Chúa Nhật V Mùa Chay Năm B
CHÚA NHẬT V MÀU CHAY NĂM B
Ngày 17/3/2024
CHẦU THÁNH THỂ
Gíao xứ Cồn Dầu
GIÁO HUẤN 16
TRONG ÁNH SÁNG CÙA TÔN SƯ
Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính,
vì Nước Trời là của họ.
Chính Chúa Giê-su cảnh báo rằng con đường mà Người đề nghị thì đi ngược dòng, thậm chí bắt chúng ta thách thức xã hội bằng cách sống của mình, và vì thế trở thành một sự quấy rầy. Người nhắc chúng ta về vô số Người đã và đang bị bị bách hại chỉ vì họ đấu tranh cho công lý, vì họ nghiêm túc dấn thân cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Nếu không muốn lặn ngụp vào tình trạng xoàng xĩnh vật vờ, chúng ta đừng mong muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất (Tông huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ, số 90).
PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
Gr 31,31-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33
Bài Ðọc I: Gr 31, 31-34
“Ta sẽ ký kết giao ước mới và Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa”.
Trích sách Tiên tri Giê-rê-mi-a.
Chúa phán: “Ðây tới ngày Ta ký kết giao ước mới với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa, giao ước này không giống như giao ước Ta đã ký kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập; giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng”. Chúa phán: “Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Ít-ra-en sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta”. Chúa phán: “Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: “Ngươi hãy nhìn biết Chúa”, vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng”.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 12-13. 14-15
Ðáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).
Xướng: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.
Xướng: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.
Xướng: Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài.
Bài Ðọc II: Dt 5, 7-9
“Người đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”.
Trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu Người khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 12, 26
Chúa phán: “Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”.
Phúc Âm: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt”.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Gio-an.
Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp Phi-líp-phê quê ở Bê-ta-ni-a, xứ Ga-li-lê-a, và nói với ông rằng: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giê-su”. Phi-líp-phê đi nói với An-rê, rồi An-rê và Phi-líp-phê đến thưa Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đáp: “Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa”. Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: “Một thiên thần nói với Ngài”. Chúa Giê-su đáp: “Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.
Ðó là lời Chúa.
SUY NIỆM I
Lm. Giuse Nguyễn Trung Thành
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a
Cha Kevin viết : ‘Giêrêmia được Thiên Chúa gọi làm ngôn sứ hồi còn trẻ, lúc 23 tuổi. Ông rao giảng lời Chúa tại Giê-ru-sa-lem, vào thời gay cấn của Giu-đa (27-587). Các vua, tư tế và dân chúng quan tâm đến chính trị hơn là phục vụ Thiên Chúa. Chúng phục vụ Ba-by-lon và hằng năm đóng thuế cho ngoại bang. Chúng hy vọng Ai-cập giải thoát họ khỏi ách Ba-by-lon. Giê-rê-mi-a chống lại cho rằng Ai-cập không thể giúp được. Cuộc chống lại chẳng giúp được gì, Giu-đa bị tàn phá và bị lưu đày. Đền thờ bị tàn phá. Giê-ru-sa-lem đi tới cùng cực. Ngôn sứ chống lại tội lỗi và sự bất trung của dân Chúa. Ngài còn nói thành thánh bị tàn phá và bị lưu đày sang Ba-by-lon. Vì thế, ngôn sứ bị tù và bị hành hạ. Sau cùng người ta giết ông. Ông bị vất xuống một thùng phi khô ráo, không có nước, nhưng một người Cút, đấy tớ của vua, được phép vua giái thoát ông, đưa sang Ai-cập. Theo tương truyền ông bị dân ông ám sát’. (The Sunday Readings B, trang 147-148)
Bài đọc 1 (Gr 31,31-34) : Bài đọc 1 hôm nay nói đến giao ước mới. Giao ước cũ ghi trên tấm bia đá trên núi Xi-nai, dân chúng đã không tuân giữ. Còn giao ước mới được khắc ghi trong con tim. Giao ước của tình yêu hơn là giao ước của nhiệm vụ (sđd, trang 147). Chúng ta đọc lại đôi lời Chúa ngôn sứ nói lại : ‘Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khàm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân Ta. Chúng sẽ không còn dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia ; “Hãy học cho biết Đức Chúa, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn sẽ biết Ta. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa’ (31,33-34).(sđd, trang 148)
Bài Tin Mừng (Ga 12,20-33): Cha Kevin viết : Thánh Gio-an viết cuộc vào thành Giê-ru-sa-lem lần cuối của Chúa Giê-su. Đây là cuộc vào thành hiển hách. Ngài được dân chúng địa phương đón chào, cả một vài khách hành hương từ miền Địa Trung Hải đến dự lễ Vượt Qua. Họ đón chào Ngài như một vị Thiên sai, vua Ít-ra-en. Lúc này dân địa phương không đón chào Ngài là ông vua chính trị. Vào dịp Chúa làm phép lạ bánh, họ đã chào đón Ngài là ông vua chính trị (Ga 6,15). Đó là điều kích động dân chúng địa phương (những người chứng kiến phép lạ). Còn bây giờ điều kích dộng người ngoại bang là phép lạ Chúa làm cho anh La-da-rô sống lại. Họ tôn vinh Ngài là Đấng chiến thắng sự chết. Người Pha-ri-sêu cũng bị kích động, nhưng họ không làm gì, chỉ theo sau Ngài. (12,19). Điều mong muốn của những khách hành hương Hy Lạp là được gặp Chúa. Ngài sẽ được vinh quang trong sự sống lại của Ngài. Ngài là Đấng Cứu thế khi Ngài đem lại sự sống lại cho muôn người (Sđd, trang 152).
Cầu nguyện
Lạy Chúa, vì yêu thương nhân loại,
Đức Giê-su Ki-tô đã hiến thân chịu khổ hình;
xin ban ơn trợ gíúp,
để chúng con biết noi gương Ngài
mà tận tình yêu thương mọi anh em.
Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
SUY NIỆM II
CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang
Chúng ta đang tới gần Tuần Thánh, Giáo Hội cho chúng ta các bài Lời Chúa hôm nay nói về ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, để báo cho chúng ta biết: chúng ta phải nhìn vào cái chết của Chúa, không phải chỉ như một biến cố đã qua trong lịch sử, cũng không phải như một biến cố đau buồn đưa tới tuyệt vọng nhưng Chúa Giêsu chết là để đi vào vinh quang của Chúa Cha và trở thành Đấng ban sự sống; Chúa chịu treo lên thập giá là để trở thành nguồn ơn cứu độ, để chúng ta nhìn lên Ngài và được cứu sống. Từ nay, với cái chết của Chúa Giêsu, sự chết không còn là một thực tại đáng sợ nữa, nhưng nó là cửa ngõ dẫn vào cuộc sống vĩnh cửu.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu lấy thí dụ hạt lúa gieo xuống đất, phải qua con đường nào để sinh ra những hạt lúa khác: hạt lúa phải chết đi, nghĩa là nó phải thay đổ cái dạng hiện thời của nó để trở thành cây lúa tốt sinh nhiều bông hạt. Qủa thế, muốn có thóc lúa trong mùa gặt, ta phải gieo hạt lúa giống xuống ruộng, nó phải chết đi nẩy mầm và lớn lên trổ bông và bội thu. Muốn có rau xanh trong bữa ăn, ta phải đổ hết hạt giống xuống vườn. Cứ khư khư hạt giống trong kho, ta sẽ chẳng có rau, cũng chẳng có thóc. Hạt giống gieo xuống cứ nằm trơ trơ trên mặt đất sẽ chẳng ích lợi gì. Nó phải chịu vùi sâu trong lòng đất, hút lấy nước, tắm trong phân bón, mục nát đi thì mới mọc lên thành cây mới, sinh nhiều hoa quả. Ở đời sống con người chúng ta cũng vậy, “Chết đi” ở đây có nghĩa là phải chịu vất vả khó nhọc. Người nông dân muốn có một mùa gặt bội thu, phải thức khuya dậy sớm, dầm mưa dãi nắng chăm chỉ cầy bừa. Người học sinh muốn đỗ đạt vinh quang, phải từ bỏ những giờ vui chơi với bạn bè, đêm đêm chong đèn miệt mài kinh sử. “Chết đi” ở đây cũng có nghĩa là phải chịu đau đớn với những từ bỏ. Bào thai muốn phát triển thành một con người, phải từ bỏ lòng mẹ nơi nó được cưu mang an toàn. Em bé muốn nên người phải từ bỏ cha mẹ và những người thân để vào trường học tập. Thanh niên thiếu nữ đến tuổi trưởng thành cũng phải từ bỏ cha mẹ, từ bỏ mái ấm gia đình để sống tự lập trong đời sống tu trì hoặc trong đời sống hôn nhân. Đời sống con người là một chuỗi dài những từ bỏ. Từ bỏ nào cũng gây đớn đau. Nhưng chính nhờ những từ bỏ đau đớn ấy mà người ta lớn lên thành người. Chính nhờ những từ bỏ ấy mà gia đình và xã hội luôn phát triển. Chính nhờ những từ bỏ ấy mà cuộc sống trở nên tươi đẹp, phong phú và ý nghĩa hơn. “Chết đi” đi trong đời sống thiêng liêng có nghĩa là chết cho tội lỗi, từ bỏ bản thân, từ bỏ ý riêng mình.
Thứ nhất, thế nào là chết cho tội lỗi? là dứt lìa những dục vọng đam mê, những tính hư tật xấu trái 10 điều răn của Chúa và 5 điều răn Hội Thánh. Chết cho tội lỗi là quyết tâm lánh xa dịp chúng lôi kéo ta phạm tội. Tại sao ta phải chết cho tội lỗi vì tội lỗi làm ta xa lìa Thiên Chúa, mất ân nghĩa với Chúa, xa lìa Hội Thánh, mất liên đới với anh chị em và không xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Vì vậy, nếu ta chấp nhận chết cho tội hiện tại, ta sẽ sống lại trong tương lai. Nếu ta dám chết cho tội hiện tai, ta sẽ có được sự sống vĩnh cửu hôm nay và mai sau. Cho nên, Thánh Phaolô khuyên: “Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa” (Rm 6,12-14).
Thứ 2, hạt lúc mì chịu mục nát là từ bỏ bản thân. Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình? Cần phải phân biệt, Chúa Giêsu không bắt chúng ta từ bỏ “điều chúng ta là”, nhưng bỏ điều “chúng ta đã trở nên”. Chúng ta là hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa thấy tốt đẹp sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x. St 1, 31). Điều chúng ta phải từ bỏ không phải là điều Chúa đã làm, nhưng là điều chúng ta lạm dụng quyền tự do trở nên kiêu ngạo, hà tiện, mê dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và làm biếng, cùng với ước muốn xấu, những lời chua cay, nóng nảy, giận hờn, tham lam, tội lỗi, xấu xa phủ trên hình ảnh của Thiên Chúa. Bỏ mình còn có nghĩa tích cực là quên mình đi vì Chúa và vì anh em. Quên mình vì nghĩ đến kẻ khác, muốn phục vụ kẻ khác; quên mình vì muốn sống tha thứ, nhịn nhục và yêu thương. Con người sinh ra vốn ích kỷ, muốn sống quên mình vì Chúa vì anh em thật là khó, cần phải có ơn Chúa, cần phải biết chạy đến với Chúa; cần phải có một đời sống Phúc âm.
Cuối cùng, hạt lúa mì mục nát nghĩa là từ bỏ ý riêng. Đời sống thiêng liêng hệ tại việc kết hợp với Chúa. Ta chỉ kết hợp trọn vẹn với Chúa khi ta từ bỏ ý riêng mình để làm theo ý Chúa. Từ bỏ ý riêng nhiều khi là một cuộc chiến đấu khốc liệt với chính bản thân mình. Hãy nhìn Đức Giêsu trong vườn Giệt-si-ma-ni. Cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa Cha khiến Người đau đớn đến đổ mồ hôi máu ra. Nhưng chính nhờ từ bỏ ý riêng mà ta trở nên con yêu dấu của Chúa. Chính nhờ làm theo ý Chúa mà ta trổ sinh hoa trái. Từ bỏ bản thân, ta đi đến đích điểm đời mình là được kết hiệp với Chúa. Bấy giờ ta có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Chúa sống trong tôi”. Vì vậy, ta chịu mất bản thân mình để được chính Chúa. Ta chịu mất điều tầm thường để được điều cao cả. Ta chịu mất trần gian để được thiên đàng. Vâng, Thiên Chúa luôn đòi ta phải từ bỏ ý riêng để tín thác cho Ngài. Ngài có một chương trình dài hạn để huấn luyện ta biết từ bỏ dần những quyến luyến với của cải, danh vọng, sức khỏe và những giá trị đời nầy, chuẩn bị cho cuộc từ bỏ cuối cùng là sự chết. Thiên Chúa muốn ta sống với Ngài như một đứa trẻ với cha mẹ mình: đơn sơ, hiếu thảo, chân tình và đầy tràn yêu mến.
Ước gì, qua Lời Chúa hôm nay, xin Chúa thêm sức cho chúng ta để dám sống mầu nhiệm vượt qua đi từ cõi chết tội lỗi đến nguồn sống thánh thiện, đi từ cái tôi hẹp hòi từ bỏ ý riêng đến cái tôi rộng mở cho ý Thiên Chúa được thực hiện và nhật biết từ bỏ bản thân vì Chúa và tha nhân qua việc cầu nguyện, chay tịnh, làm phúc, bác ái và hy sinh để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho tha nhân. Amen.
Mục Lục Bài Viết
SUY NIỆM III
NẢY SINH HOA TRÁI TỪ LÒNG ĐẤT
Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật. OP
Đã đến giờ
Sau khi Ðức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem (x Ga 12,29), người Pharisêu đã đưa ra một nhận xét đầy chua chát: “Kìa thiên hạ theo ông ấy hết” Vào tuần lễ cuối cùng này, dường như Tin Mừng thứ tư muốn bắt đầu lại từ đầu: việc những người Hylạp muốn gặp Ðức Giêsu là hình ảnh cuộc gặp gỡ bên bờ sông Giođan của các môn đệ đầu tiên với Ðức Giêsu Chính tại địa điểm này, Tin Mừng Gioan đã mô tả tuần lễ đầu tiên trong cuộc đời công khai của Ðức Giêsu
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan mô tả thái độ của Ðức Giêsu: đã đến giờ phải chọn lựa Các tác giả khác trình bày thái độ này trong những sự kiện xảy ra tại vườn Cây Dầu
Những người Hylạp
Thánh Gioan nhấn mạnh đến vai trò của những người Hy Lạp; họ là dân ngoại nhưng vẫn kính sợ Thiên Chúa Vai trò này được nói đến qua việc họ nhờ đến người trung gian: Philípphê là một danh từ Hy Lạp Quê hương bản quán của ông là một thành phố vùng Galilê có nhiều giao tiếp với người Hy Lạp; Anrê cũng là một danh từ Hy Lạp
Có thể nối kết lời cầu xin của những người này với câu nói của Ðức Giêsu: “Ðã đến giờ ” và “tôi sẽ lôi kéo mọi người lên với tôi” Họ đến thật đúng lúc, vì đã đến giờ Ðức Giêsu được giương cao lên khỏi mặt đất, được tôn vinh và lôi kéo mọi người lên với Người Ðây là Giờ đầy nghịch lý, trong đó mọi thực tại sẽ thay đổi: chết tức là sống, mất tức là được Ðể sinh được nhiều bông hạt, hạt lúa vùi trong lòng đất phải chịu thối rữa Xưa kia Kinh Thánh đã từng nói đến một đoàn người thuộc đủ mọi dân nước sẽ xuất hiện vào ngày cuối cùng Này đây họ đang đến và ngước mắt nhìn lên cây sự sống
Quả thật, đây là Giờ gặp gỡ giữa sứ mạng của Ðức Giêsu và lời thỉnh cầu của các dân nước Cả hai gặp gỡ nhau và đi đến hồi chung cuộc Từ giây phút này, tính cách phổ quát đã được bày tỏ rõ ràng, để rồi được hoàn tất trên thập giá và ngôi mộ trống
Tiếng nói
Thời điểm quan trọng này được chứng thực nhờ tiếng nói từ trời Ðây là một hình thức về phép rửa mới mang chiều kích phổ quát, mở đường cho phép rửa trong Thánh Thần
Vinh quang của Thiên Chúa, chính là sự hiện diện của Chúa Cha trong Ðức Kitô Ðức Giêsu tôn vinh Chúa Cha qua việc chọn lựa chấp nhận đi xuống đến tận cùng của cuộc sống Chúa Cha tôn vinh Chúa Con qua cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Con
Các công trình Ðức Kitô thực hiện cũng chính là công trình của Thiên Chúa Cũng một vinh quang ấy đang đợi chờ tất cả những ai để cho mình được Ðức Giêsu lôi kéo “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các ngươi” Ðến lượt mình, những công việc con người làm cũng sẽ trở thành công trình của Thiên Chúa
Gặp Đức Giêsu
Ðể gặp được Ðức Giêsu như những người Hy Lạp yêu cầu, cần phải bước theo Người đến thập giá và ngày Phục Sinh Kể từ lúc đã đến giờ, người ta chỉ nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng chịu chết và phục sinh Giáo Hội được trao sứ mạng mặc khải về Ðức Giêsu đã chịu chết và sống lại cho những ai yêu cầu
Chết để sống
Bản Tin Mừng hôm nay thật khó nghe và cũng thật khó hiểu Trong trình thuật này, Ðức Giêsu nói về cái chết, về sự từ bỏ cuộc sống, về nỗi sợ của chính Người
Người ta mong muốn rằng những lời này không đề cập đến họ: những lời này chỉ dành riêng cho Ðức Giêsu Nhưng trong thực tế, người ta không thể trốn tránh được Nếu như thánh Gioan nói đến sự có mặt của những người Hy Lạp, những người ngoại tại Giêrusalem vào thời điểm này, đó chính là vì muốn cho thấy rằng những lời nói của Ðức Giêsu là lời ngỏ với mọi người, với tất cả những ai muốn được gặp Ðức Giêsu
Như vậy, có cần phải chết để được sống? Có cần phải từ bỏ việc yêu mến cuộc sống?
Nếu hiểu những câu nói này theo nghĩa đen, người ta sẽ nghĩ ngay đến những người, nam cũng như nữ, đang buồn phiền lo lắng tìm kiếm mọi đau khổ và bất hạnh để có thể tin chắc rằng mình sẽ đi thẳng tới Thiên Ðàng
Người ta đã hiểu thế nào về thành ngữ theo Ðức Kitô? Không thể nào có quyền nghĩ rằng dân Thiên Chúa là một dân gồm những người đã chết mà đang sống Không thể nói yêu mến Thiên Chúa và người khác mà lại chối bỏ cuộc sống
Có lẽ người ta đã hiểu sai về ý nghĩa những từ ngữ chết và sống!
Phải chăng hạt lúa mì, hay bất cứ hạt giống nào khác, đã thực sự chết, theo nghĩa chấm dứt và hoàn toàn tiêu tan?
Ðúng ra, người ta thấy hạt giống đó nảy mầm, bừng lên tất cả sức sống đang tiềm ẩn và làm nảy sinh một thứ phép lạ: một bông lúa trĩu hạt, vàng tươi; một cây tươi tốt, xinh đẹp
Theo lối diễn tả vừa rổi, chết có nghĩa là gì? Ðiều này lại không có nghĩa là con người không được khép kín nơi chính mình, ngược lại phải luôn mở ra trước người khác, trước Lời Chúa?
Chết, phải chăng lại không phải là giải phóng tất cả sức mạnh tình yêu đang tiềm ẩn nơi mình và kìm hãm lại những nỗi sợ hãi, tính ích kỷ và thói tự mãn?
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình!” Ai yêu cuộc sống của riêng mình với những chuyện nhỏ nhặt, những khước từ, những bạo lực, những xúc phạm, người ấy đánh mất cuộc sống của mình
Còn những ai chấp nhận để mình bị vượt qua, bị xô đẩy, đôi khi bị chà đạp vì sự sống và tình yêu đối với người khác; ai để cho mình bị đâm thấu vì tình yêu đầy thúc bách của Thiên Chúa; tất cả những người ấy làm cho sự sống bừng nở, như mầm cây mọc lên từ lòng đất và vươn cao dưới ánh mặt trời
Thật vậy, luôn có một hành trình trong bóng tối trước khi tiến đến trong ánh sáng Hành trình đầy nguy hiểm này làm người ta sợ Như Ðức Giêsu đã từng xao xuyến, người ta vẫn muốn tránh đoạn đường này Vẫn còn đó một cám dỗ mãnh liệt: muốn ở lại trong nơi êm ấm và an toàn của chính mình
Thế nhưng, không có con đường nào dẫn đến sự sống mà không phải trải qua thập giá Hơn nữa, niềm tin của người Kitô hữu không dừng lại ở ngày thứ Sáu Tuần Thánh, niềm tin ấy cắm sâu vào trong một ngôi mộ, một ngôi mộ trống, một ngôi mộ trước đây từng là nơi an nghỉ của Ðấng hiện đang sống, sống mãi mãi
Hôm nay, ai là người giới thiệu?
“Chúng tôi muốn được gặp Ðức Giêsu” Ðó cũng là lời thưa của chúng ta với Chúa Thánh Thần, khi bước vào những ngày kỷ niệm cuộc Khổ Nạn của Ðức Kitô Ngày nay, ai sẽ là người giúp chúng ta gặp được Ðức Giêsu, đồng thời giúp chúng ta khám phá ra trong chính cái chết của Người, những hoa trái đầu mùa của việc Người được tôn vinh? Ai sẽ là các ông Philípphê và Anrê để giới thiệu cho chúng ta biết Con Người được giương cao lên khỏi mặt đất cũng chính là Đấng lôi kéo tất cả mọi người
Và những người Hy Lạp của thời đại chúng ta, những con người thành tâm tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời của mình, liệu họ có tìm ra những người bạn của Ðức Giêsu để giới thiệu họ với Người không? Chúng ta có phải là người dẫn họ đến gặp Ðức Giêsu không?
Mỗi người, tuỳ theo hoàn cảnh của mình, vẫn có những cách để tiếp cận với mầu nhiệm Ðức Giêsu, miễn là họ luôn gặp gỡ, luôn chiêm ngắm thập giá, đồng thời dám tin vào cuộc phiêu lưu của hạt lúa được gieo trong lòng đất Chúng ta thực sự tiến đến gần Ðức Giêsu vinh quang mỗi khi chúng ta chấp nhận sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Người NẢY SINH HOA TRÁI TỪ LÒNG ĐẤT
Đã đến giờ
Sau khi Ðức Giêsu long trọng tiến vào thành Giêrusalem (x Ga 12,29), người Pharisêu đã đưa ra một nhận xét đầy chua chát: “Kìa thiên hạ theo ông ấy hết” Vào tuần lễ cuối cùng này, dường như Tin Mừng thứ tư muốn bắt đầu lại từ đầu: việc những người Hylạp muốn gặp Ðức Giêsu là hình ảnh cuộc gặp gỡ bên bờ sông Giođan của các môn đệ đầu tiên với Ðức Giêsu Chính tại địa điểm này, Tin Mừng Gioan đã mô tả tuần lễ đầu tiên trong cuộc đời công khai của Ðức Giêsu
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan mô tả thái độ của Ðức Giêsu: đã đến giờ phải chọn lựa Các tác giả khác trình bày thái độ này trong những sự kiện xảy ra tại vườn Cây Dầu
Những người Hylạp
Thánh Gioan nhấn mạnh đến vai trò của những người Hy Lạp; họ là dân ngoại nhưng vẫn kính sợ Thiên Chúa Vai trò này được nói đến qua việc họ nhờ đến người trung gian: Philípphê là một danh từ Hy Lạp Quê hương bản quán của ông là một thành phố vùng Galilê có nhiều giao tiếp với người Hy Lạp; Anrê cũng là một danh từ Hy Lạp
Có thể nối kết lời cầu xin của những người này với câu nói của Ðức Giêsu: “Ðã đến giờ ” và “tôi sẽ lôi kéo mọi người lên với tôi” Họ đến thật đúng lúc, vì đã đến giờ Ðức Giêsu được giương cao lên khỏi mặt đất, được tôn vinh và lôi kéo mọi người lên với Người Ðây là Giờ đầy nghịch lý, trong đó mọi thực tại sẽ thay đổi: chết tức là sống, mất tức là được Ðể sinh được nhiều bông hạt, hạt lúa vùi trong lòng đất phải chịu thối rữa Xưa kia Kinh Thánh đã từng nói đến một đoàn người thuộc đủ mọi dân nước sẽ xuất hiện vào ngày cuối cùng Này đây họ đang đến và ngước mắt nhìn lên cây sự sống
Quả thật, đây là Giờ gặp gỡ giữa sứ mạng của Ðức Giêsu và lời thỉnh cầu của các dân nước Cả hai gặp gỡ nhau và đi đến hồi chung cuộc Từ giây phút này, tính cách phổ quát đã được bày tỏ rõ ràng, để rồi được hoàn tất trên thập giá và ngôi mộ trống
Tiếng nói
Thời điểm quan trọng này được chứng thực nhờ tiếng nói từ trời Ðây là một hình thức về phép rửa mới mang chiều kích phổ quát, mở đường cho phép rửa trong Thánh Thần
Vinh quang của Thiên Chúa, chính là sự hiện diện của Chúa Cha trong Ðức Kitô Ðức Giêsu tôn vinh Chúa Cha qua việc chọn lựa chấp nhận đi xuống đến tận cùng của cuộc sống Chúa Cha tôn vinh Chúa Con qua cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Con
Các công trình Ðức Kitô thực hiện cũng chính là công trình của Thiên Chúa Cũng một vinh quang ấy đang đợi chờ tất cả những ai để cho mình được Ðức Giêsu lôi kéo “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các ngươi” Ðến lượt mình, những công việc con người làm cũng sẽ trở thành công trình của Thiên Chúa
Gặp Đức Giêsu
Ðể gặp được Ðức Giêsu như những người Hy Lạp yêu cầu, cần phải bước theo Người đến thập giá và ngày Phục Sinh Kể từ lúc đã đến giờ, người ta chỉ nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng chịu chết và phục sinh Giáo Hội được trao sứ mạng mặc khải về Ðức Giêsu đã chịu chết và sống lại cho những ai yêu cầu
Chết để sống
Bản Tin Mừng hôm nay thật khó nghe và cũng thật khó hiểu Trong trình thuật này, Ðức Giêsu nói về cái chết, về sự từ bỏ cuộc sống, về nỗi sợ của chính Người
Người ta mong muốn rằng những lời này không đề cập đến họ: những lời này chỉ dành riêng cho Ðức Giêsu Nhưng trong thực tế, người ta không thể trốn tránh được Nếu như thánh Gioan nói đến sự có mặt của những người Hy Lạp, những người ngoại tại Giêrusalem vào thời điểm này, đó chính là vì muốn cho thấy rằng những lời nói của Ðức Giêsu là lời ngỏ với mọi người, với tất cả những ai muốn được gặp Ðức Giêsu
Như vậy, có cần phải chết để được sống? Có cần phải từ bỏ việc yêu mến cuộc sống?
Nếu hiểu những câu nói này theo nghĩa đen, người ta sẽ nghĩ ngay đến những người, nam cũng như nữ, đang buồn phiền lo lắng tìm kiếm mọi đau khổ và bất hạnh để có thể tin chắc rằng mình sẽ đi thẳng tới Thiên Ðàng
Người ta đã hiểu thế nào về thành ngữ theo Ðức Kitô? Không thể nào có quyền nghĩ rằng dân Thiên Chúa là một dân gồm những người đã chết mà đang sống Không thể nói yêu mến Thiên Chúa và người khác mà lại chối bỏ cuộc sống
Có lẽ người ta đã hiểu sai về ý nghĩa những từ ngữ chết và sống!
Phải chăng hạt lúa mì, hay bất cứ hạt giống nào khác, đã thực sự chết, theo nghĩa chấm dứt và hoàn toàn tiêu tan?
Ðúng ra, người ta thấy hạt giống đó nảy mầm, bừng lên tất cả sức sống đang tiềm ẩn và làm nảy sinh một thứ phép lạ: một bông lúa trĩu hạt, vàng tươi; một cây tươi tốt, xinh đẹp
Theo lối diễn tả vừa rổi, chết có nghĩa là gì? Ðiều này lại không có nghĩa là con người không được khép kín nơi chính mình, ngược lại phải luôn mở ra trước người khác, trước Lời Chúa?
Chết, phải chăng lại không phải là giải phóng tất cả sức mạnh tình yêu đang tiềm ẩn nơi mình và kìm hãm lại những nỗi sợ hãi, tính ích kỷ và thói tự mãn?
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình!” Ai yêu cuộc sống của riêng mình với những chuyện nhỏ nhặt, những khước từ, những bạo lực, những xúc phạm, người ấy đánh mất cuộc sống của mình
Còn những ai chấp nhận để mình bị vượt qua, bị xô đẩy, đôi khi bị chà đạp vì sự sống và tình yêu đối với người khác; ai
để cho mình bị đâm thấu vì tình yêu đầy thúc bách của Thiên Chúa; tất cả những người ấy làm cho sự sống bừng nở, như mầm cây mọc lên từ lòng đất và vươn cao dưới ánh mặt trời
Thật vậy, luôn có một hành trình trong bóng tối trước khi tiến đến trong ánh sáng Hành trình đầy nguy hiểm này làm người ta sợ Như Ðức Giêsu đã từng xao xuyến, người ta vẫn muốn tránh đoạn đường này Vẫn còn đó một cám dỗ mãnh liệt: muốn ở lại trong nơi êm ấm và an toàn của chính mình
Thế nhưng, không có con đường nào dẫn đến sự sống mà không phải trải qua thập giá Hơn nữa, niềm tin của người Kitô hữu không dừng lại ở ngày thứ Sáu Tuần Thánh, niềm tin ấy cắm sâu vào trong một ngôi mộ, một ngôi mộ trống, một ngôi mộ trước đây từng là nơi an nghỉ của Ðấng hiện đang sống, sống mãi mãi
Hôm nay, ai là người giới thiệu?
“Chúng tôi muốn được gặp Ðức Giêsu” Ðó cũng là lời thưa của chúng ta với Chúa Thánh Thần, khi bước vào những ngày kỷ niệm cuộc Khổ Nạn của Ðức Kitô Ngày nay, ai sẽ là người giúp chúng ta gặp được Ðức Giêsu, đồng thời giúp chúng ta khám phá ra trong chính cái chết của Người, những hoa trái đầu mùa của việc Người được tôn vinh? Ai sẽ là các ông Philípphê và Anrê để giới thiệu cho chúng ta biết Con Người được giương cao lên khỏi mặt đất cũng chính là Đấng lôi kéo tất cả mọi người
Và những người Hy Lạp của thời đại chúng ta, những con người thành tâm tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời của mình, liệu họ có tìm ra những người bạn của Ðức Giêsu để giới thiệu họ với Người không? Chúng ta có phải là người dẫn họ đến gặp Ðức Giêsu không?
Mỗi người, tuỳ theo hoàn cảnh của mình, vẫn có những cách để tiếp cận với mầu nhiệm Ðức Giêsu, miễn là họ luôn gặp gỡ, luôn chiêm ngắm thập giá, đồng thời dám tin vào cuộc phiêu lưu của hạt lúa được gieo trong lòng đất Chúng ta thực sự tiến đến gần Ðức Giêsu vinh quang mỗi khi chúng ta chấp nhận sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Người.
SUY NIỆM IV
CHÚNG TÔI MUỐN GẶP CHÚA GIÊ-SU
(Hội An 17/3/2024)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thú
Có một nhân vật ảnh hưởng mọi nền văn hóa và lịch trình mọi người trên thế giới, đó là Chúa Giê-su. Ngày giáng sinh của Ngài là trung tâm của lịch sử nhân loại. Tất cả lịch sử nhân loại trước ngày giáng sinh của Ngài đều hướng về Ngài và lịch sử sau ngày Giáng Sinh cho đến tận thế đều qui về Ngài. Ngài còn là trung tâm cuốn Thánh Kinh, cuốn sách mạc khải về Ngài cho chúng ta. Trước khi Tân Ước thuật lại cho chúng ta biết chính xác làm thế nào Chúa Giê-su đến trong thế giới này như một con người và điều gì Ngài làm cho chúng ta qua cái chết và cuộc phục sinh của Ngài, thì Cựu Ước hằng trăm năm trước nói với chúng ta cách chính xác Ngài là ai và đến thế gian để làm gì. Vậy, bạn có muốn gặp Chúa Giê-su không?
- Chúa Giê-su thánh giá
Câu hỏi này trở thành niềm thao thức của nhiều người mọi thời. Tác giả thánh vịnh bày tỏ: “Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa” (Tv 42,2). Ông Gia-kêu khao khát thấy Chúa nên cố trèo lên cây cao. Những người Hy Lạp cũng đến nói với Philipphê về niềm mong mỏi cháy bỏng trong lòng họ: “Chúng tôi muốn gặp Chúa Giê-su.”
Những người Hy Lạp này không ngồi yên một chỗ mơ ước, nhưng có hành động như Gia-kêu, đứng lên tìm cách gặp Chúa Giê-su cho thỏa cơn khát thấy Chúa. Họ dường như chỉ muốn như một khán giả đến với Chúa Giê-su để nhìn thấy ngoại hình của Ngài, được thấy Chúa chữa lành các bệnh nhân, được nghe Chúa giảng dạy, thế thôi, nhất là được thấy tận mắt một người làm phép lạ lớn lao là cho Lazarô sống lại. Chắc chắn họ đã nghe về cuộc khải hoàn của Chúa Giê-su vào thành Giêrusalem mà chúng ta sẽ cử hành vào tuần tới.
Nhưng Chúa Giê-su muốn họ nhìn thấy xa hơn sự khát khao nông cạn và hời hợt đó về Ngài. Chúa Giê-su hơn là một thầy giảng lôi cuốn, hơn là một người làm phép lạ chữa lành tài ba. Chúa muốn họ nhận biết con người và sứ mạng của Ngài trong chương trình yêu thương của Thiên Chúa Cha. Ngài đã đáp lại lòng mong mỏi của họ bằng loan báo họ sẽ được thỏa lòng khi đến “giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23), là giờ của thánh giá, giờ mà Ngài sẽ được nâng cao khỏi thế gian, là giờ Ngài bị treo lên thánh giá; nhưng cũng là giờ Ngài được Chúa Cha tôn vinh trong cuộc phục sinh, giờ Ngài lôi kéo nhân loại về với Ngài và hòa giải họ với Chúa Cha. Giờ thánh giá là giờ đen tối nhất trong lịch sử, nhưng cũng là giờ cứu độ những ai tin vào Ngài. Ngài không thể là Đấng Cứu Độ thế giới mà không chết đi. Nhờ chết đi và sống lại, Ngài mới đem sự sống cho nhân loại.
- Chúng tôi muốn gặp Chúa Giê-su thánh giá
Chúng ta không biết phản ứng của những người Hy Lạp hôm đó thế nào, còn đãtiếp tục đi theo Chúa và làm môn đệ Chúa hay rút lui không còn mong gặp Chúa nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể như họ rất muốn tìm gặp Giê-su giảng hay, làm phép lạ, chữa lành hơn là một Giê-su thập giá, một Giê-su được thế gian reo hò hơn là bị thế gian ghét bỏ, một Giê-su được thế gian khen ngợi phù hợp với thời đại hơn là bị thế gian tố cáo đi sau thời đại chẳng hiểu chút gì, một Giê-su được thế gian khen là dễ dãi, dễ uốn nắn theo thế gian hơn là bị thế gian đóng đinh vào thánh giá. Nhưng điều gì xảy ra nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi? Nhân loại sẽ thế nào nếu không được ơn cứu độ của Chúa trên thánh giá? Làm sao có thể yêu người khác mà không đánh mất chính bản thân?
Vì vậy, hãy để lòng khát khao “chúng tôi muốn gặp Chúa Giê-su” luôn mãi có chỗ trong tâm trí chúng ta, làm bận rộn chúng ta mỗi ngày. Cứ nhìn lên thánh giá để gặp Chúa. Chúa muốn vậy. Nhìn lên thánh giá để thấy nỗi đau đớn Chúa đang chịu vì tội lỗi chúng ta, nhớ lại những lần hành hạ, đay nghiến nhau trong gia đình hay trong các mối tương quan, những lần nại lý do để có cớ tố cáo người này vạch áo người kia, dò xét người này, rình rập người nọ, không còn quý trọng nhân phẩm của mình và người khác.
Nhưng nhìn lên thánh giá cũng để thấy Chúa Giê-su, Đấng Cứu độ chúng ta. Ở đó, Chúa Giê-su nhận lấy tội lỗi của chúng ta như thể Ngài có tội. Ở đó, Ngài trả món nợ tội lỗi của chúng ta là sự chết và làm cho chúng ta sống lại trong Ngài.
Hãy nhìn dưới chân thánh giá để thấy có nhiều người đã gặp Chúa Giê-su và nhận ra Ngài là Đấng cứu độ. Có Mẹ Maria ở đó, có bà Veronica và các phụ nữ khác, có Simon người Châu Phi, và cả người sĩ quan từng thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”. Họ hiểu rằng nếu rời bỏ thánh giá ra khỏi cuộc đời mình, họ không còn gặp Chúa Giê-su và cũng không còn là người theo Chúa. Họ là những người yêu mến Chúa Giê-su thánh giá giữa một xã hội không muốn nhìn thánh giá.
Xin Chúa cho mỗi chúng con biết dành một chỗ ưu tiên trong trái tim chúng con cho thánh giá Chúa. Và xin cho chúng con không còn để mình bị cuốn theo những cám dỗ của Satan, nhưng đắm mình vào tình yêu Chúa, hầu nhận ra Chúa luôn yêu thương chúng con, được ơn sống lại trong Chúa, Đấng ban sự sống cho chúng con.
Gia Vị Cho Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 5 Mùa Chay, Năm B
Nguồn: giaophancantho.org
“Chúng ta là những người thích nghe các câu chuyện về đời sống hằng ngày cũng như trong đời sống đức tin…Các câu chuyện đi sâu vào những nơi kín ẩn nhất trong chúng ta và mở ra cho chúng ta những cách thế mới và thân tình để hiểu nhau” – Nuala Kenny
- TÔI RẤT MUỐN BIẾT BẠN
Ngày xưa có một con búp bê muối bấy lâu sống trong đất liền; nó chưa bao giờ nhìn thấy biển cả. Mong muốn được nhìn thấy biển nó dành ra một ngày và đi hàng trăm dặm về phía đại dương. Cuối cùng nó cũng đến nơi và đứng bên bờ biển, nó mê mẩn và vô cùng ngạc nhiên về những gì nhìn thấy, nó kêu lên: “Hỡi Biển, tôi vui thích được biết bạn làm sao!” Trước sự ngạc nhiên và thích thú của cô gái, biển đáp lại: “Muốn biết tôi, bạn phải chạm vào tôi.” Vì vậy, con búp bê nhỏ bằng muối đi về phía biển và khi cô tiến sâu vào thủy triều đang tới, cô kinh hãi thấy ngón chân của mình bắt đầu biến mất. Sau đó, khi chân cô bắt đầu mất hút, cô kêu lên: “Hỡi Biển, anh đang làm gì tôi vậy?” Biển trả lời: “Nếu bạn muốn biết tôi đầy đủ hơn, bạn phải chuẩn bị cho đi một cái gì đó trọn vẹn hơn.” Khi con búp bê tiến sâu hơn vào nước, chân tay của cô ấy và sau đó cơ thể của cô ấy bắt đầu biến mất, và khi cô ấy trở nên hoàn toàn tan biến, cô ấy kêu lên: “Cuối cùng giờ tôi đã biết biển!”
* Muốn biết Chúa Giêsu chịu đóng đinh thập giá, chúng ta phải bước theo đường Người đã đi: vui lòng đón nhận thánh giá trong cuộc đời mình.
- ĐỐI MẶT VỚI SỢ HÃI
Một trong những người viết tiểu sử của nhà tranh đấu quyền lợi cho người da đen nói với chúng ta rằng Tiến sĩ Martin Luther King đã trải qua nhiều khoảnh khắc tồi tệ. Chẳng hạn, một đêm nọ ngôi nhà của ông bị đánh bom. Điều này thực sự đã đẩy ông xuống hố sâu nhất của sự tuyệt vọng – nó đã chạm đến đáy. Trong tình trạng hoàn toàn kiệt sức và tuyệt vọng, ông khuỵu gối xuống, và đúng theo nghĩa đen là ném mình vào vòng tay của Chúa. Đây là cách ông cầu nguyện: “Lạy Chúa, con đã tin rằng lập trường của con là đúng. Nhưng bây giờ con cảm thấy sợ hãi. Mọi người đang tin vào con để làm lãnh đạo. Nếu con đứng trước họ mà không có sức mạnh và lòng dũng cảm, họ cũng sẽ chùn bước và bỏ cuộc. Nhưng con sắp cạn kiệt tất cả năng lực của mình rồi. Con không còn tha thiết gì nữa cả… Con không thể đối mặt với tình trạng này lâu hơn nữa.” Nói cách khác, đó là đêm tối ở Gếthsêmani của Martin Luther King.
* Nhưng sau đó ông trải lòng riêng: “Tôi đã trải nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa theo cách mà tôi chưa từng trải nghiệm trước đây. Và đó là yếu tố duy nhất giúp tôi có thể tiếp tục tranh đấu bất kể kết quả như thế nào.
- VÂNG THEO Ý CHÚA
Vài năm trước, Catherine Marshall đã viết một bài báo có tựa đề “Khi chúng ta dám tin tưởng vào Chúa”. Cô ấy kể rằng cô ấy đã phải nằm liệt giường sáu tháng, tình trạng rất nghiêm trọng với căn bệnh nhiễm trùng phổi. Cô ta nghĩ không có lượng thuốc hoặc lời cầu nguyện nào khả dĩ giúp được cô. Cô ấy suy sụp kinh khủng. Một ngày nọ, có người đưa cho cô một cuốn sách nhỏ về một phụ nữ truyền giáo mắc một căn bệnh lạ. Nhà thừa sai đó đã bị bệnh tám năm và bà không thể hiểu tại sao Chúa lại để cho thảm kịch này xảy ra với mình. Hàng ngày bà tha thiết cầu nguyện cho được có sức khỏe để tiếp tục công việc của Chúa. Nhưng lời cầu nguyện của bà không được đáp lại. Một ngày nọ, trong tuyệt vọng, bà ấy đã kêu lên với Chúa: “Được rồi, con sẽ bỏ hết tất cả! Nếu Chúa muốn con trở thành người tàn phế, đó là việc của Chúa! Chúa quyết định xem Chúa muốn con ốm hay khỏe mạnh đây.” Ngay sau đó, bà cho biết sức khỏe của bà đã bắt đầu hồi phục. Trong vòng hai tuần, nhà truyền giáo đó đã khỏe lại. Catherine Marshall cảm thấy khó hiểu trước sự kiện kỳ lạ này, ý nghĩa của nó vẫn ẩn khuất đối với cô, nhưng cô vẫn không quên câu chuyện ấy. Và một buổi sáng nọ Catherine cũng cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa con mệt mỏi quá vì cứ xin Chúa sức khỏe, Chúa trả lời đi, Chúa muốn cho con khỏe hay đau ốm?” Catherine sau đó cho biết bệnh tình của cô thuyên giảm và sau đó một tháng đã hoàn toàn bình phục. Thật là kì diệu!
* Chúng ta nhớ đến lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong giờ hấp hối: Xin đừng theo ý con, một xin vâng theo ý Cha. Vâng theo ý Chúa đem lại bình an.
- CÁI CHẾT ĐEM LẠI SỰ SỐNG
Trong cuốn phim Cuộc phiêu lưu của Poseidon, một con tàu bị lật ngược do bởi một cơn sóng thủy triều mạnh. Dưới sự lãnh đạo của một linh mục, do Gene Hackman thủ vai, một nhóm nhỏ hành khách đã đấu tranh để sinh tồn một cách đáng kinh ngạc. Một số người trong nhóm này đã chết với cuộc mạo hiểm này, bao gồm cả chính linh mục. Tuy nhiên, chính lòng anh hùng của ngài đã truyền cảm hứng cho những hành khách sống sót kiên trì phấn đấu và chịu đựng thách đố. Cái chết của ngài trở thành nguồn năng lực cho những người còn lại nỗ lực giành giật sự sống.
* Cái chết dẫn đến sự sống là một trong những chủ đề của Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói: “Nếu hạt lúa không chết đi, nó chỉ trơ trọi một mình. Nhưng nếu chết đi, nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt”.
- HẠT LÚA PHẢI CHẾT ĐI
Ở New Zealand có nhiều loài chim không biết bay hơn bất cứ nơi nào trên trái đất. Trong số đó có chim kiwi và chim cánh cụt. Các nhà khoa học nói với chúng ta rằng những con chim này vốn có cánh nhưng lại mất khả năng bay. Bởi vì điều này không có ích gì cho chúng. Chúng không bị đe dọa bởi những con thú ăn thịt trên những hòn đảo xinh đẹp và thức ăn lại rất dồi dào. Vì không có lý do gì để bay nên chúng mất tập tính bay. Không bay chúng bỏ mất khả năng của đôi cánh. Cũng giống như tình trạng của một con đại bàng nhỏ, cuộc đời nó sắp kết thúc trong một chuồng gà. Đại bàng được nuôi cùng đàn gà, mổ ngô thóc, hàng ngày quẩn quanh chuồng gà. Một ngày nọ, một người đàn ông miền núi đi ngang qua, nhận ra con chim, bây giờ là một con đại bàng đã trưởng thành hoàn toàn. Ông ta hỏi người nông dân xem ông có thể làm gì để phục hồi bản tính của nó không. Người nông dân nói: “Tùy ý ông, nhưng có lẽ vô ích thôi. Tất cả những gì đại bàng biết chỉ là mổ ngô như một con gà”. Người miền núi bắt đầu nhiều tuần huấn luyện nghiêm ngặt với con đại bàng, buộc nó phải chạy theo ông để nó phải sử dụng đôi cánh của mình. Nhiều lần đại bàng rơi khỏi cành cây nằm sấp đầu xuống đau đớn. Một ngày nọ, người miền núi đưa con đại bàng lên đỉnh núi và giữ nó trên đầu trên cổ tay của mình. Với một lực đẩy mạnh lên của cánh tay, ông đưa con đại bàng lên trời với một tiếng hô: “Fly! (Bay!)” Con đại bàng đập cánh lượn vòng xoay dần lên trên, nó rướn mãi rướn mãi, cho đến khi thực hiện một cú quét ngoạn mục, rồi tiến thẳng về hướng mặt trời. Nó đã bay được. Nó đã lấy lại bản chất đích thực của nó. Nó chính là con đại bàng một lần nữa.
* 1. Nỗ lực sống hoàn thiện ơn gọi người môn đệ là một “cái chết kéo dài”. 2. Ơn Chúa ban mà chúng ta không sử dụng thì nó cũng biến mất dần.
- DẤU CHỨNG NGƯỜI MÔN ĐỆ
Khi nhà truyền giáo Baptist người Mỹ Adoniram Judson (1788-1850) đến Miến Điện để truyền giáo, ông đã gặp phải vô vàn khó khăn. Trong suốt bảy năm thực hiện sứ mệnh của mình, ông phải chịu đựng đói khát và thiếu thốn triền miên. Trong mười bảy tháng, ông bị giam trong nhà tù Ava, phải chịu sự ngược đãi và tra tấn tàn tệ. Kết quả là cơ thể của ông bị những vết sẹo lưu dấu suốt đời vì bị đánh đập và bị xiềng xích với những vòng xích rất nặng buộc vào cổ chân. Phải chịu nhiều đau khổ vừa thể xác lẫn tinh thần như thế, ông vẫn không nản lòng với quyết tâm của mình. Cuối cùng khi được ra tù, ông vẫn xin phép chính quyền dân sự để tiếp tục công việc của mình vì lợi ích của Tin Mừng. Tỏ thái độ tức giận và khinh bỉ, người đàn ông phụ trách từ chối yêu cầu của Judson, nói rằng: “Người của tôi không ngu ngốc để nghe những lời ông giảng đâu, nhưng tôi sợ họ có thể bị ấn tượng bởi vết sẹo của ông và do đó bị thuyết phục để quay sang tôn giáo của ông!”
* Cả bài đọc thư Hípri và Tin Mừng Gioan đều tập chú vào sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu, giúp chúng ta suy niệm mầu nhiệm thập giá là phương thế Chúa dùng để cứu chuộc nhân loại.
- MÙA ĐƯỜNG
Ở nhiều vùng phía đông bắc Hoa Kỳ và đông nam Canada, đây là “mùa đường”. Trong sáu tuần, thường là từ cuối tháng Hai đến giữa tháng Tư, cây phong được “cạo mủ” để lấy nhựa. Trong thời gian lấy nhựa hàng năm này, nhựa cây tích tụ trên cây phong sẽ lỏng ra và bắt đầu di chuyển, tạo áp lực trong thân cây. Khi áp suất bên trong đạt đến một điểm nhất định, nhựa cây sẽ rỉ ra từ bất kỳ vết thương mới rạch trên cây. Nông dân và nhà sản xuất thu thập nhựa cây trong như pha lê, sau đó họ đun sôi trong một thiết bị bay hơi trên ngọn lửa nóng rực. Không có gì được thêm vào, nước thì người ta phải chắt ra. Nhựa cây trở nên cô đặc hơn cho đến khi nó trở thành xirô cây phong. Điều thật tuyệt vời sẽ xảy ra khi người ta dùng bánh kếp hay bánh mì nướng kiểu Pháp với sản phẩm thiên nhiên này. Miếng bánh kẹp xirô tan chảy trong lưỡi người thưởng thức như một thứ mật ngọt đặc trưng.
* “Vinh dự của chúng ta là thập giá Chúa Kitô chịu đóng đinh”.
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm