Chương 2. Thiên Chúa đến gặp gỡ con người


7.Thiên Chúa có phải tỏ mình ra để ta có thể biết Người là ai không ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Trí khôn ta có thể biết Thiên Chúa hiện hữu, nhưng không thể biết thực sự Thiên Chúa là ai. Tuy nhiên Thiên Chúa thật sự muốn cho ta nhận biết Người, nên Người đã tự tỏ mình ra cho ta. (50-53, 68-69)” opened=”closed”]

Thiên Chúa không bị buộc phải tự mặc khải cho ta. Người mặc khải chỉ vì yêu thương. Cũng như trong tình yêu loài người, ta chỉ có thể biết được sự gì của người mình yêu khi họ mở lòng ra cho ta. Đối với Thiên Chúa ta cũng chỉ đạt tới chỗ hiểu biết một chút gì đó về các tư tưởng sâu kín nhất của Người, bởi vì người là Đấng vĩnh cửu và cao siêu, Người đã chỉ vì yêu mà đã tỏ lộ cho ta…Từ khi tạo dựng, qua các tổ phụ và tiên tri cho đến mặc khải sau cùng qua Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã không ngừng nói với loài người. Thiên Chúa đã mở lòng cho ta và cho phép ta chiêm ngắm bản tính sâu sắc nhất của Người, nhờ Đức Giêsu Kitô.

« Dù giữa Đấng Tạo hóa và thụ tạo có một sự giống nhau rất lớn ta vẫn phải lưu ý rằng còn có một sự khác biệt nhau lớn hơn nữa. Công đồng Latran IV, 1215

« Theo sự khôn ngoan và tốt lành của Thiên Chúa, Người đã vui lòng tự mặc khải bản thân Người và cho ta biết mầu nhiệm của ý định Người mà loài người, nhờ Đức Kitô Ngôi Lời nhập thể, có thể nhờ Chúa Thánh Thần đạt tới Chúa Cha và được tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Công đồng Vatican II, Dei Verbum [/otw_shortcode_content_toggle]

8.Thiên Chúa tỏ mình ra trong Cựu ước thế nào ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa tỏ mình ra trong Cựu ước như là Đấng dựng nên thế giới này vì Tình yêu, và Người trung tín với loài người, cả sau khi họ sa ngã phạm tội xa cách Người. (54-64, 70-72)” opened=”closed”]

Thiên Chúa tự mặc khải trong lịch sử: Người đã ký giao ước với ông Nôê để cứu độ mọi loài sinh vật. Rồi kêu gọi ông Abraham để ông trở nên Cha của nhiều dân tộc (Kn 17,5) và Người qua ông mà chúc phúc cho muôn dân trên trái đất (Kn 12,3). Dân Israel, phát xuất từ Abraham trở nên sở hữu riêng của Người. Với ông Môsê Người tỏ cho ông Tên của Người. Tên rất huyền bí được ghi chép thường là dưới hình thức Yahvê, nghĩa là, “Ta là đấng hiện hữu”. Người giải thoát Israel khỏi nô lệ Ai Cập, ký với dân giao ước ở núi Sinai và ban cho dân Luật của Người qua ông Môsê. Thiên Chúa không ngừng sai đến với dân các tiên tri để kêu gọi họ ăn năn trở lại và đổi mới giao ước. Các tiên tri loan báo rằng Thiên Chúa sẽ ký kết một giao ước mới và vĩnh viễn để đem lại một sự đổi mới triệt để và sự cứu độ dứt khoát. Giao ước này sẽ ban cho cả nhân loại.

Mặc khải là việc Thiên Chúa biểu lộ bằng cách tự cởi mở, tự bày tỏ và nói cho thế giới biết về sáng kiến riêng của Người. [/otw_shortcode_content_toggle]

9. Thiên Chúa tỏ ra điều gì về chính Người khi gởi Con của Người đến với chúng ta ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa tỏ cho chúng ta tình yêu thương xót thẳm sâu của Người. (65-66, 73)” opened=”closed”]

Nhờ Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa vô hình trở nên hữu hình. Người trở nên người như ta. Điều đó chứng tỏ tình yêu của Chúa đi tới chỗ Người đã nhận lấy trên mình tất cả những gì đè nặng lên ta: Người đi theo ta trên khắp các nẻo đường; Người có mặt trong nỗi cô đơn, nỗi đau khổ và nỗi âu lo của ta trước cái chết; Người hiện diện ở những nơi mà ta không thể đi xa hơn được để mở cửa sự sống cho ta (như người cha đón đứa con hoang đàng trong bước đường cùng của nó). -> 314

Nhập thể là hành vi Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhập thể là nền tảng của đức tin Kitô giáo và của niềm trông cậy nhân loại được cứu độ.

« Hạnh phúc mà bạn kiếm tìm, hạnh phúc mà bạn có quyền hưởng có một tên, một khuôn mặt: đó là Chúa Giêsu Kitô ở Nadaret. Đức Bênêđictô, 18-8-2005

« Thiên Chúa đã nhận lấy vẻ bề ngoài là loài người nơi Chúa Giêsu Kitô và trở nên bạn hữu cũng như anh em với ta. Đức Bênêđictô XVI, 06- 09- 2008 [/otw_shortcode_content_toggle]

10.Qua Chúa Giêsu Kitô, mọi sự đã được mặc khải trọn vẹn hay vẫn còn tiếp tục sau khi Người về trời ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Thiên Chúa đã đích thân xuống trần gian nơi Đức Giêsu Kitô. Đức Kitô là Lời mặc khải sau cùng của Thiên Chúa. Nhờ nghe Người nói, mọi người trong mọi thời có thể nhận biết Thiên Chúa là ai, và biết họ cần phải làm gì để được cứu rỗi. (66-67)” opened=”closed”]

Cùng với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Mặc khải của Thiên Chúa đã dứt khoát và trọn vẹn. Để mặc khải đó soi sáng ta. Chúa Thánh Thần dẫn dắt ta dần dần đi sâu vào sự thật. Trong đời sống của một số người, ánh sáng của Chúa chiếu lên rất mạnh đến nỗi họ thấy “trời mở ra” (Kh 7, 56). Do đó mà có những nơi hành hương lớn như: Đức Mẹ Guadalupe ở Mêxicô, hoặc Đức Mẹ Lộ Đức bên Pháp. Những “mặc khải riêng tư” của những người đó không thể thay đổi Tin Mừng của Chúa Kitô, ta không buộc phải tin, nhưng giúp ta hiểu Tin Mừng tốt hơn. Hội thánh giúp ta đánh giá sự thật của các mặc khải đó.

Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Dt 1,1-2

« Ngoài Chúa Giêsu Kitô, ta không biết gì về đời sống ta, về cái chết của ta, cũng chẳng biết gì về Thiên Chúa và về cả chính ta nữa. Blaise Pascal [/otw_shortcode_content_toggle]

11. Tại sao chúng ta phải loan truyền đức tin ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúng ta phải loan truyền đức tin, vì Chúa Giêsu đã truyền dạy: ‘Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ’ (Mt 28,19). (91)” opened=”closed”]

Không một Kitô hữu thực thụ nào lại bỏ mặc việc truyền bá đức tin cho một mình các nhà chuyên môn (thầy giáo, linh mục, nhà truyền giáo). Ta là Kitô hữu để cho những người khác, nghĩa là mỗi Kitô hữu thực thụ đều muốn cho Thiên Chúa cũng đến với những người khác nữa. Họ tự nhủ rằng: Chúa cần đến tôi. Tôi được rửa tội, thêm sức và trở nên người có trách nhiệm để các người chung quanh tôi hiểu biết Thiên Chúa và tiến tới nhận biết được sự thật (1 Tm 2,4). Mẹ Têrêsa đã dùng một so sánh rất hay “Bạn thường thấy những dây điện giăng trên đường lộ. Khi không có dòng điện chạy qua dây thì đèn điện không sáng. Chính bạn là dây điện. Thiên Chúa là dòng điện. Ta có khả năng để dòng điện chạy qua ta và dòng điện ấy thắp sáng cho thế giới là Chúa Giêsu – hoặc ta từ chối không cho dòng điện chạy qua, như thế là ta phải chịu trách nhiệm về sự tối tăm của trần gian.” -> 123

Điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em. 1Cr 11,23

Truyền giáo: Truyền giáo là lẽ sống của Hội thánh. Đó là lệnh Chúa Kitô ban cho mọi Kitô hữu loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm để mọi người đều có thể tự do quyết định theo Chúa Kitô.

« Thật là cần thiết, một cách khẩn cấp phải có một thế hệ tông đồ mới nổi lên, vừa bén rễ sâu trong lời Chúa, vừa có hoàn cảnh mang lại câu trả lời cho những câu hỏi của thời nay và vừa sẵn sàng loan truyền Tin Mừng đi khắp nơi. Đức Bênêđictô XVI, 22-02-2006 [/otw_shortcode_content_toggle]

12.Làm sao ta biết được đâu là đức tin chân chính ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúng ta tìm thấy đức tin chân chính trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống sống động của Hội Thánh (Thánh Truyền). (76, 80-82, 85-87, 97,100)” opened=”closed”]

Kinh Thánh Tân Ước phát sinh từ đức tin của Hội Thánh. Kinh Thánh và Thánh Truyền liên kết với nhau chặt chẽ. Việc loan truyền đức tin không dựa trước hết vào các văn bản đâu. Ở thời Hội Thánh khởi đầu, người ta nói rằng: “Trước khi Kinh Thánh được viết trên các cuộn da thì đã được viết trong trái tim của Hội Thánh”. Các môn đệ và tông đồ đã có kinh nghiệm về một đời sống mới, dựa theo cách các ông sống cộng đồng với Đức Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu sống lại, cộng đồng các ngài đã tồn tại một cách khác, đó là cởi mở đón nhận mọi người. Các Kitô hữu đầu tiên “chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42). Họ đã hiệp nhất với nhau bằng cách để dành chỗ cho những người khác. Cho đến hôm nay, đức tin vẫn hoạt động như vậy. Các Kitô hữu mời các người khác sống hiệp thông với Thiên Chúa. Trong Hội Thánh Công Giáo, đời sống hiệp thông này luôn được duy trì nguyên vẹn không đổi khác từ thời các tông đồ.

« Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết với nhau và thông truyền chặt chẽ với nhau. Vì cả hai đều vọt ra từ một nguồn như nhau là Thiên Chúa, làm thành một toàn thể và cùng hướng về một mục đích. Công đồng Vatican II, Dei Verbum [/otw_shortcode_content_toggle]

13. Hội Thánh có thể sai lầm trong lãnh vực đức tin không ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Toàn thể các tín hữu không thể sai lầm về đức tin, vì Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ Người rằng: ‘Người sẽ ban Thần Chân lý đến với họ, để giữ họ trong chân lý’ (Ga 14,17). (80-82, 85-87, 92, 100)” opened=”closed”]

Cũng như các môn đệ đã tin Chúa Giêsu với cả tấm lòng, một Kitô hữu cũng có thể tin cậy hoàn toàn vào Hội thánh khi đi tìm con đường dẫn đến sự sống. Vì Chúa Giêsu Kitô đã đích thân ban lệnh cho các tông đồ giảng dạy, Hội thánh cũng có một Huấn quyền và Hội thánh không thể làm thinh. Thực ra, các cá nhân là chi thể Hội thánh có thể sai lầm và còn phạm cả những lỗi nặng, nhưng xét chung Hội thánh không bao giờ có thể rớt ra ngoài chân lý của Chúa. Qua các thế kỷ, Hội thánh mang một chân lý sống động lớn hơn cả chính Hội thánh. Đó là kho tàng đức tin mà Hội thánh phải giữ gìn. Khi chân lý đó bị công khai nghi ngờ hoặc bóp méo, Hội thánh được mời gọi phải làm cho sáng lên “cái mà mọi nơi, mọi thời và mọi người vẫn tin.” Thánh Vincent Lérins (450)

Tông đồ (được sai đi): Trong Tân ước, tiếng này được dùng để chỉ mười hai người mà Chúa Giêsu đã chọn làm những cộng tác viên thân cận và chứng nhân của Người. Chính thánh Phaolô cũng đã tự giới thiệu mình là tông đồ được Chúa Kitô kêu gọi.

Huấn quyền: Đây là sứ vụ giáo huấn Chúa Kitô trao cho các tông đồ và những người kế vị các Ngài, tất cả được Chúa Thánh Thần trợ giúp để hoàn thành. [/otw_shortcode_content_toggle]

14. Những gì Kinh Thánh viết có xác thực không ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”‘Các sách Kinh Thánh dạy sự thật (chân lý) cách chắc chắc, trung tín, và không sai lầm vì đã được Chúa Thánh Thần linh hứng và có Thiên Chúa là tác giả.’ (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mặc Khải 11). (103-107)” opened=”closed”]

Kinh thánh không phải đã có sẵn từ trời rơi xuống và cũng không phải do Thiên Chúa đọc cho các người máy (rôbot) chép lại. Trái lại Thiên Chúa “đã chọn lựa những người và dùng họ trong khả năng và phương tiện của họ để khi chính Người hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thực tất cả những gì Chúa muốn và chỉ viết những điều đó thôi” (Vatican II, Hiến chế Mặc khải 11). Muốn nhận ra bản văn nào là thuộc Kinh thánh, cũng phải để ý xem các bản văn đó có được Hội thánh chấp nhận không. Cần phải có sự đồng thuận trong các cộng đồng Kitô giáo: “Quả thật, chính Thiên Chúa nói với ta qua bản văn – bản văn được Chúa Thánh Thần linh hứng.” Trong số rất nhiều bản văn của Hội Thánh sơ khởi, những bản văn thực sự được Chúa Thánh Thần linh hứng đều được quyết định từ thế kỷ IV trong cái mà ta quen gọi là qui điển các sách Kinh Thánh.

Linh hứng: Là ảnh hưởng của Thiên Chúa trên các nhà viết Kinh Thánh, giúp ta có thể coi chính Thiên Chúa như là tác giả của Kinh Thánh.

Quy điển: Là danh sách chính thức do Hội thánh quy định sách nào là sách Kinh thánh Cựu và Tân ước.

Kinh Thánh: Người Do Thái và Kitô hữu dùng từ Kinh Thánh để chỉ bộ Sách Thánh, được soạn thảo trong vòng hơn một ngàn năm, làm nên một tài liệu trung tâm của đức tin. Kinh Thánh của Kitô giáo gồm nhiều tập hơn Kinh Thánh của Do Thái, vì Kinh Thánh Kitô giáo còn bao gồm bốn sách Tin Mừng, các thư Thánh Phaolô, Sách Khải huyền và các tập viết khác của Hội Thánh sơ khởi.

« Kinh Thánh là thư tình mà Thiên Chúa gởi cho ta. Soren Kierkegaard (1813-1855, triết gia Đan Mạch) [/otw_shortcode_content_toggle]

15. Kinh Thánh có thể là chân lý sao được, vì trong đó có những điều không chính xác ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Kinh Thánh không có ý chuyển đạt cho ta những xác định về lịch sử, hoặc những thông tin về khoa học. Đàng khác, các người Thiên Chúa dùng để viết Kinh Thánh là những người thời đó. Họ chia sẻ những tư tưởng về văn hóa của thời đó, và có thể phạm những sai lầm của thời đó. Nhưng tất cả những điều gì con người cần biết về Thiên Chúa và về con đường cứu độ đều được tìm thấy trong Kinh Thánh cách chắc chắn, không thể sai lầm. (106-107, 109)”][/otw_shortcode_content_toggle]

16. Làm thế nào để đọc Kinh Thánh cho đúng ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Muốn đọc Kinh Thánh cho đúng, cần đọc với tinh thần cầu nguyện, nghĩa là cần Chúa Thánh Thần giúp đỡ, vì nhờ Chúa Thánh Thần mà Kinh Thánh được viết ra. Kinh Thánh chính là Lời của Thiên Chúa, và chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa. (109-119, 137)” opened=”closed”]

Kinh Thánh như một bức thư dài Thiên Chúa gửi cho mỗi người chúng ta. Nên ta phải đón nhận Kinh Thánh với lòng yêu mến và tôn trọng lớn lao: quan trọng trước hết là đọc thực sự lá thư của Thiên Chúa, nghĩa là không được lẩy ra các chi tiết mà bỏ qua toàn bộ bản văn. Rồi ta phải giải nghĩa sứ điệp đi từ điều là trung tâm và là mầu nhiệm, đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà toàn bộ Kinh Thánh kể cả Cựu ước nói đến. Đức tin mà ta phải có để đọc Kinh Thánh là đức tin sống động của Hội thánh là nơi đức tin được xuất phát. -> 491

« Suy gẫm thường ngày Lời Chúa và để cho Chúa Thánh Thần làm thầy của bạn, bạn sẽ thấy tư tưởng của Chúa không phải tư tưởng của loài người, bạn sẽ đạt tới chiêm ngắm Thiên Chúa thật, và nhìn mọi biến cố bằng con mắt của Chúa, bạn sẽ được nếm một niềm vui dồi dào phát xuất từ sự thật. Đức Bênêđictô XVI, 22-02-2006

Các sách Kinh Thánh:

Cựu Ước 46 sách

Tân Ước 27 sách [/otw_shortcode_content_toggle]

17. Kinh Thánh Cựu ước có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Trong Cựu Ước, Thiên Chúa tỏ mình là Đấng Sáng Tạo và gìn giữ thế giới, là Đấng lãnh đạo và Đấng huấn luyện của loài người. Các sách Cựu Ước cũng là Lời Chúa và là Kinh Thánh. Không có Cựu ước, ta không thể hiểu về Chúa Kitô trong Tân Ước. (121-123, 128-130, 140)” opened=”closed”]

Để dạy đức tin cho ta, một lịch sử lớn bắt đầu từ Cựu ước rồi tới khúc ngoặt quyết định trong Tân ước và đi đến cùng đích với tận thế và việc Chúa Kitô trở lại. Cựu ước còn hơn là một lời chỉ mở đầu cho Tân ước. Những điều răn và các lời tiên tri cho Dân của Cựu ước và những lời hứa cho cả nhân loại chứa đựng trong Cựu ước không bao giờ bị hủy bỏ. Trong các sách Cựu ước có một kho tàng các kinh nguyện và các bản văn khôn ngoan không có gì thay thế được: đặc biệt các Thánh vịnh là trung tâm của kinh nguyện hằng ngày trong Hội thánh.

Cựu ước: là phần đầu của Kinh Thánh và là Sách Thánh của Do Thái. Cựu ước của Hội thánh Công giáo gồm 46 sách: các sách lịch sử, các sách tiên tri và văn chương khôn ngoan cùng với các Thánh vịnh.

Tân ước: Phần thứ hai của Kinh Thánh, bao gồm những bản văn riêng của Kitô giáo, nghĩa là 4 Tin Mừng, Công vụ các Tông đồ, mười bốn thư của thánh Phaolô, bảy thư Công giáo và sách Khải huyền. (27 bản văn)

« Kinh Thánh không được viết để ta phê bình nhưng để Kinh thánh phê bình ta. Soren Kierkegaard

« Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacob không phải của những triết gia và nhà thông thái… Chỉ tìm được Thiên Chúa nhờ những đường lối mà Tin Mừng chỉ dạy. Blaise Pascal, sau một mặc khải của thần linh [/otw_shortcode_content_toggle]

18. Kinh Thánh Tân ước có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Trong Tân ước, sự mặc khải của Thiên Chúa đã được trọn vẹn. Bốn sách Phúc Âm theo thánh Matthêu, Marcô, Luca, và Gioan là trung tâm của Kinh Thánh và là kho tàng quý giá nhất của Hội Thánh. Trong đó Chúa Kitô tỏ mình ra Người là Ai và Người đến gặp gỡ chúng ta. Trong sách Công vụ Tông đồ, ta học biết Hội Thánh thuở ban đầu và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. Trong các thư các Tông đồ viết, tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống con người được đặt trong ánh sáng Chúa Kitô. Trong sách Khải huyền, ta thấy trước cuộc tận thế. (124-127, 128-130, 140)” opened=”closed”]

Chúa Giêsu là toàn bộ những gì Thiên Chúa muốn nói với ta. Tất cả Cựu ước sửa soạn cho việc Chúa Kitô nhập thể. Tất cả các lời hứa của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Chúa Giêsu. Là Kitô hữu là phải luôn hiệp nhất ngày càng chặt chẽ với Chúa Kitô. Muốn thế phải đọc các Tin Mừng và sống theo. Bà Madeleine Delbrel nói rằng: “Nhờ Lời của Người, Thiên Chúa nói với ta. Người là ai và Người muốn gì; Người nói một lần thay cho tất cả, Người nói cho ta mỗi ngày…khi ta cầm Tin Mừng trong tay, ta phải nghỉ rằng trong đó có chứa Ngôi Lời, muốn làm người nơi ta, muốn chiếm đoạt ta để trái tim Người ghép vào trái tim ta và tinh thần của Người mắc nối vào tinh thần ta, để chúng ta lại bắt đầu cuộc sống của Người trong một nơi khác, một thời khác, một xã hội loài người khác.”

« Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. Thánh Jérome (347- 419, giáo phụ, tiến sĩ, nhà chú giải và dịch giả Kinh Thánh)

« Chỉ khi ta gặp được Thiên Chúa hằng sống trong Chúa Kitô, ta mới hiểu được sự sống là gì. Không có gì đẹp hơn là được nối kết lại, được ngạc nhiên sửng sốt bởi Tin Mừng, bởi Chúa Kitô. Đức Bênêđictô XVI, 24-04-2005 [/otw_shortcode_content_toggle]

19. Kinh Thánh giữ vai trò nào trong Hội Thánh ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Hội Thánh múc lấy sự sống và sức mạnh của mình từ trong Kinh Thánh. (103-104, 131-133, 141)” opened=”closed”]

Ngoài sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, Hội thánh không có sự tôn sùng nào khác quan trọng hơn là tôn sùng sự hiện diện của Chúa trong Kinh Thánh. Trong thánh lễ việc đọc Tin Mừng được mọi người đứng nghe vì trong các lời lẽ loài người mà ta nghe, có chính Thiên Chúa nói cho ta -> 128

« Kinh Thánh không thuộc về quá khứ. Chúa Giêsu không nói cho thời quá khứ mà Người nói cho hiện tại, người nói hôm nay với ta, Người ban tặng ta ánh sáng, Người chỉ cho ta con đường đến sự sống; Người hiến cho ta một cộng đoàn, Người chuẩn bị cho ta như vậy và mở đường bình an cho ta. Đức Bênêđictô XVI, 29-03-2000

« Đọc Kinh Thánh là hỏi ý kiến của Chúa Kitô. Thánh Phanxicô Assidi (1182-1226, sáng lập dòng, nhà thần bí) [/otw_shortcode_content_toggle]