt các ngươi trong đất Ai-cập chăng? Vậy hôm nay các ngươi hãy nhận biết và suy niệm trong lòng rằng: Trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa, chớ không có Chúa nào khác. Hãy tuân giữ các lề luật và giới răn mà hôm nay chính ta truyền dạy cho các ngươi, hầu cho các ngươi và con cháu mai sau được hạnh phúc và tồn tại trên phần đất mà Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi”.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 32, 4-5. 6 và 9. 18-19. 20 và 22

Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Ngài làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.

Xướng: Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành, và mọi cơ binh chúng đều do hơi thở miệng Ngài. Vì chính Ngài phán dạy mà chúng được tạo thành, chính Ngài ra lệnh mà chúng trở nên thực hữu.

Xướng: Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

Xướng: Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.

Bài Ðọc II: Rm 8, 14-17

“Anh em đã nhận tinh thần nghĩa tử; trong tinh thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: Abba, lạy Cha!“.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, ai sống theo Thánh Thần Thiên Chúa, thì là con cái Thiên Chúa. Vì không phải anh em đã nhận tinh thần nô lệ trong sợ hãi nữa, nhưng đã nhận tinh thần nghĩa tử; trong tinh thần ấy, chúng ta kêu lên rằng: “Abba – lạy Cha!” Vì chính Thánh Thần đã làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng: Chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con cái, thì cũng là những người thừa tự, nghĩa là thừa tự của Thiên Chúa, và đồng thừa tự với Ðức Kitô: vì chúng ta đồng chịu đau khổ với Người, để rồi chúng ta sẽ cùng hưởng vinh quang với Người.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Kh 1, 8

Alleluia, alleluia! – Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần; sáng danh Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có và sẽ đến. – Alleluia.

Phúc Âm: Mt 28, 16-20

Làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Bài kết thúc Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Ðó là lời Chúa.

SUY NIỆM I

Lm. Giuse Nguyễn Trung Thành

Đạo Công giáo có 3 mầu nhiệm chính : một là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hai là mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, ba là mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc loài người. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là quan trọng nhất. Sau khi cử hành các lễ về Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần, Gíao hội hôm nay cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi để nhắc nhớ chúng ta mầu nhiệm quan trọng này.

Trong Cựu Ước, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chưa được mặc khải. Có cũng c̣n mù mờ, để cho dn Do thái khỏi nhiễm phải niềm tin đa thần của những dân chung quanh. Phải chờ đến Tân Ươc, chính Chúa Giêsu mới mặc khải cho chúng ta biết : Thiên Chúa  là Cha, là Con và là Thánh Thần. Nhưng Chúa Giêsu không dùng từ “Ba Ngôi”. Đó là từ của ông Thêôphilơ,  một nhà văn thế kỷ thứ hai, ở thành Antiôkhia, nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Lễ Chúa Ba Ngôi được cử hành vào thế kỷ VII. Đến thế kỷ X nhiều Giáo hội đã long trọng cử hành. Năm 1334 Đức Giáo hoàng Gioan XXII  cho cử hành tại Rôma, và từ đó được cử hành trong toàn thể Giáo hội.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm có một Thiên Chúa, nhưng lại có ba ngôi : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. 1 là 3, 3 là 1. Thật là một mầu nhiệm nghịch lư, ngược đời, vì 1 là 1, 3 là 3. Chẳng ai cho vay 3 đồng mà lại chịu để người nợ chỉ trả lại có 1 đồng; vay 3 thì phải trả 3, vay 1 thì phải trả 1. Có khi phải trả hơn, vì bị vay nặng lãi.

Đó là lãnh vực vật chất, lãnh vực tóan học thì 3 là 3, 1 là 1. Nhưng lãnh vực tinh thần, lãnh vực tình yêu thì khác : 3 mà là 1, 1 mà là 3.

Thi sĩ Tản Đà cũng có câu thơ diễn tả sự đo đếm của tinh thần, của tình yêu khác với sự đo đếm của vật chất, của toán học : “Ta với mình tuy hai mà một, mình với ta tuy một mà hai“. Yêu thì đòi phải có hai, nhưng có hai để hiệp nhất nn một. Ca dao có câu : “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua“, nghĩa là yêu  nhau th́ xa cũng là gần, ghét nhau th́ gần cũng là xa. Chúng ta cũng thường nói : “Đi xa về gần”. Thời gian con tim khác với thời gian đồng hồ.

Trong sách Tin Mừng thánh Luca có câu chuyện hai đồng tiền nhỏ của bà góa cho thấy : nhiều mà ít, ít mà nhiều. Nhìn những người bỏ tiền vào hòm cúng ở Đền thờ Giêrusalem, những người giầu có và bà góa nghèo, Chúa Giêsu nói : “Bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết. Qủa vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì bà có để sống” (21,3-4).

Sách Tin Mừng thánh Mátthêu có câu chuyện những người thợ làm vườn nho. Có 5 loại thợ : thợ làm từ sáng sớm, thợ làm từ 9 giờ sáng, thợ làm từ 12 giờ trưa, thợ làm từ 3 giờ chiều, và thợ làm từ 5 giờ chiều. Chiều đến, ông chủ trả lương bằng nhau. Thấy vậy, những người thợ làm từ sáng sớm cằn nhằn : “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (20,11-12). Song ông chủ nói : “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức” (20,15) ? Sách “Bốn Phúc Âm” của nhóm CGKPV cắt nghĩa câu chuyện như sau : “Thiên Chúa làm ǵ cho ai cũng là bởi t́nh thương mà thôi…Kẻ không chấp nhận Người tỏ t́nh thương như thế, kẻ ấy mắc tội ghen tị. Khi người ta đặt nặng các ơn ban hơn là t́nh yêu ban ơn, cũng là hơn chính Đấng thương yêu, th́ người ta không yêu mến mà chỉ ích kỷ” (trang 92).

Thiên Chúa là một, nhưng lại là ba, vì Thiên Chúa là tình yêu. Đó là mầu nhiệm. Mầu nhiệm không có nghĩa là không thể hiểu được, như câu chuyện mà người ta thường kể : một hôm, thánh Augustinô đi dạo trên bờ biển để suy nghĩ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thấy một em bé lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào cái lỗ của con dã tràng, thánh nhân nói :  Làm sao em múc hết được nước biển đổ vào cái lỗ nhỏ bé này“. Không ngờ đó là thiên thần, thiên thần trả lời : “Nhưng còn có thể được, chứ như ngài suy nghĩ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thì không thể nào được“.

Mầu nhiệm không phải là không thể hiểu được, mà là không thể hiểu hết được. Đúng vậy, người ta có bao giờ hiểu hết được tình yêu, mỗi ngày hiểu một ít, chết cũng chưa hiểu hết. Thiên Chúa là tình yêu, mỗi ngày chúng ta hiểu một ít về Thiên Chúa. Trong kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng : “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng“. Chúng ta không tuyên xưng : “Thiên Chúa toàn năng“, song tuyên xưng : “Cha toàn năng“. Khi người ta gọi ai là cha, thì người ta đã nhận người đó có lòng yêu thương, yêu thương như một người cha. Là cha là người yêu thương. Thiên Chúa là cha toàn năng, nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa ṭan năng, sức mạnh yêu thương của Thiên Chúa vô cùng.

Trong ngày lễ Ba Ngơi năm 2018 tại quảng trường thánh Phê-rô, Đức giáo hoàng Phanxicô giảng : “Các bài đọc sách thánh hôm nay giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không chỉ muốn  mặc khải cho chúng ta biết Người hiện hữu, mà cịn hơn thế nữa, Người mặc khải là Thiên Chúa ở với chúng ta, ở gần chúng ta, Thiên Chúa yêu mến chúng ta, Thiên chúa cùng đi với chúng ta, Thiên Chúa quan tâm đến lịch sứ cá nhân của chúng ta, và chăm sóc mỗi người, bắt đầu từ những người bé nhỏ nhất và bần cùng nhất. Người là Thiên Chúa ngự trên cao xanh, ngư trên các tầng trời, nhưng cũng  ngự dưới trần thế, ngay trên mặt đất này (Đnl 4,39). Do đó chúng ta không tin vào một thực thể xa vời nào đó. Không, chúng ta không tin vào một thực thể lạnh lùng ! Mà tri lại, chúng ta tin vo một tình yêu đã mang lại thịt xương của một con người, một tình yêu đã chết và sống lại vì chúng ta, và một tình yêu , với tư cách là ThánhThần đã biến đổi tất cả và dẫn đưa tất cả về sự viên mãn.

Thánh Phaolô (Rm 8,14-17), người đã cảm cảm nghiệmvề sự biến đổi này do Thiên Chúa-Tình Yêu thực hiện, Người đã thông truyền cho chúng ta ý Thiên Chúa muốn chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha…

Do đó, lễ Chúa Ba Ngôi cực thánh làm cho chúng ta chiêm ngưỡng mầu nhiệm của một Thin Cha Đấng sáng tạo, cứu chuộc và không ngừng thánh hóa, luôn luôn với tình yu v qua tình yu, v Thin Cha cho php mỗi thọ tạo  tiếp nhn Người được phản chiếu một luồng ánh sáng vè vẻ đẹp, về lịng tốt lnh v về chn lý của Thin Cha. Thin Cha đ luơn chọn cách bước đi với nhân loại và Người thiết lập một dân tộc được xem lại sự chọn lựa cho mọi quốc gia dân tộc, và cho mọi người mà không hề phân biệt. Kitô hữu không phải là một con người cách ly. Kitô hữu thuộc về một dân tộc. Người ta không thể là Kitô hữu mà không thuộc về một dân tộc (Lưu văn Lộc chuyển ngữ, trang 192-195).

Cầu nguyện

Lạy  Thiên Chúa là Cha chúng con,

Chúa đã sai Con Một làn lời chân lý

và sai Thánh Thần Đấng thánh hóa muôn loài

đến trần gian mặc khải cho chúng con

biết mầu nhiệm cao vời của Chúa

Xin cho chúng con hằng tuyên xưng đức tin chân thật

là nhận biết và tôn thờ

một Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền vinh hiền.

Chúng con cầu xin.

SUY NIỆM II

YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP NHẤT

NHƯ BA NGÔI THIÊN CHÚA

Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang

Mùa Phục Sinh kết thúc với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo hội nhìn lại chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần Thánh hóa. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ngày Chúa nhật mùa Thường niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, Giáo hội phải mừng kính và suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Hơn thế nữa, Giáo Hội là công trình của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quanh Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Là con người lữ hành, Giáo hội phát xuất từ Chúa Cha, sẽ trở về với Chúa Cha, nhờ trung gian của Chúa Kitô, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần. Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô, được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần (GLCG số 772). Vì vậy, Chúa Giêsu ngày xưa sai các Tông đồ và chúng ta ngày nay rằng tiên vàn anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm quan trọng nhất và trung tâm của Đạo Công giáo vì chưng Mầu nhiệm này thuộc đời sống thâm sâu của Thiên Chúa mà con người không thể hiểu thấu, chỉ nhờ Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết mà thôi. Qủa vậy, từ đời đời, Chúa Cha yêu thương và hiệp nhất với Chúa Con. Tình yêu ấy lớn lao đến nỗi Chúa Cha đã sinh ra Chúa Con giống hệt như mình: cùng bản tính, quyền năng như Chúa Cha. Chúa Con là hình ảnh hoàn hảo và nguyên tuyền sự sống của Cha. Cho nên Đức Giêsu nói: “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9) và “Tất cả những gì của Cha đều là của Con” (Ga 16,15). Ngược lại, Chúa Con đáp lại tình yêu và sự hiếp nhất của Chúa Cha cũng nồng nàn tha thiết không kém. Cho nên, Ngài đã kết hợp làm một với Chúa Cha và vui lòng dâng hiến toàn vẹn cho Chúa Cha qua việc vâng lời Cha xuống thế làm người, chịu chết và sống lại để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, tình yêu và sự hiệp nhất đã nối kết Chúa Cha và Chúa Con sinh ra Chúa Thánh Thần, Ngài đến trần gian để tiếp tục công trình của Thiên Chúa là thánh hóa con người cho đến ngày tận thế. Vì vậy, Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi chính là Mầu nhiệm hiệp thông sự sống, tình yêu và hiệp nhất nên một cho nên trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người còn ở thế gian, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17,20-21).

Chúng ta có thể hiểu mầu nhiệm Ba Ngôi theo kiểu gia đình: Chồng yêu thương vợ nên trao hiến trọn vẹn, kết hợp nên một, chung thủy suốt đời và đó nhận con cái vì vậy mà ta thường nói: “mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai, tình yêu nối kết chúng ta, ta yêu nhau qua nên hai hóa ra thành một”. Và cũng từ tình yêu vợ chồng đó nó cũng gắn chặt với con cái, nên “ba là cây nến vàng mẹ là cây nến xanh con là cây nến hồng ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình”. Ba là một! Vâng, chỉ có hiệp thông sự sống, tình yêu và hiệp nhất mới làm cho cha mẹ, con cái thành một gia đình máu mủ với nhau, một đức tin và một Phép rửa cho nên sự gì Thiên Chúa đã liên kết con người không được phân ly là vậy. Rồi, Ba là một! Vâng, chỉ có hiệp thông sự sống, tình yêu và hiệp nhất mới làm mọi người trong giáo xứ, dù khác dòng tộc, khác chức vụ, khác hoàn cảnh sống, khác thân phận… nhưng chúng ta trở thành anh chị em với nhau cùng gọi Chúa là Cha, là con cái Thiên Chúa vì chưng, Lời Chúa trong bài đọc hai, Thánh Phaolô xác tín rằng phần chúng ta, chúng ta đã không lãnh nhận Thần Khí khiến chúng ta trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho chúng ta nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi!” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Cho nên, không lạ gì Thánh nữ Têrêxa Calcutta hiến dâng cả đời để chăm sóc, yêu thương, vỗ về và anh ủi biết bao anh chị em khốn khổ, khuyết tật, bệnh hoạn, sắp chết bên lề đường phố dù họ là khác da màu, khác tôn giáo hay khác văn hóa…

Vì thế, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của chúng ta cũng vậy, phải mở ra cho hết mọi người từ gia đình ra xã hội, từ cộng đoàn giáo xứ ra xã hội. Vì vậy, sống yêu thương hiệp nhất là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của Chúa Ba Ngôi sống động nhất và làm con Chúa của chúng ta

Vậy, là vợ chồng phải yêu thương nhau, hy sinh cho nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe. Là cha mẹ và con cái hãy hòa thuận, hiệp nhất và yêu thương nhau dù phải hy sinh mạng sống vì “gia đình kitô hữu được mời gọi sống mầu nhiệm hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi, đón nhận và thông truyền ơn cứu rỗi” (GL Hôn Nhân Và Gia Đình). Cuối cùng là tha nhân với nhau, chúng ta hãy yêu thương, chia sẻ và đón nhận nhau vì như Thánh Phaolô trong bài đọc 2 dạy rằng tất cả chúng ta con cái Thiên Chúa Ba Ngôi, là anh chị em với nhau, cùng gọi Chúa là Cha mà, sao lại không thương nhau! Cho nên, Thánh Gioan tông đồ khẳng định như đinh đóng cột rằng: “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa “mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối ”(1Ga 4,20). Vì vậy, dù tha nhân đó tội lỗi, có khuyết tật, có ốm đau bệnh hoạn, có trẻ con hay già nua hay nghèo mấy đi nữa cũng phải yêu thương, giúp đỡ họ vì họ là Chúa Kitô đau khổ đang cần tôi yêu thương chăm sóc.

Ước gì, qua Lời Chúa hôm nay, chúng ta hãy biết sống theo khuôn mẫu của Chúa Ba Ngôi. Mọi người trong gia đình, giáo xứ chúng ta biết sống hiệp nhất với nhau. Biết dâng hiến bản thân mình, biết chia sẻ, sống hiệp nhất yêu thương hòa thuận với nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Để thực hiện những điều ấy, ta phải biết bỏ mình, bỏ sở thích riêng, và nhất là phải biết bỏ ý riêng, hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa Ba: mến Chúa và yêu người bằng cách đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu, đặc biệt là biết tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Vinh danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

SUY NIỆM III

HÃY NÓI CHO MUÔN DÂN

Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

Mầu nhiệm sống động

Cựu Ước chưa có mặc khải rõ ràng về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi  Điều này cũng dễ hiểu: dân tộc được tuyển chọn đang chú tâm đến giáo lý một Thiên Chúa duy nhất, và bất cứ một tìm hiểu nào liên quan đến lãnh vực này đều bị nghiêm cấm  Tuy nhiên, trong khi tuyên xưng niềm tin “một Thiên Chúa duy nhất”, dân Israel không bao giờ chủ trương “một Thiên Chúa đơn độc”  Họ không tìm hiểu về khía cạnh mầu nhiệm Thiên Chúa, nhưng luôn cảm nhận cách sống động Thiên Chúa vẫn đang đối thoại với thế giới, với con người, và nhất là với dân được tuyển chọn: Người đang hiện diện với họ qua giao ước Người đã lập

Chỉ nơi Đức Giêsu Phục Sinh, Tân Ước mới hiểu được phần nào mầu nhiệm sự sống thâm sâu nơi Thiên Chúa  “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”  Qua câu nói này của Đức Giêsu, Hội Thánh thời sơ khai nhận ra rằng Thiên Chúa đã cho Đức Giêsu chỗi dậy từ trong cõi chết, và đặt Người ngự bên hữu, đồng thời giao cho Người quyền lãnh đạo trên mọi tạo vật  Cũng từ đây, Hội Thánh tuyên xưng mối liên hệ chặt chẽ giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, Đấng ban sự sống cho kẻ chết: Đức Giêsu cũng ngang hàng với Thiên Chúa

Bí tích Thánh Tẩy đưa người tín hữu vào một cuộc vượt qua đích thực  Họ tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, nhưng lại là một Thiên Chúa Ba Ngôi  Nói thế, bởi vì đặc trưng của Bí tích Thánh Tẩy Kitô giáo là một phép rửa trong Thánh Thần, không thể không có niềm tin thực sự vào Chúa Cha và Chúa Con  Chính vì vậy, phép rửa nhân danh Đức Giêsu dần dần trở thành phép rửa “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”  Công thức này cho thấy cuộc đời và hoạt động của Đức Giêsu chính là hoạt động và sự sống của Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần

Sau thời các Tông Đồ, Hội Thánh không ngừng học hỏi về ý nghĩa cơ bản của mình: phát xuất từ Chúa Ba Ngôi, Hội Thánh có nhiệm vụ dạy cho con người biết họ là con cái Thiên Chúa và họ phải sống xứng đáng với danh hiệu ấy

Làm phép rửa cho muôn dân

Trong ngày lễ mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi, phụng vụ chọn phần cuối của Tin Mừng Mátthêu, bởi vì trong đó có ghi lại công thức của Bí tích Thánh Tẩy, và sứ mệnh Đức Giêsu giao phó cho các môn đệ

* Thiên Chúa ở số nhiều

Nhờ các kiến thức về khoa học, mỗi ngày con người khám phá thêm về vũ trụ  Những khám phá này chứng tỏ vũ trụ gồm nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đầy phức tạp  Trong vũ trụ này, con người đóng vai trò trung tâm của hệ thống những liên hệ: con người với chính mình, với tha nhân và với thế giới

Thực tại huyền nhiệm về Ba Ngôi Thiên Chúa không trình bày về một Vị Sáng Tạo đơn độc như thần linh của các tôn giáo khác  Có lẽ hình ảnh này phù hợp hơn với toàn bộ công trình sáng tạo. Do đó, việc chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi là một sự mở ra hướng đến những tương quan rất khác biệt nhau  Những tương quan này mỗi lúc một phong phú hơn nhờ tình yêu phát xuất từ nguồn mạch nơi Thiên Chúa

* Người môn đệ bị giằng co

Đối với các môn đệ, Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần vừa là đối tượng của đức tin vừa là đối tượng của nghi ngờ  Theo Tin Mừng Mátthêu, mặc dù vẫn nhận ra Đức Giêsu, nhưng một vài người trong số các môn đệ chưa hiểu rõ về Người

Nên nhớ rằng: Đức Kitô hiện diện “mọi ngày cho đến tận thế” không phải là một thực tại có tính áp đặt, buộc con người phải chấp nhận  Trái lại, thực tại này là một “con đường” mỗi ngày một mở ra nếu người ta đi trên đó  Bởi vì qua Đức Giêsu, con người được gặp gỡ với Thiên Chúa sống động, Thiên Chúa Ba Ngôi

* Các dân tộc

Thánh Mátthêu ghi lại lệnh truyền của Đức Giêsu bằng cách sử dụng từ ngữ “muôn dân” chứ không sử dụng từ ngữ “con người” hay “nhân loại”: “Anh em hãy đi đến với muôn dân… để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy”

Ở đây, truyền giáo không chỉ là dán lên mỗi người một nhãn hiệu, nhưng là làm cho mặc khải Kitô giáo vang lên giữa muôn dân, tức là giữa những nền văn hóa, những tâm thức rất khác nhauDo đó, làm phép rửa tức là làm trào vọt lên sự sống, chứ không phải là tập họp con người dưới cùng một quyền bính  Làm phép rửa chính là làm cho mặc khải về một Thiên Chúa Ba Ngôi vang vọng giữa những vực sâu khác biệt của con người và của muôn dân

Tiến lên phía trước

Tin Mừng Mátthêu chấm dứt với cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Đức Giêsu và các môn đệ  Theo tác giả sách Tin Mừng, vào thời điểm quan trọng này, các tông đồ sụp lạy Đức Giêsu, nhưng vẫn có mấy ông hoài nghi. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Giêsu truyền cho các môn đệ: “Vậy anh em hãy đi…”  Bây giờ không phải là lúc đứng tại chỗ để đặt ra những câu hỏi chung quanh ngôi mộ trống  Các môn đệ cần phải hiểu rằng phục sinh không phải là một đích điểm, nhưng là một khởi đầu  Tất cả những điều Đức Giêsu nói và làm, có thể nói, chỉ có ý nghĩa như một cuộc chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu mới này của các Tông đồ, trong đó phục sinh mới chỉ là bình minh, còn cả một ngày ở phía trước. Cuộc phiêu lưu mới này, không phải chỉ là của người Do Thái, những người đã ký kết giao ước với Thiên Chúa, nhưng là của tất cả mọi người: muôn dân

Ngày nay, đôi khi chúng ta tự nhận mình như là sở hữu chủ của lời mặc khải, những người nắm giữ “các giới răn”  Đức Kitô không kêu mời chúng ta trở thành những người thông thạo giáo lý, nhưng là trở thành môn đệ, tức là những người giúp cho người khác gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô như chúng ta đã gặp gỡ. Đàng khác, Đức Kitô không sai chúng ta đi để thu nạp, nhưng để làm phép rửa  Và làm phép rửa trong Thánh Thần chứ không phải chỉ trong nước  Nhờ phép rửa này, mỗi người được Thiên Chúa nhận làm con, mỗi người nhận được tên của mình

Hội Thánh bắt đầu sứ mạng ra đi của mình từ cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu Phục Sinh với các môn đệ ở Galilê  Cuộc ra đi này chỉ có thể thực hiện và đạt kết quả tốt đẹp trong Thánh Thần. Chỉ Thánh Thần mới có sức mạnh để giật con người ra khỏi những nghi ngờ và thói quen  Chỉ mình Người ban hơi thở cho chúng ta có sinh khí để công bố Tin Mừng cả vào lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện  Chỉ mình Người là sức sống mới trong phép rửa do Đức Kitô chịu khổ nạn và phục sinh thiết lập

Cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều có mặt trong sinh hoạt của Hội Thánh: Thánh Thần hướng dẫn mọi công cuộc truyền giáo, Chúa Con hiện diện trong thế giới và mở ra con đường hướng về Chúa Cha  Như thế, trong mỗi mùa phụng vụ – Giáng Sinh, Phục Sinh, Hiện Xuống, Thường Niên – chúng ta đều gặp gỡ với Thiên Chúa để rồi lại ra đi loan báo Tin Mừng: sự chết đã bị đánh tan, Đức Kitô đã phục sinh

* * * * *

Hãy nói cho muôn dân lời mà gió thì thầm với tảng đá và biển cả nói với núi non. Hãy nói cho muôn dân biết về tấm lòng bao la vẫn thấm nhập cả vũ trụ. Hãy nói cho muôn dân biết Thiên Chúa không chỉ là Đấng người ta tin, nhưng Người còn là chén rượu, là bữa ăn được chia sẻ, trong đó mọi người lãnh nhận và trao ban. Hãy nói cho muôn dân biết. Người là kẻ thổi sáo lúc giữa trưa tiếng nhạc vang lên lúc xa lúc gần. Hãy nói cho muôn dân biết Thiên Chúa không chỉ là điều bạn nói ra và bạn vẫn chưa biết rõ về Người.

 

SUY NIỆM IV

THIÊN CHÚA BA NGÔI LÀ THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi (Hội An 26/5/2024)

Lm. Giuse Nguyễn văn Thú

            Trong Giáo Hội có nhiều mầu nhiệm: mầu nhiệm Ngôi Hai làm người, mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc, mầu nhiệm Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, mầu nhiệm các thánh thông công v.v, nhưng mầu nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm nền tảng mọi mầu nhiệm, là mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chính bản thể Ngài và là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống tín hữu (sách GLHTCG, số 234). Khi được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta được rửa sạch tội lỗi nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, không phải nhân danh ba Thiên Chúa, mà là nhân danh một Thiên Chúa có ba Ngôi. Nghĩa là, Thiên Chúa là Đấng tạo thành và là Cha nhân từ; Thiên Chúa là Con duy nhất của Chúa Cha toàn năng, đã chết và sống lại vì chúng ta; Thiên Chúa là Thánh Thần, Đấng hiện diện trong mọi sự, trong vũ trụ và trong lịch sử, đồng thời hướng dẫn mọi sự đến hoàn thành (Sách GLHTCG, số 233). Trong đức tin của Giáo Hội theo lời mạc khải của Chúa Giê-su: ba Ngôi là Thiên Chúa và ba Ngôi có mối hiệp thông mật thiết với nhau, vì ba Ngôi là một Thiên Chúa. Trong Thiên Chúa Ba Ngôi, vũ trụ được tạo dựng và Giáo Hội được thiết lập trong tình yêu thần linh.

  1. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu

Chúng ta thích nhấn mạnh đến hoạt động của Ba Ngôi trong công trình cứu độ, nhưng như thể mỗi Ngôi hoạt động riêng lẻ, không liên hệ gì với nhau. Chúng ta thường nói Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc, Chúa Thánh Thần thánh hóa. Khi nhấn mạnh hoạt động như thế của từng Ngôi, Giáo Hội chú ý đến tính đặc thù của mỗi Ngôi, chứ không hề khẳng định các Ngôi hoạt động độc lập, không liên đới gì với nhau, như thể sau sáng tạo thì Chúa Cha nghỉ ngơi, sau chịu chết cứu độ thì Chúa Giê-su nghỉ ngơi, để giờ chỉ một mình Chúa Thánh Thần hoạt động. Lối nghĩ ấy không đúng với đức tin Giáo Hội được mạc khải.

Trong đức tin của Giáo Hội theo mạc khải của Chúa Giê-su, Ba Ngôi là một và ở trong nhau, không khi nào rời nhau, không khi nào hoạt động độc lập. Mọi hoạt động đều bắt nguồn từ Thiên Chúa Cha nhân lành, hoạt động của Ngôi này đều có sự tham dự của hai Ngôi kia, vì giữa Ba Ngôi không có trước, không có sau. Ba Ngôi hiệp nhất với nhau, vì Ba Ngôi là Thiên Chúa duy nhất.

Về mối hiệp nhất đó trong Thiên Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội được mạc khải và tuyên xưng: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Thiên Chúa là Tình Yêu, ba Ngôi đều là Tình Yêu. Trong bài giảng lễ năm 2009, Đức Bênêđictô lưu ý, chúng ta thường dễ ca ngợi Chúa Thánh Thần là Tình Yêu, mà quên đi rằng Chúa Cha là Tình Yêu, Chúa Con cũng là Tình Yêu, bởi “Thiên Chúa là tình yêu trọn vẹn và duy nhất, tình yêu thuần khiết và vĩnh cửu. Thiên Chúa không sống trong sự đơn độc huy hoàng, nhưng là nguồn sống vô tận được trao ban và trao ban không ngừng.”

Tình yêu là thế: là yêu và được yêu. Giữa tôi và người tôi yêu có mối tương quan mật thiết, tôi yêu và tôi được yêu. Đó không chỉ là tình yêu của tôi, đó cũng không chỉ là tình yêu của người yêu thôi, mà là tình yêu của chúng tôi, cả hai trái tim cùng hòa điệu trong một niềm vui. Trong tình yêu thần linh, ba Ngôi Thiên Chúa hướng về nhau, nên một với nhau, cả ba Ngôi yêu thương nhau và cả ba Ngôi đón nhận tình yêu của nhau trọn vẹn, bởi ba Ngôi Thiên Chúa là Tình Yêu. Đây là đức tin của chúng ta và là niềm hạnh phúc của chúng ta, vì chúng ta được Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng và Giáo Hội là Giáo Hội của Thiên Chúa Tình Yêu.

  1. Ki-tô hữu được yêu và được mời gọi yêu thương

Thiên Chúa Ba Ngôi tạo thành vũ trụ, trong đó, mỗi sự vật phản ánh chiều kích liên đới với Thiên Chúa Tình Yêu. Thánh Phaolô quả quyết, “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5,5). Đức Bênêđictô khẳng định, bằng chứng mạnh mẽ nhất chúng ta được tạo dựng theo “hình ảnh” của Thiên Chúa Ba Ngôi là chỉ có tình yêu làm chúng ta hạnh phúc. Có thể nói, gen di truyền trong chúng ta là từ Thiên Chúa Tình Yêu, nên trong mỗi con người có dấu ấn sâu xa của Thiên Chúa Tình yêu. Vì thế, niềm hạnh phúc trên hết của chúng ta là biết mình được Thiên Chúa yêu thương và biết yêu thương Thiên Chúa qua việc thờ phượng và trung thành với những lời Chúa dạy, bởi trong chúng ta có tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Cuộc đời mỗi chúng ta trải dài trong tình yêu Thiên Chúa và được bao phủ bởi tình yêu của Ngài. Hạnh phúc cho chúng ta là được biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Vậy, nếu chúng ta muốn có cánh rừng, thì phải biết quý từng cây, nếu chúng ta muốn có hương thơm, thì phải giữ lấy từng cây hoa và nếu chúng ta muốn thuộc về Thiên Chúa Tình Yêu, thì phải yêu Chúa trên hết mọi sự và làm lan tỏa tình yêu ấy đến người bên cạnh. Vì lý do đó, thánh Têrêxa Calcutta đã nói: “Thiên Chúa tạo nên chúng ta cho điều lớn lao này, là yêu và chia sẻ tình yêu.” Và “qua bạn, Thiên Chúa yêu thương thế gian.” Mỗi ngày sống, bạn diễn tả tình yêu với Chúa, với gia đình và với người chung quanh thế nào?

Về Giáo Hội, Giáo Hội là Quà Tặng tình yêu từ Thiên Chúa Ba Ngôi, được Chúa Giê-su thiết lập trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì yêu thương Giáo Hội, Chúa Giê-su đã ở với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế trong Thánh Thể và các bí tích trong Giáo Hội, ban Thánh Thần cho Giáo Hội, Đấng Chúa Cha sẽ gởi đến nhân danh Chúa Giê-su, đến ở với Giáo Hội luôn mãi.

Vì được yêu thương, Giáo Hội phải trở nên cộng đoàn tình yêu: yêu thương Thiên Chúa qua bổn phận trung thành công bố lời Chúa, cử hành và tham dự các bí tích, qua việc chu toàn sứ mạng truyền giáo. Không giáo phận hay giáo xứ nào có thể yêu mến Thiên Chúa mà lại thiếu đời sống phụng vụ thân mật với Chúa và thiếu sáng kiến truyền giáo. Là cộng đoàn trao ban yêu thương, Giáo Hội bày tỏ tình yêu thương cho nhau trong ánh mắt, trong thái độ thân thiện và trong tinh thần cộng tác xây dựng Giáo Hội, giáo xứ.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng yêu thương tạo dựng nên chúng con và thiết lập Giáo Hội trong tình yêu của Chúa, mở mắt tâm hồn cho chúng con nhận thấy hạnh phúc vì được Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương và dùng Chúa Thánh Thần khơi tình yêu Chúa, tình yêu Giáo Hội và tình yêu đối với mọi người, để chúng con biết đáp đền tình yêu của Chúa.

 

Gia Vị Cho Bài Giảng Lễ Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm B

Nguồn: giaophancantho.org

  1. BÍ ẨN VỀ CƠ THỂ CON NGƯỜI

Cấu tạo vật chất của chúng ta phức tạp và đáng kinh ngạc biết bao! Về mặt hóa học, cơ thể là vô song về độ phức tạp. Mỗi một trong số 30 nghìn tỷ tế bào của nó là một nhà máy hóa chất nhỏ thực hiện khoảng 10.000 chức năng hóa học. Với 206 xương, 639 cơ, 4 triệu cảm biến đau trên da, 750 triệu túi khí trong phổi, tổng cộng 16 triệu tế bào thần kinh và 30 nghìn tỷ tế bào, cơ thể con người được thiết kế đặc biệt cho sự sống. Và bộ não! Bộ não con người với hệ thần kinh là sự sắp xếp phức tạp nhất của vật chất ở bất kỳ đâu trong vũ trụ. Một nhà khoa học ước tính rằng bộ não của chúng ta trung bình xử lý hơn 10.000 suy nghĩ và khái niệm mỗi ngày. Ba tỷ cặp DNA trong một quả trứng đã thụ tinh (bào thai đã được Chúa ban cho một linh hồn thiêng liêng, bất tử) kiểm soát mọi hoạt động của con người, 30.000 gen tạo ra 90.000 protein trong cơ thể. Bill Bryson trong cuốn sách A Short History of Nearly Everything (Lịch sử ngắn gọn của gần như mọi thứ), nói rằng việc chúng ta tồn tại là một điều kỳ diệu. Hàng nghìn tỷ nguyên tử kết hợp lại với nhau trong khoảng 650.000 giờ (74 năm được tính là tuổi thọ trung bình của con người), và sau đó bắt đầu âm thầm tách rời và chuyển hóa sang dạng vật chất khác. Trước đây chưa bao giờ có, và sẽ không bao giờ có một ai đó giống với chúng ta nữa. Trong 650.000 giờ đó, mầu nhiệm ở chỗ là: chỉ duy nhất chúng ta hiện hữu. Người ta có thể dành nhiều năm chỉ để chiêm nghiệm sự phức tạp kỳ diệu và sự hùng vĩ của công trình sáng tạo của Đức Chúa. Như tác giả Thánh vịnh đã thốt lên rằng: “Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình ngài xiết bao kì diệu!” (Tv 139,14)

* Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta không thể hiểu được mầu nhiệm về Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng tạo thành chúng ta!

  1. BÍ ẨN VỀ VŨ TRỤ

Vũ trụ có khoảng 100–1000 tỷ thiên hà. Thiên hà của chúng ta được gọi là Dải Ngân hà. Dải Ngân hà chứa 100-400 tỷ ngôi sao với các hành tinh của chúng bao gồm mặt trời và các hành tinh xung quanh nó; và trái đất của chúng ta là một trong những tiểu hành tinh này. Điều này có nghĩa là Mặt trời của chúng ta chỉ là một ngôi sao trong số hàng trăm tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà của chúng ta. Đường kính của vũ trụ có thể quan sát được có chiều dài khoảng 93 tỷ năm ánh sáng; mỗi năm ánh sáng tương đương 6 nghìn tỷ dặm. Số lượng và kích thước của các thiên hà và các ngôi sao cũng như các hành tinh trong vũ trụ vẫn là những bí ẩn thách đố tâm trí con người, bất chấp tất cả những khám phá và nghiên cứu thiên văn mới nhất mà nhân loại đạt được. Điều nhỏ bé nhất mà con người làm được là gửi các nhà thiên văn đến vệ tinh gần trái đất là mặt trăng và sao hỏa.

* Nếu vũ trụ bí ẩn như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta đối diện với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Đấng đã tạo ra nó. Chúng ta hãy có thái độ như tác giả Thánh vịnh: “Lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu! …Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài thì con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,2-3)

  1. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CÁC ẨN SĨ

Ba vị ẩn sĩ người Nga sống trên một hòn đảo xa, chưa từng có ai đến đó. Tuy nhiên, một ngày nọ Đức Giám mục giáo phận quyết định thực hiện một chuyến thăm mục vụ để tìm hiểu thêm về đời sống đạo của họ. Khi đến nơi, ngài nhận ra rằng những tu sĩ này không biết ngay cả kinh Lạy Cha. Vì vậy, ngài đã dành tất cả thời gian và nỗ lực của mình để truyền đạt cho họ lời kinh Chúa dạy và sau đó trở về, ngài hài lòng với chuyến thăm mục vụ tốt đẹp. Nhưng khi con tàu nhỏ của ngài vừa rời hòn đảo và quay ra biển khơi, ngài chợt nhìn thấy ba ẩn sĩ đang đi trên mặt nước – thực tế là họ đang chạy theo con tàu. Khi đến gần, họ kêu lên: “Thưa Đức cha, chúng con quên mất kinh Lạy Cha ngài mới dạy chúng con ạ!” Vị Giám mục chưng hửng trước những gì mình đang thấy và nghe, liền hỏi họ: “Nhưng anh em thân mến, thế thì anh em cầu nguyện như thế nào?” Họ trả lời đức giám mục: “Lạy Chúa, chúng con chỉ có ba người và Chúa cũng chỉ có ba Đấng, vậy hãy thương xót chúng con.” Vị giám mục kinh ngạc trước sự thánh thiện và đơn sơ của họ, đáp lại: “Vậy cũng được! Các con hãy trở lại đảo và cứ cầu nguyện như thế nhé!” [Phỏng theo một truyện ngắn của Leo Tolstoy: Ba vị ẩn sĩ “(tiếng Nga: Три Старца)]

  1. CUỘC TRANH LUẬN NGU NGỐC VỀ THIÊN CHÚA

Cuộc tranh luận tưởng tượng sau đây ngụ ý về các học giả câm và điếc, những người nghĩ rằng họ có thể giải thích về Chúa Ba Ngôi cho cộng đoàn của họ hiểu. Người Do Thái và người Công giáo tổ chức một cuộc tranh luận về Thiên Chúa và quyết định mỗi bên cử một đại diện để chứng minh rằng phía của mình là đúng. Quy tắc duy nhất đưa ra là người ta không được nói mà chỉ dùng ngôn ngữ cử chỉ. Họ quyết định về người đại diện của mình. Vatican chọn cử bộ não tốt nhất của mình, hồng y Ratzinger, vị đứng đầu Bộ Giáo lí Đức tin; trong khi người Do Thái chọn một trong những giáo sĩ Do Thái tài giỏi nhất của họ để đại diện. Như một dấu chỉ tỏ bày sự tôn trọng, người Do Thái cho phép cuộc tranh luận được tổ chức tại một nhà thờ địa phương. Thời gian cho cuộc tranh luận đã đến và giáo sĩ Do Thái bước vào nhà thờ, đến gặp vị hồng y. Hồng y vẫy tay về phía bầu trời. Vị giáo sĩ đáp trả bằng cách đập mạnh tay vào lòng bàn tay của mình. Hồng y giơ ba ngón tay lên. Vị giáo sĩ phản ứng bằng cách giơ ngón tay giữa lên. Sau đó, vị hồng y lấy bánh và rượu ra. Lập tức giáo sĩ thò tay vào một chiếc túi và đưa ra hai con cá. Lúc này vị hồng y mới giơ tay lên và bỏ đi.

Sau cuộc tranh luận, hồng y quay trở lại Vatican để trình bày với giáo hoàng và giáo triều. Đức Ratzinger nói: “Trời đất! những người Do Thái đó đã hiểu hết rồi. Đầu tiên, tôi nói với ông ta: ‘Chúa ở khắp mọi nơi,’ thì ông ta đáp lại: ‘Chúa ở ngay đây.’ Tôi đã rất ngạc nhiên. Vì vậy, tôi giơ ba ngón tay tượng trưng cho Ba Ngôi Chí Thánh, thì ông ấy đáp: ‘Tất cả chúng ta đều thờ phượng một Đức Chúa Trời.’ Tôi không biết phải làm gì thêm nên tôi cho ông ấy xem bánh và rượu tượng trưng cho lễ hy sinh của Chúa Giêsu, thì ông ấy đáp lại bằng hai con cá, những thứ mà chính Chúa Giêsu cung cấp.”

Rabbi quay trở lại hội đường và cũng kể cho những người khác nghe phiên bản của ông về những gì đã xảy ra. “Trời đất, các bạn sẽ không được tin những người Công giáo đó. Khoảnh khắc tôi bước vào nhà thờ, ông già đó với chiếc mũ đỏ kỳ lạ ra hiệu cho tôi: ‘Không có người Do Thái nào được phép vào đây.’ Tôi đáp lại: ‘Tôi đang ở ngay đây.’ Sau đó ông ta nói: ‘Ông có ba phút để ra khỏi đây.’ Tôi nói: ‘Tôi đi lạc.’ Sau đó, ông ta lấy đồ ăn trưa ra, vì vậy tôi cũng cho ông ấy thấy đồ ăn của tôi!”

  1. ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI

Một nhà truyền giáo châu Phi, trong chuyến hồi hương về lại nước Pháp, thấy một chiếc đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời tuyệt đẹp. Ông tự nghĩ: “Chiếc đồng hồ mặt trời đó sẽ rất hữu ích cho dân làng của tôi ở châu Phi. Tôi có thể dùng nó để dạy họ biết thời gian trong ngày.” Và nhà truyền giáo đã mua chiếc đồng hồ mặt trời, đóng hộp và mang nó trở lại châu Phi. Khi trưởng làng nhìn thấy nó, ông ta khăng khăng rằng nó phải được treo ở trung tâm ngôi làng. Còn những người dân làng thì rất vui mừng với cái đồng hồ mặt trời quá mới lạ đối với họ. Họ chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì lạ lùng như vậy trong đời. Họ thậm chí còn vui mừng hơn khi biết nó hoạt động như thế nào. Nhà truyền giáo rất vui mừng trước phản ứng của mọi người đối với cái đồng hồ mặt trời của mình. Nhưng ông hoàn toàn không chuẩn bị cho những gì xảy ra vài ngày sau đó. Người dân trong làng đã cùng nhau dựng lên một mái nhà che nắng che mưa cho cái đồng hồ mới!

 * Các Kitô hữu chúng ta có thể rất giống dân làng châu Phi. Mặc khải cao trọng nhất và huyền nhiệm nhất về đức tin của chúng ta là Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cần phải sống và rao truyền mầu nhiệm này,  nhưng chúng ta lại che giấu dưới mái nhà tự tạo của chúng ta.

  1. LỜI CHỨNG PHỔ QUÁT

Một minh họa rất cụ thể về Chúa Ba Ngôi đến từ nhà khoa học nổi tiếng thế giới, tiến sĩ Henry Morris. Ông ghi nhận rằng toàn bộ vũ trụ được thiết kế theo mô hình Ba Ngôi. Vũ trụ bao gồm ba hình thể: vật chất, không gian và thời gian. Lấy đi bất kỳ một trong ba thực thể đó thì vũ trụ sẽ không còn tồn tại. Và mỗi một trong số đó tự nó cũng mang dấu ấn ba ngôi. Vật chất = khối lượng + năng lượng + chuyển động. Không gian = chiều dài + chiều cao + chiều rộng. Thời gian = quá khứ + hiện tại + tương lai. Vì vậy, toàn thể vũ trụ đều làm chứng về quyền năng Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra nó (x. Tv 19,1).

  1. TRONG MỘT THẾ GIỚI BÍ ẨN

Thế giới mà chúng ta đang sống không đơn giản như nó có vẻ tồn tại. Nó chứa đầy những bí ẩn chưa giải thích được, do đó đặt ra nhiều câu hỏi cho chúng ta. Có rất nhiều hiện tượng kỳ bí mà khoa học chưa tìm ra lời giải thích thỏa đáng. Nhiều bí ẩn khiến chúng ta băn khoăn, tra vấn mãi và cố gắng tìm hiểu thêm về thế giới của chúng ta. Những bí ẩn này đã làm bối rối nhiều người trong suốt lịch sử. Đơn cử một số hiện tượng: 1. Tam giác quỷ Bermuda được cho là ẩn giấu những sức mạnh siêu nhiên kì bí, do đó máy bay và tàu bè đến gần nó đều biến mất. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ có thể tìm ra nguyên nhân chính xác của việc tàu thuyền và máy bay biến mất, họ cũng không thể lần theo dấu vết của những đồ vật đã biệt tích. Tam giác quỷ Bermuda vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. 2. Vật thể không xác định, viết tắt là UFO, là những vật thể giống như cái đĩa được nhìn thấy trên bầu trời ban đêm. Người ta nói rằng chúng phát sáng và có gắn đèn chiếu. Nhiều người tuyên bố đã nhìn thấy chúng bay lơ lửng trên bầu trời hoặc bay ngang qua một cách rất nhanh chóng. Người ta tin rằng chúng có thể là tàu vũ trụ hoặc phương tiện di chuyển của người ngoài hành tinh đến trái đất. 3. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy khoảng 13 hộp sọ pha lê ở các vùng đất của Mexicô cũng như Trung và Nam Mỹ. Chúng giống như những chiếc đầu lâu của con người có niên đại từ 5000 đến 36000 năm tuổi được làm từ đá pha lê màu trắng đục. Nhiều nhà khoa học đã “vò đầu bứt tóc” cố đưa ra lời giải thích cho việc cấu tạo những hộp sọ này, nhưng chưa thỏa đáng…Qua những nghiên cứu người ta có thể tìm ra câu trả lời cho một số điều bí ẩn trong thiên nhiên, trong vũ trụ, nhưng chắc chắn còn rất nhiều hiện tượng con người không thể giải thích được.

* Nếu trên thế giới này còn có rất nhiều điều không thể giải thích được thì làm sao chúng ta có thể mong đợi giải thích được mầu nhiệm về Thiên Chúa!

  1. MỘT CÂU HỎI KHÓ

Một cha già ở miền Tây trong vùng sâu vùng xa kể một dịp kia ngài đi thăm giáo dân và cử hành nghi thức cuối cùng cho một người đàn ông mới bị đột quỵ bất ngờ tại nhà riêng. Theo thói quen thông thường của ngài, ngài quỳ xuống bên người bệnh và hỏi: “Con có tin Thiên Chúa là Cha, và Con và Thánh Thần không?” Ngài thấy người đàn ông hơi tỉnh lại một chút, mở một mắt, nhìn ngài và nói: “Tui đây…sắp chớt mà ông cha hỏi tui cái gì…khó dữ dzậy!?”

* Có những điều về cuộc sống và đức tin mà chúng ta không hiểu, nhưng chúng ta không được từ bỏ nỗ lực để hiểu.

  1. BÍ MẬT VỀ PHỤ NỮ

(Chuyện vui)

Một ngày nọ, đang khi đi dạo với Chúa trong vườn Địa Đàng, Ađam hỏi Chúa: “Xin lỗi Chúa, con có thể hỏi Ngài một vài câu hỏi được không ạ?” Đức Chúa trả lời: “Được, tiếp tục đi Ađam, nhưng hãy mau lẹ, vì Ta còn phải tiếp tục tạo dựng một thế giới hoàn chỉnh”. Vậy Ađam hỏi ngay: “Khi Chúa tạo dựng Evà, tại sao Ngài lại cho cơ thể cô ấy uốn cong và mềm mại không giống như của con vậy?” “Ta đã làm điều đó, Ađam, để con có thể yêu cô ấy.” “Ồ, vậy thì tại sao Chúa lại cho cô ấy có mái tóc dài, óng ả và đẹp đẽ thế ạ?” “Ta làm điều đó, Ađam, để con có thể yêu cô ấy.” “Ồ, vậy thì tại sao Chúa lại khiến cô ấy kém trí khôn đến thế? Có phải cũng để con yêu cô ấy không ạ? ” “À, Ađam, không! Ta tạo nên như vậy để cô ấy có thể yêu con!”

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm