Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C


CN 3 MV C

16-12-2018

Giáo xứ Việt An Chầu Thánh Thể

GIÁO HUẤN SỐ 3

Thực Trạng của Gia Đình (tt)

Niềm Vui của Gia Đình số 34

Nếu những nhân tố nguy hiểm này ảnh hưởng đến quan niệm về gia đình, thì gia đình có thể biến thành một trạm quá cảnh, nơi người ta chỉ chạy đến nương nhờ khi cần, hoặc nơi người ta đến để đòi hỏi những quyền lợi, còn các quan hệ thì phó mặc cho những thay đổi thất thường của những ước muốn riêng và hoàn cảnh. Thực ra, ngày nay người ta dễ lẫn lộn giữa sự tự do đích thực và tư tưởng cho là mỗi người cho thể phán quyết thế nào tùy ý, như thể ngoài cá nhân chẳng còn đâu là chân lý, giá trị và nguyên tắc định hướng cuộc đời, người ta xem như thể mọi thứ đều là như nhau, và mọi sự đều phải được phép. Trong bối cảnh đó, lý tưởng hôn nhân, vốn là một sự dấn thân trọn vẹn và bền vững suốt đời, ruốt cuộc sẽ bị tiêu tan bởi những sớ thích tùy hứng hoặc bởi những thói thất thường dựa trên cảm tình. Người ta sợ sự cô đơn, ngưới ta ước muốn được sống trong một môi trường được che chở và chung thủy, nhưng đồng thời người ta càng ngày càng sợ bị vướng nhiều hơn vào mối quan hệ có thể cản trở việc thực hiện những khát vọng cá nhân của mình.

———————————————

CN 3 MV B

(Xp 3,14-18a; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18)

Ông A-lê-xù Đậu là con một người lái buôn Nhật, mẹ là người Công giáo và bị voi giầy chết vì đạo. Ông thường tự nhủ mình phải sống sao cho xứng là con của anh hùng tử đạo. Ông được các cha cho làm ông từ coi sóc nhà thờ. Trong Tuần Thánh, ông có tài làm cho giáo dân xúc cảm về cuộc tử nạn của Chúa. Vào dịp lễ Giáng Sinh, ông đứng ra tổ chức ca kịch giúp giáo dân hiểu mầu nhiệm Chúa xuống thế làm người. Ông liệu cho vợ và người con gái một số tiền để bảo đảm tương lai, hầu ông được thong dong phục vụ Chúa. Lệnh bắt đạo ban ra, ông bị bắt. Trong tù ông vẫn can đảm giảng đạo và ca hát những bài thánh ca. Ông nói với các bạn tù : “Vợ tôi đã đi hết đoạn đường và đoạt chiến thắng, bây giờ đến lượt tôi đi theo”. Ông còn khuyến khích đồng đạo can đảm giữ vững đức tin. Trong ngày hành quyết, ông mặc áo lụa mới để vào tiệc cưới với Chúa Giêsu. Ông đưa đầu cho lý hình chém. Sau khi lý hình tung đầu ông lên, người ta nhìn mặt ông tươi vui suốt 2 ngày. Sau khi chết, ông đứng trong đoàn ngũ các thánh hiện ra với người lính đã chém đầu ông. Ông cám ơn người lính đã chém ông, đã giúp ông được Chúa ban triều thiên và cành vạn tuế (Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng, trang 50-51).

Niềm vui của ông A-lê-xù khác nào niềm vui trong Lời Chúa của thánh lễ Mùa Vọng, mùa mong Chúa giáng sinh, mùa chờ Chúa đến.

Bđ1 : Bài đọc 1 đọc sách ngôn sứ Xô-phô-ni-a. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết : “Xô-phô-ni-a có nghĩa là Đức Chúa đã giấu, đã gìn giữ, đã giữ lại, có lẽ vì ông là người đã được Thiên Chúa tách riêng, và gìn giữ một cách đặc biệt trong một thời khó khăn” (Kinh Thánh 2011, trang 2044).

Ngôn sứ Xô-phô-ni-a giảng dạy cho dân Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem vào cuối thế kỷ 2, một thời kỳ sa sút tôn giáo. Tôn giáo độc thần thời Mô-sê hầu như bị quên lãng, thần ngoại được tôn thờ ngay cả trong thánh thánh Giê-ru-sa-lem. Ngôn sứ đã đe dọa dân được chọn và cả dân ngoại dẫn đưa dân được chọn vào con đường sa đọa. Nhưng cuối cùng ngôn sứ đã nói những lời hy vọng và an ủi. Số còn sót của dân được chọn sẽ được cứu và được Thiên Chúa thực thi lời hứa. Người sẽ tha thứ cho Giê-ru-sa-lem và ban bình an lâu dài, vì Người sẽ đến ở với họ như một “Đấng cứu độ” mạnh mẽ (Kevin O’Sullivan OFM, The Sunday Readings cycle C, p.12).

Đọc những lời này của ngôn sứ làm sao không vui ?

Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on

Hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi

Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy nức lòng phấn khởi

Án phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại

Thù địch ngươi Người đã đẩy đi xa (Xp 3,14-15)

BTM : Trong Bài Tin Mừng, thánh Gio-an Tẩy Giả mang tin vui : “Có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa…Ông còn khuyên dân nhiều điều, mà loan báo Tin Mừng” (Lc 3,16.18).

Cha Kevin O’Sullivan viết : ‘Nhiều người nghĩ ông Gio-an là ngôn sứ, vì đã 200 năm nay không có ngôn sứ nào. Người khác thì nghĩ ông là dấng Mê-si-a từ lâu hằng mong đợi. Đề tài ông rao giảng là ‘thay đổi cõi lòng’ về với Thiên Chúa, không nghĩ đến những tham vọng chính trị. Đấng Mê-si-a ở đây không giải thoát họ khỏi bàn tay người Rô-ma, làm cho họ thành một dân nước hùng mạnh, nhưng là giải thoát họ khỏi tội lỗi, làm họ thành con Thiên Chúa” (Sđd, trang 15-16).

Bđ2 : Bđ1 ngôn sứ Xô-phô-ni-a khích lệ chúng ta vui lên vì giáo ước mới Chúa ký kết với nhân loại là giao ước tình yêu. Cũng vậy, thánh Phao-lô từ trong tù, viết thư ra khuyến khích những người Âu châu đầu tiên theo đạo, vui lên, vui luôn. Ki-tô hữu chân thật là người đi trên đường về trời, nơi chỉ có hạnh phúc, không có buồn sầu. Làm bạn với Thiên Chúa và các thánh. Hạnh phúc đó dài lâu, đời đời.

Chúng ta hãy cùng thánh Phao-lô ca lên :

: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mỗi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi. Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh anh em cứ đem lời khần cầu, van xin và tạ ơn” (Pl 4,4-6).

Ông A-lê-xù Đậu, người Quảng Nam, và người Do Thái, cùng người thành Phi-líp-phê và mọi con cái Chúa, đều vui, kể cả khi buồn, khi khó, vì tất cả có Chúa, Chúa giáng sinh để cứu, để giải thoát, để biến nỗi buồn trở thành niềm vui. Hết mầu tím, hết buồn bã, hết nhớ nhung, nhưng là mầu hồng, mầu vui vẻ.

Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành