Chúa Nhật II Mùa Chay Năm B


CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B

Ngày 25/02/2024

CHẦU THÁNH THỂ

Giáo xứ Phú Thượng

GIÁO HUẤN SỐ 13

TRONG ÁNH SÁNG CỦA TÔN SƯ

Phúc cho những ai xây dựng hòa bình,

vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Mối phúc này làm chúng ta nghĩ đến những tình trạng chiến tranh bất tận trong thế giới. Nhưng chính chúng ta thường là một nguyên nhân của xung đột hay ít nhất là của sự hiểu lầm. Chảng hạn, tôi có thể nghe một điều gì đó về một ai đó, và tôi đi lặp lại nó. Thậm chí tôi có thể thêm thắt vào và làm lan tràn nó… Và câu chuyện càng gây tai hại thì dường như tôi càng khoái chí. Cái thế giới ngồi lê đôi mách của những người tiêu cực và phá hoại không thể đem lại hòa bình. Những người như thế thật sự là kẻ thù của hòa bình, họ không thể nào ‘có phúc’ (Tông huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ, số 87).

 

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15

Bài Ðọc I: St 22, 1-2. 9a. 10-13. 15-18

“Của hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta”.

Trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: “Abraham, Abraham!” Ông đáp lại: “Dạ, con đây”. Chúa nói: “Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi”.

Khi hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên bàn thờ trên đống củi. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: “Abraham, Abraham!” Ông thưa lại: “Dạ, con đây”. Người nói: “Ðừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta”. Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con mình. Thiên thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng: “Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành của quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta”.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 115, 10 và 15. 16-17. 18-19

Ðáp: Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa trong miền đất của nhân sinh (Tv 114, 9).

Xướng: Tôi đã tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: “Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!” Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài.

Xướng: Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa.

Xướng: Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài, trong nơi hành lang nhà Chúa, ở giữa lòng ngươi, Giê-rusalem hỡi! .

 

Bài Ðọc II: Rm 8, 31b-34

“Thiên Chúa không dung tha chính Con mình”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta? Người không dung tha chính Con mình, nhưng lại phó thác Con vì tất cả chúng ta, há Người lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Người sao? Ai sẽ tố cáo những kẻ Chúa chọn? (Chẳng lẽ là) chính Chúa, Ðấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án? (Chẳng lẽ là) Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã chết và hơn nữa đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, cũng đang biện hộ cho chúng ta?

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 17, 5

Từ trong đám mây sáng chói, có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Ðây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”.

Phúc Âm: Mc 9, 1-9

“Ðây là Con Ta rất yêu dấu”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia”. Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó có một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”. Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”

Ðó là lời Chúa.

 

SUY NIỆM I

NIỀM VUI TRONG MÙA CHAY THÁNH

 (Hội An 25/2/2024)

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thú

Đi vào mùa Chay, chúng ta không thể không có tâm trạng buồn phiền hối tiếc về những tội lỗi chúng ta đã phạm khiến làm buồn lòng Chúa và mất đi ân nghĩa với Chúa. Nhưng đi sâu vào mùa Chay, tâm hồn tín hữu còn phải rộn ràng niềm vui, vì như thánh Phaolô đã nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6,2). Nếu không có được niềm vui này, chúng ta đáng nhận lãnh những lời quở trách của Đức Phanxicô, “những Kitô hữu sống mùa Chay mà không có mùa Phục sinh”, những kẻ “tâm lý nấm mồ”, ủ dột. Nói cách khác, niềm vui đi vào mùa Chay phải lớn hơn những hối tiếc, vì đây là thời gian Chúa Thánh Thần đưa dẫn chúng ta đi vào mối tình thân với Thiên Chúa, đây là mùa chúng ta được thứ tha, được làm hòa với Thiên Chúa và được nên người mới nhờ nên một với Chúa Giêsu.

Tin Mừng hôm nay cho biết, niềm vui phải bừng lên trong tâm hồn nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô và được nghe lời Ngài. Chính Chúa Cha đã giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” Nói như Đức Thánh Cha Bênêđictô, niềm vui chúng ta có được không phải vì lựa chọn được một lý tưởng, nhưng là vì được gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng mang đến cho chúng ta một cuộc sống mới, một hướng đi quyết định.

Gặp được Chúa Giêsu phải là niềm vui của chúng ta hay niềm vui chúng ta chỉ có được khi được gặp Chúa, bởi Ngài là Thiên Chúa và nơi Ngài có lời của Thiên Chúa.

  1. Niềm vui được gặp Chúa Giêsu

Trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, Đức Thánh Cha Phanxico đã đề cập đến mối nguy sầu buồn của thời đại đang lăm le chiếm lấy tâm hồn mọi người, cách riêng người Kitô hữu, đó là chúng ta đã để cho tâm hồn mình tràn ngập tư lợi, ích kỷ, tìm kiếm những thú vui phù phiếm, tội lỗi và đời sống nội tâm đóng kín, nên con tim không còn đập những nhịp nhiệt thành, không còn chỗ cho Thiên Chúa và không còn nghe được lời Thiên Chúa. Một khi như thế, chúng ta không được nếm hưởng niềm vui ngọt ngào của người gặp Chúa và của người được nghe lời Chúa. Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta ở bất cứ hoàn cảnh nào, ngay lúc này hãy có cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, hay ít ra, cứ để cho Chúa gặp gỡ mình và không ngừng tìm kiếm Chúa mỗi ngày.

Thực vậy, thưa anh chị em, chỉ khi gặp gỡ Chúa và sống tình thân với Chúa, chúng ta mới có được niềm vui chắc chắn và đích thực. Chúng ta đã cảm nghiệm niềm vui khi chúng ta sống đẹp lòng Chúa, sống thánh thiện! Chúng ta có niềm vui nhờ sống lại tình thân với Chúa. Chúng ta có niềm vui được tha thứ khi đến với Đấng tha thứ đến bảy mươi lần bảy tại tòa Giải Tội, luôn cho chúng ta cơ hội bắt đầu lại đời sống thánh thiện. Chúng ta có niềm vui ngay úc gặp gian nan khốn khó, niềm vui lúc ấy là niềm vui phó thác vào Chúa. Nói tóm lại, “với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui được sinh ra và luôn luôn tái sinh.”

  1. Niềm vui được nghe lời Chúa

Trong mùa Chay, chúng ta còn có được niềm vui nghe lời Chúa. Chúa Cha khích lệ chúng ta “hãy nghe lời Ngài,” vì lời Chúa luôn là niềm vui. Chúa Giêsu cũng đã quả quyết như thế: “Thầy nói với các con những điều này để niềm vui của Thầy ở trong các con và niềm vui của các con được nên trọn” (Ga 15,11). Nhận được lời Thiên Chúa, Mẹ Maria đã reo lên “Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi.” Các tông đồ đã cảm nghiệm được niềm vui ngay cả trong hoàn cảnh bách hại cũng nhờ lời Chúa hứa: “Các con sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của các con sẽ biến thành niềm vui” (Ga 16,20). Được nghe lời Chúa là nhận được niềm vui.

Tuy nhiên, niềm vui được nghe lời Chúa không miễn chuẩn cho chúng ta việc thực thi lời Chúa, dù việc thực thi đó đòi hỏi chúng ta phải hiến tế cuộc đời mình. Abraham vâng nghe lời Chúa, lên núi cao và sẵn sàng hiến tế Isaac, người con duy nhất của mình cho Thiên Chúa. Nói cách khác, vâng nghe lời Chúa để dâng Isaac cho Thiên Chúa, Abraham dâng cả tương lai, đó là hành động quyết liệt của đức tin, của việc thực thi lời Chúa. Để thực thi thánh ý của Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng phải hiến tế cuộc đời mình trên thánh giá. Các môn đệ được đặc ân chứng kiến cuộc biến hình vinh quang của Chúa Giêsu trên núi, cũng được mời gọi đem lời Chúa ra thực hành, dù phải đi trọn con đường thánh giá như Chúa Giêsu. Vì niềm vui xuất phát từ việc đem lời Chúa ra thực hành như thế, nên thánh Phaolô đã chia sẻ rằng, “Tình yêu Chúa thúc bách tôi” (2Cr 5,14) và “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).

Như vậy, thưa anh chị em, mùa Chay quả là mùa đem lại niềm vui cho chúng ta: vui vì được tha thứ và được gặp gỡ, được sống tình thân với Chúa Giêsu phục sinh hôm nay trong Thánh Thể; vui vì được nghe và sống lời Chúa. Vậy, việc gì tôi có thể thay đổi trong tuần này để sống lại tình thân với Chúa? Tôi làm gì để thúc giục mọi người trong gia đình đến lãnh bí tích Giải Tội hầu được niềm vui tha thứ? Tôi có quyết tâm gì để nghe lời Chúa hằng ngày và để tận hưởng niềm vui mùa Chay là sống với Chúa Giê-su, Con yêu dấu của Chúa Cha.

Xin Chúa cho niềm vui này luôn ngập tràn trong mỗi tâm hồn con và mọi tín hữu, để chúng con tận dụng mùa Chay thánh này mà sống lại mối tình thân với Chúa và luôn thực hành lời Chúa như cuộc hiến tế hằng ngày của đời chúng con và như Chúa nói: niềm vui này không ai lấy mất được khỏi chúng con (Ga 16,22).

SUY NIỆM II

HUY HOÀNG NHƯNG THÂN TÌNH

Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật. OP

Trong tình thân mật

Biến cố Ðức Giêsu biến đổi hình dạng trong cuộc gặp gỡ trên đỉnh núi có thể được coi như một cuộc chuyển giao quyền hành, một nghi thức phụng vụ về cuộc đăng quang của Ðấng Mêsia  Tuy vậy, nghi lễ này rất đơn giản: đây là một nghi lễ của tình bạn, diễn ra trong bầu khí thân mật, chẳng có sấm chớp như trong các cuộc thần hiện thời Cựu Ước  Chỉ có ánh sáng rực rỡ, có lẽ phát xuất từ chính thân thể của Ðấng Mêsia

Sự kiện Ðức Giêsu biến đổi hình dạng có nghĩa là Vinh Quang đã trở thành Xác phàm, và cuộc sống vinh phúc có thể thực hiện ngay tại trần gian này  Biến cố này cũng là cuộc hiển linh, là sự tỏ hiện của tình thân mật, của sự hiệp thông và việc trao đổi trong tình huynh đệ  Nói tóm, đây là một mặc khải về tình thân mật theo chiều kích Tin Mừng, được bày tỏ trong một kinh nghiệm ngọt ngào  Thực vậy, tình yêu vẫn là yếu tố nền tảng và sâu xa của Tin Mừng

Sự kiện Ðức Giêsu biến đổi hình dạng hoàn toàn khác hẳn với sự kiện Ðức Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc  Trước hết là nơi chốn: hôm nay, Ðức Giêsu biến đổi hình dạng trên một ngọn núi cao, còn trước đây, Người chịu cám dỗ trong sa mạc  Ở đây, Ðức Giêsu có các bạn hữu cùng tham dự, còn trong câu chuyện trước, chỉ có một mình Người chống lại các cám dỗ của ma quỷ

Câu chuyện trong sa mạc là một phần trong hành trình tâm linh của Ðức Giêsu: Người muốn đồng hình với nhân loại đến tận cùng của bóng tối  Sa mạc khắc nghiệt, những ảo ảnh: các yếu tố này thuộc về con người cũ, đơn độc, không có sự trợ giúp của ân sủng

Ngược lại, câu chuyện trên núi cao là mầu nhiệm của con cái ánh sáng  Như Ngôi Lời, họ là những người phát xuất từ Ánh Sáng  Ðồng thời, câu chuyện này cũng là mầu nhiệm về tình thân mật  Cùng với Ðức Kitô, con người đạt tới tình thân hữu chân thực

Nói tóm, việc biến đổi hình dạng là một dự báo về cuộc phục sinh  Ðức Kitô của ngày hôm qua, con người chịu cám dỗ, nhắc nhớ lại cuộc thử thách lâu dài của dân Do Thái: họ đã đi đến tận cùng của hoả ngục là Ai Cập và sa mạc  Còn hôm nay, Ðức Kitô đã cho thấy hình ảnh về Phục Sinh, trong đó Người được tôn vinh và hoàn toàn rực rỡ

Ngoài ra, trong câu chuyện hôm nay, vây quanh Ðức Giêsu là các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan, những người bạn thân tín nhất  Người cho các ông tham dự vào mầu nhiệm của Người  Cũng theo cách thức này, vào buổi chiều ngày Phục Sinh, Ðức Giêsu sẽ đàm đạo với các môn đệ đang trên đường trở về Emmau  Sau đó, Người còn dùng bữa tối với họ, như những người bạn chân tình

Xưa kia, ngôn sứ Isaia đã la lên: “Hãy trèo lên núi cao, hỡi những kẻ loan Tin Mừng cho Giêrusalem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh… Kìa Thiên Chúa các ngươi” (Is 40,9)

Tin Mừng – cũng như Ðức Kitô, không cần có những nơi cao, nhưng chỉ cần một cử chỉ, đó là chia sẻ tình huynh đệ  Chỉ một cử chỉ đó thôi là ánh sáng của núi Tabor sẽ ló rạng, Ðức Kitô xuất hiện, và tâm hồn mỗi người sẽ bừng cháy  Mỗi người Kitô hữu đều có thể làm được điều này

Việc biến đổi hình dạng của Ðức Kitô vẫn được tiếp diễn vào cuối một chặng đường cùng đi với nhau, cùng ngồi vào bàn và chia sẻ  Ðó cũng là ý nghĩa của Thánh lễ

Được tách riêng ra…

Các chi tiết trong trình thuật Ðức Giêsu biến đổi hình dạng đều rõ ràng và ai nấy đều biết; tuy thế, mỗi tác giả sách Tin Mừng vẫn có một vài chi tiết riêng  Chẳng hạn, thánh Máccô có ý nhấn mạnh đến chi tiết một mình Ðức Giêsu với các môn đệ, đặc biệt là câu hỏi của các môn đệ: “Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?” Các tác giả Mátthêu và Luca không nhấn mạnh đến chi tiết này

“Ðức Giêsu đưa các ông đi riêng ra một chỗ    chỉ mình các ông thôi    Các ông chợt nhìn quanh    chỉ còn Ðức Giêsu với các ông mà thôi   ”

Cuộc đời của người tín hữu không thể nào tránh được những khoảng thời gian cô độc

Giữa một thế giới nghi ngờ, hay không biết đến Thiên

Chúa, người tín hữu cảm thấy mình lạc lõng, cô độc  Ngoài ra, trong bước đường riêng tư, con người vẫn luôn phải đối diện với những điều không rõ ràng, luôn phải loay hoay trước những vấn đề của mình, nên họ cũng thường cảm thấy cô đơn

Có thể Tin Mừng vẫn ít được biết đến, và người tín hữu sống trong một xã hội dường như bằng lòng thoả mãn với tình trạng này  Ai quyết định đáp trả lại tiếng gọi của lòng tin cũng là quyết định sống cô đơn

Và những ai đi theo chọn lựa này, Ðức Giêsu đưa riêng họ ra một nơi  Chính Ðức Giêsu đã sống tình trạng này: đi qua tình trạng cô đơn trên thập giá để rồi đạt tới vinh quang Phục Sinh  Trên bước đường đó, ánh sáng đức tin, cũng như ánh sáng của biến cố trên núi Tabor, sẽ luôn chiếu toả trên cuộc sống, đưa đến một cái nhìn mới về con người và cuộc đời

Tuy thế, ánh sáng này không làm cho các môn đệ hết thắc mắc  Các ông vẫn bàn tán với nhau: “Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?”

Từ việc được soi sáng đến kinh nghiệm đức tin, luôn có một khoảng cách, một hành trình làm thành một cuộc vượt qua  Cuộc vượt qua này không chỉ là một biến cố lịch sử, nhưng là một thực tại diễn ra bên trong mỗi người

Lúc này, các vấn đề được đặt ra trong ánh sáng đức tin, và con người tiến bước vào trong mầu nhiệm thân mật của Thiên Chúa

Lệnh cấm hay là ký thác

“Ở trên núi xuống, Ðức Giêsu cấm các ông không được kể lại cho ai nghe những điều đã thấy, cho đến khi Con Người

từ cõi chết sống lại” (Mc 9,9)

Chúng ta có thể nghĩ rằng lệnh truyền này không liên hệ gì đến chúng ta, bởi vì chúng ta là những người sống sau biến cố Phục Sinh  Chúng ta có bổn phận phải loan báo dung nhan hiển vinh của Ðấng Cứu Thế, dù gặp thời thuận tiện hay không

Tuy nhiên, chúng ta không có quyền cho rằng lời nhắn nhủ về bí mật thiên sai không còn giá trị  Thật thế, chúng ta biết rằng, sau khi chịu khổ hình, Ðức Giêsu đã chỗi dậy từ cõi chết và đã được đưa lên ngự bên hữu Chúa Cha  Nhưng chúng ta cũng biết rằng, cuộc Phục Sinh của Ðức Kitô, đỉnh cao trong cuộc đời tại thế của Người, mới chỉ là giai đoạn đầu trong việc cứu độ toàn thể nhân loại  Sau nhiều năm lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, mỗi chúng ta vẫn chưa ra khỏi ngôi mộ và chưa thể cất lên tiếng hát của những người được cứu  Hội Thánh vẫn chưa thật sự nhận thấy dung nhan vinh hiển được dành cho mình  Nhân loại ở thế kỷ XXI vẫn chưa hoàn toàn đạt tới tình trạng tự do của những người con được sinh ra từ Chúa Thánh Thần

Như thế, tình trạng của chúng ta cũng giống như của các môn đệ sau khi Ðức Giêsu biến đổi hình dạng, nghĩa là luôn lên đường tiến về thành đô, tức là giữa nhân loại, nơi Ðức Giêsu chịu khổ hình và chịu chết  Chúng ta chưa vội báo tin ầm ỹ về chiến thắng vượt qua, bởi vì có nguy cơ chúng ta đi bên lề hoặc bỏ qua những ngày thứ Sáu, thứ Bảy Tuần Thánh của con người đương thời  Chúng ta mang trong mình một mầu nhiệm, nhưng vẫn còn rất lạ lùng; chúng ta khám phá thấy nơi mình sức mạnh của sự Phục Sinh, nhưng vẫn còn rất mỏng manh; chúng ta đã chiêm ngắm Ðức Kitô, nhưng vẫn còn đầy bí ẩn

Hãy giữ lấy tất cả những điều ấy, và hãy vùi vào giữa cuộc đời của chúng ta như một hạt giống  Ðừng kể lại những điều đã thấy nếu như Con Người chưa bắt đầu phục sinh nơi chúng ta

 

SUY NIỆM III

Lm. Giuse Nguyễn Trung Thành

Một Bà Đẹp mặc áo sáng chói như mặt trời

Thứ ba (20-2) lễ hai thánh Phanxicô và Giaxinta Mar-tô, và trong biến cố Fatima, Đức Mẹ hiện ra sáng chói như mặt trời. Chị Luxia kể : ‘Bỗng chốc chúng con thấy có cái gì sáng giống như tia chớp. Bấy giờ con nói với hai đứa em họ của con là sắp có giông bão, chúng ta phải mau lùa chiên về nhà. Chúng con đã bắt đầu lùa chiên xuống khỏi ngọn đồi và sắp ra đến đường đi chính. Khi chúng con đến lưng chừng ngọn đồi, gần bên một cây sồi, chúng con trông thấy  một tia chớp lóe lên và sau khi tiến thêm được vài bước, chúng con nhìn thấy trên cây sối có một bà đẹp, mặc áo trắng, sáng chói như mặt trời. từ bà chiếu tỏa ra một luồng ánh sáng rực rỡ như ánh sáng mặt trời xuất hiện tựa qua một bình thủy tinh chứa đầy nước (Nguyễn Hữu Thy, Sứ Điệp Fatima, trang 57).

Trong Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Mac-cô kể : ‘Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông : Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy’ (Mc 9,2-3).

Bài đọc 1 (St 9,8-15) : Sách ‘Lời Chúa Cho Mọi Người viết : ‘Với hết mọi người, trong mọi đất nước, Thiên Chúa ban những dấu chỉ về sự quan phòng và lòng nhân ái của Người qua những biến cố hằng ngày : đó là điều Người bộc lộ khi mời gọi con cháu ông Nô-ê nhìn ra trong cầu vồng lời nhắc nhở lời giao ước Người lập với họ. Vào thời ấy treo cung lên tường  là dấu hiệu bình an của thời đại, cầu vồng là cây cung Thiên Chúa treo trên trời là lều của Người (trang 46)

Bài Tin Mừng (Mc 1,12-15) : Sách Kinh Thánh Tân Ước 2008 viết : ‘Sự biến đổi nói trong c.2b là ở chỗ Đức Giê-su tạm thời từ bỏ hình dạng tạm thời của con người để mặc lấy hình dạng khác. Hình dạng mới này diễn tả cách cụ thể một bản tính vô hình. Theo Mt 17,2 và Lc 9,29 dung nhan Đức Giê-su có biến đổi; cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều đề cập đến y phục của Ngưới : y phục sáng chói chiếu tỏa vinh quang của THIÊN GIỚI. Trong đoạn này, Mc cho thấy : Đức Giê-su, Đấng Mê-si-a ẩn mình, người tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa, tỏ bày ra trước kỳ hạn vinh quang phục sinh của Người’ (trang 220).

Bài đọc 2 (1Pr 3,18-22) : Sách Kinh Thánh 2011 của nhóm CGKPV viết : ‘Trong phép Thánh Tẩy, người tín hữu dấn thân với tất cả lòng tin, được cùng chết và phục sinh với Đức Kitô (trang 2714).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con

phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa

xin lấy Lời hằng sống

mà nuôi dưỡng đức tin của chúng con,

nhờ vậy, cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng

để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện

trong cuộc đời chúng con.

Chúng con cầu xin.

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG

(giaophancantho.org)

  1. HÃY ĐỂ CHO CHÚA TÌM CHÚNG TA

 Một vị hiệu trưởng gọi điện thoại đến nhà của một trong những giáo viên của ông để tìm hiểu lý do tại sao hôm nay anh ta không đi dạy học. Ông được một em nhỏ chào đón: “Xin chào?” trong điện thoại di động của bố cháu.

Hiệu trưởng hỏi: “Bố cháu có ở nhà không?”.

-“Có”, đứa trẻ trả lời.

Hiệu trưởng lại hỏi: “Bác có thể nói chuyện với bố cháu được không?”.

-“Không,” giọng nhỏ đáp lại.

Hiệu trưởng hỏi tiếp: “Mẹ của cháu có ở đó không?”.

-“Có,” câu trả lời gửi đến.

-“Bác có thể nói chuyện với bà ấy được không?”

Một lần nữa, giọng nói nhỏ lầm rầm: “Không!”

-“Được rồi,” hiệu trưởng nói, “Có ai ngoài mẹ cháu không?”

-“Có,” đứa trẻ đáp ngay: “Một cảnh sát.”

-“Một viên cảnh sát? Bây giờ bác có thể nói chuyện với cảnh sát không?”

-“Không, ông ấy đang bận,” đứa trẻ rành mạch đáp.

-“Bận bịu chuyện gì?”, hiệu trưởng hỏi.

Câu trả lời của đứa trẻ là: “Trò chuyện với Bố, Mẹ và người lính cứu hỏa.”

-“Lính cứu hỏa? Có hỏa hoạn trong nhà hay sao?” hiệu trưởng hỏi giật.

-“Không,” đứa trẻ lí nhí.

-“Vậy thì cảnh sát và lính cứu hỏa đang ở đó làm gì?”

Vẫn bình tĩnh, giọng nói đứa trẻ đáp lại với một tiếng cười khúc khích nhẹ: “Họ đang tìm tôi!”

*Sẽ khá khó khăn cho “những người cứu hộ” tìm được đứa trẻ nếu nó cứ tiếp tục trốn tránh họ. Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả kêu gọi người dân miền Giuđêa hãy ra ngoài một không gian rộng mở để Chúa tìm thấy họ. Chúng ta có thể ví lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả giống như người lính cứu hỏa gọi đứa trẻ bị lạc mất. Đứa trẻ phải rời khỏi nơi ẩn náu của mình và đi ra ngoài để cảnh sát có thể tìm thấy.

  1. “XIN LỖI, TÔI KHÔNG NHẬN RA BÀ!”

Một phụ nữ trung niên trải qua kinh nghiệm cận tử trong phòng phẫu thuật. Bà ấy hỏi Chúa có phải mình sắp chết không. Chúa nói “không” và cho biết rằng bà còn sống được thêm 30 đến 40 năm nữa. Với tất cả tiền bạc tích lũy được trong những năm đóng bảo hiểm nhân thọ, bà ấy quyết định tận dụng chúng bằng cách tiếp tục ở lại bệnh viện để thực hiện một “sự thay đổi hoàn hảo.” Bà gọt mặt, hút mỡ, nâng ngực và làm thon gọn vùng bụng. Bà thậm chí còn thay đổi màu tóc của mình thành màu vàng bạch kim. Bà mau chóng trở thành một phụ nữ “hiện đại”, bà tự hào ra khỏi bệnh viện, nhưng bị ngay một chiếc xe cứu thương chạy quá tốc độ đâm chết ở lối cổng vào. Tại Cửa Thiên Đàng, bà gặp mặt Chúa và nói với Ngài, “Sao Chúa nói rằng con còn sống 30 đến 40 năm nữa?” Chúa trả lời, “Xin lỗi, tôi không biết bà.”

*Người Do Thái không nhận ra Gioan Tẩy Giả, không biết ông là sứ giả hay là chính Đấng Messia.

  1. “TẠO SỰ KHÁC BIỆT CHO MÀY!”

Ngày nọ, một người đàn ông đi bộ dọc theo bờ biển. Khi nhìn xuống bãi biển, anh thấy một cậu bé đang đưa tay xuống cát, nhặt một thứ gì đó và rất nhẹ nhàng ném nó xuống biển. Khi đến gần hơn, anh ấy gọi: “Chào buổi sáng, chàng trai trẻ! Cậu đang làm gì đấy?”

Người thiếu niên dừng lại, nhìn lên và trả lời: “Tôi đang ném các con sao biển xuống biển.”
– Tại sao bạn lại ném sao biển xuống biển?”, người đàn ông hỏi.
– “Mặt trời mọc và thủy triều đang rút xuống nhanh. Nếu tôi không ném chúng xuống biển, chúng sẽ chết khô.”
– “Nhưng, cậu không biết rằng có hàng dặm bãi biển ở đây và biết bao sao biển nằm rải rác dọc theo đó. Cậu không thể tạo ra sự khác biệt nào đâu!”

Cậu bé lịch sự lắng nghe. Sau đó, cậu quỳ xuống, tiếp tục nhặt một con sao biển khác và ném nó xuống biển, nổi lềnh bềnh trên những cơn sóng dữ dội, và cao giọng… “Tạo sự khác biệt cho mày!”

*Mùa vọng là thời gian để tạo ra sự khác biệt trong chính cuộc sống của tôi.

  1. TÌM CHIẾC CHÌA KHÓA MẤT

 Một người hàng xóm nhìn thấy Nasuruddin quỳ bò trên hai tay và đầu gối của mình thì hỏi: “Ông đang tìm cái gì vậy, Mullah?”

-“Chìa khóa của tôi.”

Rồi cả hai người đều quỳ xuống tìm kiếm. Một lúc sau, người hàng xóm mới hỏi: “Ông đã đánh mất nó ở đâu?”

-“Ở nhà.”

-“Lạy Chúa! Vậy tại sao ông lại tìm kiếm ở đây?”

-“Vì ở đây sáng hơn!”

*Chúng ta phải tìm kiếm một đời sống mới tốt hơn nơi chúng ta đã đánh mất, và chúng ta đã đánh mất nó từ nơi Chúa; vậy thì chúng ta phải đến với Chúa để tìm kiếm. Trong Mùa Vọng này, chúng ta cần phải đi vào kinh nghiệm sa mạc thiêng liêng, để cảm nghiệm Thiên Chúa, Đấng đang ở đây giữa chúng ta.

  1. LÀM CẠN CHIẾC CỐC

Trong truyền thống Thiền tông miền Viễn Đông có câu chuyện về một vị giáo sư một ngày nọ đến thăm đại sư Nan-In. “Chào Sư phụ!”, vị giáo sư nói, “xin dạy tôi những điều cần thiết để tôi có một cuộc sống hạnh phúc. Tôi đã nghiên cứu Sách Thánh, tôi đã đến thăm những người thầy vĩ đại nhất trong xứ sở này, nhưng tôi chưa tìm ra câu trả lời. Xin chỉ giáo cho tôi”.

Vào lúc này, Nan-In bắt đầu phục vụ trà cho khách của mình. Ông ta rót đầy cốc của khách rồi tiếp tục rót và rót, chủ ý để cho trà bắt đầu trào ra vành cốc và khắp bàn, nhưng ông vẫn cứ rót, cho đến khi nước trà chảy thành dòng trên sàn. Vị giáo sư vẫn theo dõi điều này cho đến khi ông không thể kiềm chế được nữa, mới la to: “Quá đủ rồi! Dừng lại! Đừng rót nữa!”.

 -“Giống như chiếc cốc này”, Nan-In nói, “ông có quá nhiều định kiến, ​​suy đoán và bận tâm của riêng mình. Làm sao tôi có thể chỉ đường cho ông trừ khi trước tiên ông phải làm cạn chiếc cốc của tâm hồn?”

*Chúng ta cần dọn sạch tâm hồn khỏi tất cả những thứ không cần thiết và có hại trong những tuần Mùa Vọng này. Hãy làm sạch nó bằng những tâm tình thống hối và cầu nguyện như Gioan Tẩy Giả kêu gọi.

  1. “HÃY QUÊN ANH ẤY ĐI”

Có một sự việc thú vị và kích thích suy nghĩ từ thánh Laurensô xứ Ả Rập. Khi băng qua sa mạc trong một cơn bão cát mù mịt, Laurensô đột nhiên nhận thấy rằng một người trong nhóm của mình đã bị bỏ lại phía sau vì bị lạc. Quay sang nhóm, ngài hỏi, “Jasmine đâu?”

 -“Quên anh ta đi,” một trong những người dẫn đường nói, “anh ta không chỉ bị bệnh mà còn là kẻ vô dụng!”

Chẳng nói chẳng rằng, Laurensô một mình dũng cảm quay trở lại tìm kiếm người bạn đồng hành đã mất của mình, thậm chí phải chịu rủi ro về tính mạng. Chắc chắn ngài sẽ không yên lòng cho đến khi Jasmine được truy tìm và tái hợp với nhóm.

*Việc Laurensô từ chối bỏ rơi Jasmine đã mất thực sự là một hình ảnh đáng cảm phục; nó nhắc nhở chúng ta về sự quan tâm không ngừng và ân cần của Chúa đối với tất cả chúng ta, những người đã hư mất vì tội.

Lm. Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm