Chúa Nhật II Mùa Vọng – năm A


CN.2.MV.A

(Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12)

Thứ bảy này ngày 3-12 lễ thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê.

Trước hết là bổn mạng Đức cha Nguyễn Quang Sách, giám mục thứ ba của Giáo phận Đà Nẵng. Ngài chịu chức linh mục ngày 8-8-1956, giám mục ngày 6-6-1975, tạ thế ngày 7-7-2013.

Thứ đến là ngày kỷ niệm thụ phong giám mục của Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân ngày 3-12-2007.

Nhân dịp này chúng ta đọc lại cuộc đời của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, Bổn mạng Các Xứ Truyền Giáo, để cầu nguyện cho hai ngài.

Thánh Phanxicô sinh tại lâu đài Xa-vi-ê, nước Tây Ban Nha. Vì thế, thánh nhân được gọi là Phan-xi-cô Xa-vi-ê để phân biệt với các thánh Phan-xi-cô khác. Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê sinh ngày 7-4-1504. Cha ngài là cố vấn của nhà vua và là thẩm phán. Anh em của ngài theo đuổi binh nghiệp, riêng ngài ham thích học hành. Năm 19 tuổi được sang Pháp học đại học.

Sinh viên Pháp sống tự do và thánh Phan-xi-cô luôn có mặt trong những cuộc vui chơi. Dầu vậy ngài vẫn chăm học, và biết rằng con đường học vấn là con đường để tiến thân.

Thánh Phan-xi-cô có một người bạn sống chung trong một phòng. Đó là thánh Phê-rô Fa-vre (Pha-vờ). Một ngày kia thánh Phê-rô Fa-vre nói với thánh Phan-xi-cô : “Cậu đã thấy chàng sinh viên mới chưa ? Hắn cũng là người Tây Ban Nha. Tên hắn là I-nha-xi-ô Loi-ô-la.

Mới gặp lần đầu, thánh Phan-xi-cô đã không có cảm tình với thánh I-nha-xi-ô. Thánh I-nha-xi-ô già, dáng người thấp bé, ăn mặc không đúng mốt, chân đi khập khiễng. Trong khi đó thánh Phan-xi-cô trẻ trung, học giỏi, quần áo bảnh bao, đúng là con nhà qúi phái.

Thánh Phê-rô Fa-vre giúp thánh I-nha-xi-ô học để theo kịp bạn bè, bị thánh Phan-xi-cô chế nhạo. Điều thánh Phan-xi-cô chế nhạo không phải là việc giúp thánh I-nha-xi-ô học hành, mà là để cho thánh I-nha-xi-ô giảng đạo, nói về Chúa, không còn thời giờ ra phố chơi.

Một ngày kia, trong bàn ăn cơm tối, thánh Phan-xi-cô chế nhạo cả hai thánh I-nha-xi-ô và Phêrô. Thánh I-nha-xi-ô chỉ cưới và nói : “Anh Phan-xi-cô này, anh hãy cho tôi biết ‘được lợi ích gì khi được cả thế gian mà mất linh hồn ?” Thánh Phan-xi-cô to tiếng đáp : “Tôi không bảo anh giảng đạo đâu nhé !

Nhưng rồi thánh Phan-xi-cô đã bị đời sống thánh thiện của thánh I-nha-xi-ô lôi cuốn. Thánh Phan-xi-cô thấy nhiều sinh viên tới gặp riêng thánh I-nha-xi-ô. Và đời sống của họ thay đổi. Họ thích cầu nguyện, thích nói về cuộc sống đạo đức.

Thánh Phê-rô phải rời đại học, và thánh I-nha-xi-ô nhờ thánh Phan-xi-cô giúp học hành. Lạ lùng thay, thánh Phan-xi-cô đã nhận lới. Dần dần thay vì là học trò, thánh I-nha-xi-ô trở thành người thầy dạy con đường đạo đức. Thánh Phan-xi-cô theo chân thánh I-nha-xi-ô vào nhà thương thăm các bệnh nhân, vào các khu phố an ủi những người nghèo và đau khổ. Cuối cùng thánh Phan-xi-cô xin gia nhập nhóm của thánh I-nha-xi-ô, tức là dòng Tên. Ngày lể Đức Mẹ lên Trời 15-8-1534, bảy anh em đầu tiên của hội dòng vào nhà thờ Thánh Tâm ở Mont Martre (Núi Mác), trên mộ thánh giám mục Denis Đê-ni), để khấn dâng mình phục vụ Thiên Chúa.

Sau khi học thêm 2 năm thần học, thánh Phan-xi-cô cùng anh em hành hương sang Rô-ma. Các ngài từ bỏ mọi của cải, tiện nghi vật chất, đi chân không. Hành trang mang theo chỉ có một cuốn Kinh Thánh, sách Phụng Vụ Giờ Kinh, và cổ đeo chuỗi Mân Côi. Đức Giáo hoàng Phao-lô III đã chúc lành cho hội dòng.

Ngày 25-5-1537, thánh Phan-xi-cô chịu chức linh mục. Sau đó ngài vào sống trong một túp lều bỏ hoang để tĩnh tâm, dọn mình cho ngày mở tay.

Những ngày ở Rô-ma, anh em hội dòng, theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng đi rao giảng, vào nhà thương chăm sóc các bệnh nhân.

Cũng ở Ro-ma thánh Phan-xi-cô đã mơ : ngài vác một người Ấn Độ trên vai. Đúng như giấc mơ, ngày 7-4-1541, được 35 tuổi, thánh Phan-xi-cô đước sai đi Ấn Độ truyền giáo. Ngài lên tầu vượt qua đại tây dương, vòng qua Phi châu, tới Goa, Ấn Dộ ngày 6-5-1542, sau 13 tháng lênh đênh trên biển cả. Một cuộc hành trình thật là gian lao vất vả.

Sau khi học tiếng nói, thánh Phan-xi-cô bắt đầu cuộc đời rao giảng. Ngài vào nhà thương thăm các bệnh nhân, tới các khu ổ chuột thăm những gia đình nghèo, thăm tù nhân trong các trại tù. Sáng sáng ngài rảo qua các khu phố rung chuông mời các trẻ em đến ngài dạy hát, chơi, học giáo lý và cho mỗi em một cây Thánh Giá. Các em đã gọi cây Thánh Giá là “Thánh giá của ông cha áo đen”, vì ngài luôn mặc áo dòng đen.

Sau 5 tháng, thánh Phan-xi-cô bỏ Goa, xuống thuyền đến miền Cô-mô-rin, có những người làm nghề ngọc trai ở dưới biển. Ngài đã rất thành công, đến nỗi ngài nói : “Mọi ngày tôi đều thấy tái diễn những phép lạ thời Giáo hội sơ khai.

Mùa xuân năm 1545, sau ba năm ở Ấn Độ, thánh Phan-xi-cô xuống thuyền đi Malaysia. Ở đây những người buôn người Bồ và một người Nhật tên là An-ji-rô nói với ngài về nước Nhật. Nên năm 1548, sau ba năm ở Malaysia, ngài trở lại Ấn Độ để đi Nhật.

Tháng 4-1549 thánh Phan-xi-cô cùng với hai cha cùng dòng và anh An-ji-rô xuống thuyền, và tới Nhật vào ngày lễ Mẹ Lên Trời 15-8-1549. Ở Ka-go-shi-ma trên đảo Ky-u-shu, thánh Phan-xi-cô học tiếng Nhật, 12 tháng truyền giáo, chỉ có được 100 người theo đạo, nhà cầm quyền lại cấm đạo nữa. Thánh Phan-xi-cô đế anh An-ji-rô ở lại coi sóc, ngài đi Hi-ra-do gần Na-ga-sa-ki. Tại đây nhà cầm quyền niềm nở đón tiếp. Chỉ vài tuần lễ số người theo đạo nhiều hơn 1 năm ở Ka-go-shi-ma. Thánh Phan-xi-cô để cha Fer-nan-do ở lại, ngài tới Ya-ma-gu-chi ở đảo Hu-shu. Tại đây ngài bị đối xử không tốt, ít kết qủa. Được 1 tháng ngài đi Ky-o-to, lúc bấy giờ là thủ đô của Nhật. Người ta không chấp nhận ngài ăn mặc giản đị. Ngài đành phải ăn mặc bảnh bao để lôi kéo người ta. Ngài đến chào nhà cầm quyền, tặng một cái đàn, 1 cái đồng hồ và 1 kính đeo. Nhà cầm quyền cho phép ngài ở lại truyền giáo. Ngài vào ở trong một ngôi chùa bỏ hoang. Kết qủa rất khả quan.

Thánh Phan-xi-cô trở lại Ấn Độ thăm các giáo đoàn. Ngày 25-4-1552 cùng với một người Trung Hoa tên là An-tôn lên thuyền đi Trung Hoa.

Tương truyền thuyền ngài bị bão, dạt vào Cửa Bạng, Thanh Hóa. Tại đây ngài đánh rơi tràng chuỗi. Một con cua to ngậm trong miện nổi lên mặt nước đưa lại cho ngài. Ngài chúc lành cho nó. Từ đó cua ở Cửa Bạng đều có hình Thánh Giá trên mu.

Tháng 5-1552 ngái tới đảo Hàng Châu, gần Hong Kong. Ngày 2-11, ngài bị sốt rét. Một thương gia đưa ngài lên thuyền đi chữa, nhưng sóng to đành phải đưa ngài trở lại đảo. Một người Bồ đưa ngài vào nhà mình. Sáng sớm thứ bảy 3-12-1552 ngài nhìn cây Thánh Giá cầu nguyện : “Lạy Chúa Giê-su, con vua Đa-vít, xin thương xót con. Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin nhớ đến con !”. Rồi ngài tắt thở. Họ đưa thi thể ngài về Goa, Ấn Độ, và chôn ngài trong nhà nguyện.

Chúng ta đang sống trong Mùa Vọng. Mùa kỷ niệm ngày Chúa Giê-su từ trời giáng sinh xuống thế, để cứu nhân loại. Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê đã noi gương Chúa Giê-su từ trời Âu đến đem Tin Mừng cho các nước Á châu.

Chúng ta hãy ghi ơn ngài. Xin ngài  cũng cầu nguyện cho hai Đức cha của chúng ta (4-12-2013).

———————————————

CN.2.MV.A

Ở đời cũng có những vĩ nhân được tiên báo trước khi sinh ra. Chẳng hạn thánh Đaminh, vị thánh rao giảng lòng mộ mến Chuỗi Mân Côi. Bà Gio-an-na, mẹ thánh Đaminh, khi mang thai ngài, đã mơ sẽ sinh ra một con chó ngậm đuốc chiếu sáng khắp nơi. Đúng như giấc mơ của bà,  thánh Đaminh đã đem Lời Chúa và Chuỗi Mân Côi rao giảng khắp nơi.

Nhưng những lời tiên báo của các vĩ nhân không thể sánh được những lời tiên báo Chúa Cứu Thế ra đời. Có cả hàng trăm câu Kinh Thánh, đặc biệt nhất là của ba vị ngôn sứ Mi-kha, Da-ca-ri-a, và I-sai-a.

Vào thế kỷ 8 trước Công Nguyên, tức là trước cả hàng 800 năm trước Chúa Cứu Thế ra đời, ngôn sứ Mi-kha đã tiên báo quê quán của Chúa Cứu Thế như sau :

Hỡi Be-lem Ép-ra-tha,

Ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa,

Từ nơi ngươi Ta sẽ cho xuất hiện

Một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en

Nguồn gốc của Người có từ thuở trước, từ thuở xa xưa” (5,1).

Vào thế kỷ 7 tCN, ngôn sứ Xô-phô-ni-a đã tiên báo về danh hiệu của Chúa Cứu Thế như sau :

Đức Chúa,Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi,

Người là Vị cứu tinh, là Đấng anh hùng” (3,17).

Vào thế kỷ 6 tCN, ngôn sứ Da-ca-ria koan báo sứ mạng của Chúa Cứu Thế là xây dựng Đền Thờ cho Thiên Chúa:

Một người mệnh danh là “chồi non”, từ nơi nó ở, nó sẽ đâm chồi.

Nó sẽ xây Thánh Điện của Đức Chúa” (6,12).

Đặc biệt là ngôn sứ I-sai-a, vào thế kỷ 8, ngôn sứ tiên báo ba lời về Chúa Cứu Thế :

  • Lời thứ I nói về người nữ sinh ra Chúa Cứu Thế :

Này đây người thiếu nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (7,14).

–   Lời thứ II nói về 4 danh hiệu của Chúa Cứu Thế :

    “Vì một trẻ thơ chào đời sẽ cứu ta,

    Danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu,Thần Linh dũng mãnh, Người Cha    

    muôn thuở, Thủ lãnh hòa bình” (9,5).

  • Lời thứ III trong bđ1.

Bđ1 : Lời thứ III trong bđ1 nói về đức hạnh và việc làm của Chúa Cứu Thế :

  • Có 3 đức hạnh  :

Đức I : “Thần Khí khôn ngoan và minh mẫn” như vua Sa-lô-môn

Đức 2 : “Thần khí mưu lược và dũng mãnh” như vua Đa-vít

Đức 3 : “Thần Khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa” như ông Mô-sê.

–    Có 2 công việc  :

    Việc 1 : thiên nhiên hòa hợp với nhau :

    “ Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.

     Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau

     Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ,

     Sư tử cũng ăn rơm như bò” (11,6-7).

     Việc 2 : thiên nhiên hòa hợp với con người:

     “Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục

     Trẻ thơ vừa cai sữa thọc ty vào ổ rắn hổ mang” (11,8).

BTM : BTM thánh lễ giới thiệu thánh Gio-an Tẩy Giả, Đấng dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến.

Người Do Thái tin rằng ngôn sứ Ê-li-a không chết. Thiên Chúa đưa ông về trời. Khi Đấng Thiên Sai ra đời, thì ông Ê-li-a sẽ trở lại dọn đường.

Sau khi biến hình, từ trên núi xuống, các môn đệ hỏi Chúa Giê-su : “Vậy sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến trước ?”. Chúa Giê-su tả lời : “Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết : Ông Ê-li-a đã đến rồi mà họ không nhận ra, mà còn xử với ông theo ý họ”. Bấy giờ các môn đệ hiểu ý Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả (Mt 17,10-13). Thánh Gio-an đã ăn mặc giống như ngôn sứ Ê-li-a : “Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng giây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn” (Mt 3,4).

Thánh Gio-an giới thiệu Chúa Cứu Thế như sau : “Đấng đến sau tôi thì qyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11).

Đồng thời thánh Gio-an kêu gọi người ta dọn đường cho Chúa đến : “Tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối” (Mt 3,11).

Bđ2 : Hội Thánh ở Rô-ma lúc khởi đầu cũng bất hòa chia rẽ nhau giữa các Ki-tô hữu gốc Do Thái và Ki-tô hữu gốc các nước khác. Chia rẽ đến nỗi sinh ra gây gỗ lộn xộn, nhà cầm quyền Rô-ma phải trục xuất những người gốc Do Thái ra khỏi nước. Vì thế, thư Rô-ma trong bđ2, thánh Phao-lô đã khuyên các Kit-ô hữu Rô-ma hãy lấy Lời Chúa mà sống, để chấp nhận nhau. Thánh Phao-lô viết : “Mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta kiên nhẫn và an ủi chúng ta…, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Ki-tô Giê-su đòi hỏi. Nhờ đó anh em sẽ có thể hiệp ý đồng thanh mà tôn vinh Thiên Chúa” (Rm 15,4.5).

Cám ơn Chúa Hội Thánh VN lúc khởi đầu rất đòan kết thương yêu nhau, đến nỗi người lương gọi đạo Công giáo là “đạo yêu thương”.

    Chúng ta hãy làm hòa, đoàn kết yêu thương nhau, để dón mừng lễ Chúa Giáng Sinh (5-12-2010)

————————————- 

CN.2.MV.A

(Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12)

Ngày hôm qua lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Khi hiện ra ở Lộ Đức, nước Pháp với thánh nữ Bê-na-đét-ta, Đức Mẹ đã cho biết Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Đức Mẹ hiện ra cả thảy 18 lần. Thánh Bê-na-đét-ta đã kể lại như sau :

Lần 1 : Ngày thứ năm 11-2-1858, tôi tới hang đá Grốt-tô. Tôi đi kiếm củi với hai bé gái : Toi-net-te, em tôi và Jean-ne A-ba-die. bạn học…Khi tới núi đá Mas-sa-bi-el-le, chúng tôi đứng trước hang đá. Rồi hai đứa lội qua suối nước đi sang bờ bên kia. Tôi quay lại để cởi bí tất. Vừa cởi bí tất thứ nhất, tôi nghe tiếng động như tiếng gió bão. Quay lại nhìn cánh đồng, tôi thấy cây cối đứng im. Cởi tiếp bí tất thứ nhất xong, tôi lại nghe tiếng động như lần trước. Ngẩng đầu nhìn vào hang, tôi thấy một Bà mặc áo trắng, áo choàng xanh, giây thắt lưng xanh, mỗi bàn chân có một bông hồng vàng, giây chuỗi cũng mầu vàng, còn hạt chuỗi mầu trắng.

Bà ra hiệu cho tôi tới gần; nhưng tôi sợ, tôi không dám, vì nghĩ rằng tôi gặp ma. Tôi lấy tay dụi mắt. Nhìn lại, tôi vẫn thấy Bà. Tôi xỏ tay vào túi lấy chuỗi ra. Tôi làm dấu Thánh Giá, nhưng không sao giơ tay lên trán được. Bà lấy chuỗi, chuỗi Bà để ở cánh tay. Bà làm dấu Thánh Giá. Tôi hết sợ. Tôi cầm chuỗi. Lần này tôi làm dấu được. Tôi qùi xuống và đọc kinh. Bà luôn đứng trước mặt tôi. Hai ngón tay Bà cũng lần chuỗi, nhưng môi Bà không đọc kinh. Lần chuỗi xong, Bà ra hiệu bảo tôi tới gần, nhưng tôi không dám. Rồi Bà biến đi. Tôi cởi tiếp bí tất thứ hai, rồi lội qua suối để đến với hai cô bé.

Lần 2 : Chúa nhật ngày 14-2, tôi tới nhà thờ lấy lọ nước thánh để vẩy vào Bà, nếu Bà hiện ra. Tới hang đá, ba đứa chúng tôi qùi gối lần chuỗi. Vừa hết chục thứ nhất thì Bà hiện ra. Tôi vẩy nước thánh vào Bà. Tôi nói : nếu Bà từ Thiên Chúa đến thì Bà hãy đứng lại; còn nếu không thì Bà biến đi. Bà mỉm cười, Bà cúi đầu. Tôi càng vẩy nước thánh, Bà càng mỉm cười và cúi đầu. Bà ra hiệu. Tôi sợ. Tôi càng vẩy nước thánh, vẩy hết lọ. Tôi tiếp tục lần chuỗi. Lần chuỗi xong thì Bà biến đi.

Lần 3 : Thứ năm ngày 18-2, Tôi tới hang đá với mấy người trưởng thành. Họ bảo tôi đem giấy và mực đi. Bà muốn nói gì thì xin Bà ghi vào giấy. Tôi nói thế Bà cười và nói : Bà không cần viết những gì Bà nói với tôi. Bà xin tôi đến đây hai tuần. Tôi thưa là tôi sẽ đến. Bà cũng bảo Bà không hứa đem lại hạnh phúc ở duới thế cho tôi, nhưng là ở thiên đàng.

Lần 4 : Thứ sáu ngày 19-2 thánh Bê-na-đet-ta mang cây nến. Có 8 người đi theo, trong đó có mẹ, hai bà dì và mẹ đỡ đầu. Chị kể rằng : Bà xin để nến lại cho Bà. Thánh nữ thưa lại : “Đó là cây nến của dì con. Con sẽ xin. Dì bằng lòng, con để lại cho Bà.”

Lần 5 : Ngày 20-2, 30 người hiện diện. Đức Mẹ đã dạy thánh Bê-na-đét-ta một kinh. Thánh nữ đã đọc kinh đó hằng ngày suốt đời. Nhưng thánh nữ không bao giờ viết kinh đó ra và dạy cho ai đọc. Lúc này tin đồn đã lan sang các thành phố khác. Nhiều người cho rằng Bà Đẹp là Đức Mẹ, mặc dầu thánh nữ Bê-na-đét-ta chưa quyết chắc là ai.

Lần 6 : Ngày 21-2 khoảng 100 người hiện diện. Thánh nữ Bê-na-đét-ta bị công an điều tra.

Lần 7 : Ngày 23-2  khoảng 150 người hiện diện. Thanh tra thuế, nhân viên tòa án và các sĩ quan có mặt. Đức Mẹ nói cho thánh nữ một bí mật. Thánh nữ không tiết lộ cho ai biết.

Lần 8 : khoảng 250 người hiện diện. Đức Mẹ ban mệnh lệnh : “Ăn năn đền tội ! Ăn năn đền tội ! Ăn năn đền tội ! Cầu xin Chúa cho những người tội lỗi. Hôn đất là dấu hiệu đền tội cho người tội lỗi !”

Lần 9 : Ngày 25-2 Thánh nữ kể : “Bà bảo tôi đi uống nước và rửa mặt ở một cái suối nước. Tôi chẳng thấy suối nước ở đâu, tôi đi về phía Ga-vê. Bà nói không phải ở đó. Bà lấy ngón tay chỉ vào dưới một tảng đá. Tôi tới. Tôi thấy một vũng nước đầy bùn. Nước ít đến nỗi chưa bằng một vốc bàn tay. Bà bảo tôi cào xuống dưới đất. Tôi vâng lời lấy tay cào. Lấy được một  ít nước, nhưng đục ngầu. Tôi đổ vất đi. Ba lần lấy ba lần đục đổ đi. Lần thứ tư  tôi mới uống được. Bà bảo tôi ăn cỏ, cỏ mọc nơi tôi lấy nước uống. Tôi ăn cỏ có một lần. Tôi không hiểu tại sao lại ăn cỏ. Rồi Bà biến đi. Tôi về nhà. Ngày hôm sau khe nước chảy thành suối.

Lần 10 : Ngày 27-2 , 800 người hiện diện. Thánh nữ Bê-na-đét-ta bị thẩm vấn.

Lần 11 : Ngày 28-2, 1000 người hiện diện. Quan tòa điều tra thánh nữ.

Lần 12 ; Ngày 1-3, 15.000 người hiện diện. Bà Ca-ta-ri-na kể rằng bà rửa cánh tay bại của bà trong nước suối, cánh tay được khỏi. Phép lạ đầu tiên ở Lộ Đức.

Lần 13 : Ngày 2-3, Bà bảo thánh Bê-na-đét-ta : “Hãy đi nói với các linh mục tới đây rước kiệu và lập một nhà nguyện ở đây.” Cùng đi với hai bà dì, thánh nữ tới xin cha Pey-ra-male. Cha bảo thánh nữ Bê-nađét-ta nói láo và cấm thánh nữ ra hang đá. Thánh nữ bị cha từ chối. Thánh nữ tới một một cha là bạn của cha Pey-ra-male để đệ đạt lời yêu cầu của Đức Mẹ. Thánh nữ bị các cha điều tra và khước từ lời đề nghị. Cha Pey-ra-male tới trình Đức giám mục.

Lần 14 : Ngày 3-3, hôm trước cha Pey-ra-male đã nói với thánh nữ Bê-na-đét-ta là điều yêu cầu rước kiệu và xây nhà nguyện chỉ thực hiện khi biết tên của Bà Đẹp. Hôm nay thánh nữ đã hỏi tên Bà. Bà cúi đầu và mỉm cười.

Lần 15 : Ngày 4-3, 8000 người hiện diện. Thánh nữ kể : “Lần thứ ba tôi đi gặp cha sở, để nói với ngài là Bà truyền cho tôi đi và nói với các linh mục xây một nhà nguyện. Ngài nhìn tôi một chặp, rồi gắt gỏng nói với tôi “Bà này là ai ?” Tôi thưa : con không biết. Ngài truyền cho tôi hỏi tên Bà và nói lại cho ngài biết. Ngày hôm sau tôi tới hang đá. Tôi lần chuỗi và hỏi Bà, theo yêu cầu của cha sở; nhưng bà chỉ mỉm cười. Tôi trở lại cha sở. Tôi kể cho ngài là Bà chỉ mỉm cười. Ngài bảo tôi Bà chủi mày, đừng có đến đó làm gì nữa. Nhưng tôi không thể không đến.”

Lần 16 : Ngày 25-3, thánh nữ kể : “Mỗi ngày tôi đến cho đủ hai tuần lễ. Mỗi lần đến tôi đều hỏi Bà là ai. Bà đều mỉm cười. Sau 14 ngày, tôi hỏi Bà ba lần liên tiếp. Bà chỉ mìm cười. Tôi cố gắng hỏi lần thứ tư. Bà không cười nữa. Cánh tay Bà thả xuống. Bà ngước mắt lên trời. Bà chắp tay trước ngực. Bà nói : “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Tôi trở về nói cho cha sở Bà nói Bà là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cha hỏi tôi có chắc không ? Tôi thưa : chắc, và để khỏi quên, trên đường về, tôi phải nhắc đi nhắc lại miết.”

Lần 17 : Ngày 7-4, thánh nữ tới cầu nguyện. Hôm sau ngày 8-4, chính quyền cho lập hàng rào, cấm không ai được đến và nói về việc Bà Đẹp hiện ra.

Lần 18 : Vì hang đá bị rào, thánh nữ đến qùi ngoài hàng rào. Thánh nữ kể : “Tôi nghĩ tôi ở bên hang đá, gần hang đá như mọi lần. Bà còn đẹp hơn mọi lần.”

CUỘC ĐỜI THÁNH NỮ BÊNAĐÉTTA

Thánh nữ sinh ngày 7-1-1844. Năm 1854 Đức gíao hoàng Piô IX công bố tín điều Mẹ Vô Nhiễm thánh nữ  được 10 tuổi. Năm 1858 Đức Mẹ hiện ra thánh nữ được 14 tuổi. Thánh nữ là con cả. Cha mẹ thánh nữ  sinh được 9 người con : 5 gái, 4 trai. 3 người chết khi còn nhỏ; còn sống 6 người. Cha mẹ làm nghề xay bột. Rất nghèo, không có nhà trú ngụ, phải ở trong một nhà tù bỏ hoang. Rất nghèo, nhưng rất đạo đức.

Thánh nữ Bê-na-đét-ta không biết một chữ. Sau khi được Đức Mẹ hiện ra, mới đi học. Khi được 22 tuổi thánh nữ đi tu dòng Nữ Tử Bác Ái. Thánh nữ làm những công việc hèn mọn :  coi sóc nhà bệnh, giúp phòng thánh, thêu đan, bị suyễn nặng. Chị uống nước Lộ Đức, khỏi bệnh. Rồi thánh nữ bị lao đầu gối bên phải. Ngày 16-4-1879, 35 tuổi chị qua đời.

Để lập hồ sơ phong chân phước, ngày 2-9-1909 Đức giám mục cho đào mộ thánh nữ. Thánh Giá và chuỗi thánh nữ ôm trên ngực đã bị oxy hóa, nhưng xác thánh nữ không bị thối rữa còn nguyên vẹn. Người ta rửa thi thể thánh nữ và mặc bộ áo dòng mới cho thánh nữ. Xác thánh nữ được để trong hòm kính và được đặt dưới bàn thờ chính ở Đền thờ Lộ Đức.

Linh mục Nguyễn Trung Thành