Chúa Nhật VI Thường Niên – Năm C


CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN – NĂM C

13-2-2022

CHẦU THÁNH THỂ

Giáo xứ Thanh Bình

GIÁO HUẤN SỐ 12

NHỮNG  NẺO ĐƯỜNG CỦA TUỔI TRẺ

Những nhà thừa sai can đảm

 Được đổ đầy tình yêu Đức Ki-tô, người trẻ được mời gọi làm chứng nhân Tin Mừng bất cứ nơi đâu mà họ có mặt, bằng chính cách sống của mình. Thánh Albertô Hutardo có lần nói rằng: “Trở thành một tông đồ không có nghĩa là dính một huy hiệu trên ve áo, nó không phải là thuyết lý về sự thật nhưng là sống nó, là hiện thân của nó, là được biến đổi trong Chúa Ki-tô. Trở thành một tông đồ không có nghĩa là cầm một bó đuốc trên tay, không sở hữu ánh sáng, nhưng chính là ánh sáng .. Tin Mừng không chỉ là bài học, mà là một mẫu gương. Một thông điệp trở thành một đời sống được sống hết mình (Tông huấn Đức Ki-tô hằng sống, số 175).  

 —————————

CN 6 TN NĂM C

(Gr 17,5-8; 1Cr 15,12,16-20; Lc 6,17-20.26)

Bỏ đạo vì của cải (Bùi Đức Sinh,Gíao Hội Công Giáo Ờ VN,tập 1,trang 189)

Khi lên án xử tử thầy Anrê-Phú Yên, quan trấn Quảng Nam cũng ra lệnh trục xuất cha Đắc Lộ, và cha phải đi theo tàu Bồ Đào Nha. Trước giông tố đe dọa giáo đoàn xứ Nam, cha thấy cần phải hy sinh tính mạng, ở lại với đoàn chiên, ra đi lúc này là hèn nhát. Cha lẩn trốn trong một chiếc thuyền, ban ngày lênh đênh trên sông ngòi, ban đêm đi thăm các họ đạo. Muốn để quan trấn khỏi nghi ngờ, khi tầu buôn người Bồ nhổ neo, cha cũng lên tầu ra khơi trước mặt mọi người. Ra khơi được ba dặm, cha xuống thuyền các thầy đã đợi sẵn, sống lén lút hi sinh.

Cuộc bắt hại bắt đầu với cái chết của thầy An-rê, mỗi ngày đi lên và lan rộng. Bắt đầu tại Quảng Nam, quan trấn sai lính đi lục soát các nhà có đạo, tịch thu các ảnh tượng. Nhiều người đã mau tay giấu được. Lính tráng hăm dọa, tra tấn để bắt nộp, nhưng họ đã chịu thua lòng can đảm, kiên trì của giáo dân.

Cuộc bắt hại từ Quảng Nam lan rộng đến các phủ huyện. Quan trấn sai quan thùa lại đến Qui Nhơn, ra lệnh cho tất cả người có đạo phải ra trình diện. Tưởng như thế sẽ làm cho họ khiếp sợ. Trái lại, nghe lệnh quan, các tín hữu lũ lượt kéo nhau ra trình diện. Ngày đầu có 700 người, những ngày sau tăng thêm nữa. Quan thừa lại sợ nổi loạn, ra lệnh ngưng trình diện. Ông chọn trong số 700 người, lấy 36 đàn anh. Trói lại, đem ra Quảng Nam. Một ông giầu có, tiếc của, chối đạo, chỉ còn 35 người.

Tất cả 35 người cương quyết giữ vững đức tin. Cha Đắc Lộ tìm cách đến thăm họ trong tù. Cha làm họ phấn chấn vững vàng. Cha khuyến khích họ can đảm tuyên xưng đức tin. Tất cả xưng tội, rước lễ.

Quan trấn ra lệnh chỉ chọn 6 người trong số 35 người. Tất cả đều muốn vào số 6 người. Xảy ra những cuộc tranh luận. Người thì bảo mình là đạo cũ, người thì cho mình là can đảm chịu khổ được.  Có hai cha con tranh nhau. Người cha bảo con : ‘Cha tuy già, nhưng đâu có thua con về lòng can đảm’. Con thì nói với cha : ‘Cha cần sống để nuôi, chăm sóc gia đình và các con’. Quan mủi lòng, tha cả hai cha con.

Câu chuyện bỏ đạo vì của cải là điều sai lầm. Trong bđ1 ngôn sứ Giê-rê-mi-a viết : “Đáng nguyền rủa thay lòng dạ xa rời Thiên Chúa” (Gr 17,5).  Trong BTM, Chúa Giê-su nói : “Khốn cho các ngươi là những kẻ giầu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi: (Lc 6,24). Trong bđ2  thánh Phao-lô dạy : “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người’ (1Cr 15,19).

Bài đọc 1 (Gr 17,5-8) : Bđ1 đọc sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Ngôn sứ nói tiên tri về dân Giu-đa là vì tội lỗi của họ, họ bị mất đất đai và mất nước. Họ cũng bị lưu đày sang đất khách quê người, vì họ xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng yêu thương họ hết năm này sang năm khác. Họ tin vào sự giúp đỡ của ngoại bang, thay vì tin cậy vào Thiên Chúa. Thay vì tin cậy vào Thiên Chúa, Thiên Chúa là nơi ẩn trú, thì  họ cậy dựa vào người đời. Sách viết : “Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Thiên Chúa” (Gr 17,5).

Bài Tin Mừng (Lc 6,17-20.26): BTM thánh lễ hôm nay đọc sách TM thánh Lu-ca. Thánh Lu-ca viết những lời ‘chúc phúc’. Từ ‘chúc phúc, tiếng La-tinh là ‘beatus’ nghĩa là ‘hạnh phúc’, ‘may mắn’. Ý tưởng này thường thấy trong sách Khôn Ngoan của Cựu Ước. Một người hạnh phúc là người làm những gì đẹp lòng Chúa. Chúa chúc phúc cho họ. Thánh Mát-thêu kể 8 (9) hạng người được chúc phúc. Chúa Giê-su kể trong ‘Bài Giảng Trên Núi’ (5,2-12). Thánh Lu-ca kể 4 loại người được ‘chúc phúc, và 4 loại  người ‘bị kết án’. Hai loại người ‘tội và phúc’ đối nghịch nhau vì những hành động của họ. Với thánh Mát-thêu, Chúa Giê-su xuống núi. Người cầu nguyện suốt đêm trên núi. Khi xuống núi thì đám đông môn đệ và dân vùng Giu-đê, Giê-ru-sa-lem, Tia. Xi-đon vây quanh. Tuy nhiên cả hai sách đều cùng một ý tưởng.

Bài đọc 2 (1Cr 15,12,16-20) : Bđ2 kể cộng đoàn Cô-rin-tô không tin sự sống lại. Họ bị ảnh hưởng triết học Pla-tôn. Họ cho rằng thân xác con người không đáng vào thiên đàng. Thánh Phao-lô phản đối ý tưởng sai lầm này. Ngài nhắc nhở họ rằng một trong những giáo lý căn bản của đức tin là Chúa Ki-tô đã sống lại từ cõi chết. Trong đoạn thư 15,1-11, thánh nhân kể một số người, trong số đó có thánh nhân, đã thấy Chúa sống lại. Thánh nhân viết : ‘Đức Ki-tô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu’ (1Cr 15,20), và thánh Phao-lô nhắc nhớ : “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người’ (1Cr 15,19).

Sứ Điệp Tình Thương

Khốn đời giầu có các người

Thú vui dã đủ, ngày vui đã đầy

Khốn đời dư dật no say

Mai sau đói khát đắng cay đời đời

Khốn cho kẻ chỉ vui cười

Buồn phiền khóc lóc một nơi có ngày

Thích người ca tụng khốn thay

Kẻ gian chỉ được khen hay một thời

(Nguyễn Xuân Văn, SĐTT, trang 74)

Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành