Chương 2. Tôi tin kính Chúa Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa
Mục Lục Bài Viết
71. Tại sao những sách viết về Chúa Giêsu lại gọi là Phúc âm hoặc Tin Mừng?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Không có Phúc âm, ta không biết được rằng Thiên Chúa, vì yêu thương ta vô cùng dù ta tội lỗi, nên đã sai Con một xuống trần, để dẫn ta trở về sống trong tình hiệp thông vĩnh cửu với Người. (422-429)” opened=”closed”]
Những sách viết về Chúa Giêsu đã sống, đã chết và đã sống lại là những tin vui nhất trên thế giới. Ta quen gọi là Tin Mừng hay Phúc Âm. Các sách đó chứng tỏ rằng Chúa Giêsu Nadarét, người Do Thái sinh ở Belem là Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16,16) đã làm người. Người được Chúa Cha sai đi để mọi người được cứu độ và được hiểu biết sự thật (1Tm 2,4).
Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật. Ga 1,14
« Nếu đời sống và cái chết của Socrate là của một người khôn ngoan, thì đời sống và cái chết của Chúa Giêsu là đời sống và cái chết của một Thiên Chúa. Jean Jacques Rousseau (1712-1778, văn sĩ Pháp) [/otw_shortcode_content_toggle]
72. Tên Giêsu nghĩa là gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Giêsu, theo tiếng Do thái nghĩa là Chúa cứu chuộc. (430-435, 452)” opened=”closed”]
Trong Sách Công vụ tông đồ, Thánh Phêrô nói: “Vì dưới gầm trời này không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta phải nhờ vào danh nào đó mà được cứu độ” (Cv 4,12). Đó là trung tâm của sứ điệp mà các vị truyền giáo loan báo Tin mừng cho thế giới.
Trong các hang toại đạo ở Rôma, có một dấu hiệu cổ của Kitô giáo được mã hóa để chỉ Chúa Kitô: chữ ICHTHYS (con cá) nếu đọc theo vần Hy lạp thì thành: I: Jesus, CH : Christos, TH: Theou (Thiên Chúa), Y: Yios (Con), S: Soter (cứu thế). [/otw_shortcode_content_toggle]
73. Tại sao gọi Đức Giêsu là Kitô ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Thuật ngữ ‘Đức Giêsu là Kitô’, nhằm nói lên tâm điểm của đức tin Kitô giáo. Đức Giêsu, con bác thợ mộc thành Nazaret, là Đấng Mêsia, Đấng Cứu thế được mong đợi từ lâu. (436-440, 453)” opened=”closed”]
Chữ Kitô là tiếng Hy Lạp, chữ Mêssia là tiếng Do Thái đều có nghĩa là “được xức dầu”. Ở Do Thái, vua, các tư tế, và các tiên tri đều được xức dầu. Theo các Tông đồ, Chúa Giêsu đã được Chúa Thánh Thần xức dầu (Cv 10, 38). Khi theo Chúa Kitô, ta được gọi là Kitô hữu để diễn tả ơn gọi cao quý của ta. [/otw_shortcode_content_toggle]
74. Khi nói Đức Giêsu là “Con một Thiên Chúa” có nghĩa là gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Khi Đức Giêsu tự giới thiệu mình là ‘Con một của Thiên Chúa’ (Ga 3,16), khi thánh Phêrô và các tông đồ cũng gọi Người như vậy, thì điều này có nghĩa là chỉ một mình Đức Giêsu đích thực là Con trên hết mọi người con. (441-445, 454)” opened=”closed”]
Trong nhiều đoạn Tân ước (Ga 1,14.18; 1Ga 4,9; Dt 11,7…) Chúa Giêsu được gọi là “Con”. Khi chịu phép rửa và biến hình, tiếng nói từ trời xác nhận Chúa Giêsu là “Con yêu dấu”. Chúa Giêsu mở màn cho các môn đệ biết Người có quan hệ độc nhất với Cha Người trên trời: “Mọi sự Cha Tôi đã giao phó cho Tôi, và không ai biết rõ Người Con trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Con trừ Người Cha và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11,27). Khi sống lại, thì thật rõ ràng Chúa Giêsu Kitô thực sự là Con Thiên Chúa.
« Chỉ nói về Chúa Kitô nếu có người đòi hỏi bạn. Nhưng bạn hãy sống thế nào khiến cho người ta đòi hỏi bạn nói về Người. Paul Claudel (1868–1955, thi sĩ và nhà viết kịch Pháp).
« Người ta không chỉ trích Chúa Kitô. Người ta chỉ trích các Kitô hữu vì họ không giống như Chúa Kitô. Francois Mauriac (1914-1996, tiểu thuyết gia Pháp). [/otw_shortcode_content_toggle]
75. Tại sao Kitô hữu gọi Đức Giêsu là Chúa ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì chính Đức Giêsu nói: Các con gọi Ta là Thầy, là Chúa thì thật đúng, vì Ta là như vậy (Ga 13,13). (446-451, 455)” opened=”closed”]
Đối với các Kitô hữu thời đầu tiên, nói Đức Giêsu là Chúa đó là chuyện hiển nhiên vì biết rằng danh hiệu này trong Cựu ước dùng để chỉ Thiên Chúa. Bằng nhiều dấu hiệu Chúa Giêsu đã tỏ cho họ biết Chúa có một sức mạnh thần linh trên thiên nhiên, trên ma quỉ, tội lỗi và sự chết. Nguồn gốc thần linh của sứ vụ Chúa Giêsu được bày tỏ khi Người sống lại từ cõi chết. Thánh Tôma tuyên bố: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28). Nếu Chúa Giêsu “là Chúa”, thì Kitô hữu không được quì gối trước một sức mạnh nào khác!
« Ở đâu Thiên Chúa không chiếm chỗ nhất… .ở đó nhân phẩm con người bị đe dọa. Như vậy rất cần hướng dẫn con người thời nay khám phá lại bộ mặt đích thực của Thiên Chúa, được mặc khải cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Đức Bênêđictô XVI, 28-8-2005 [/otw_shortcode_content_toggle]
76. Tại sao Thiên Chúa lại nhập thể nơi Đức Giêsu ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Kinh Tin Kính Công đồng Nixêa (năm 325) đã dạy: ‘Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế ‘. (456-460)” opened=”closed”]
Thiên Chúa đã giao hòa thế giới với Người và giải thoát con người khỏi tội trong Chúa Giêsu Kitô. “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người” (Ga 3,16). Thiên Chúa đã nhận lấy xác phàm phải chết của ta nơi Chúa Giêsu (nhập thể), đã chia sẻ thân phận trần thế, những đau khổ và cái chết của ta và trở nên một người như ta trong hết mọi sự, trừ tội.
« Thiên Chúa quá cao cả đến nỗi Người có thể trở nên bé nhỏ, quá toàn năng đến nỗi có thể trở nên yếu kém và để gặp gỡ ta như một đứa trẻ không có bảo vệ để ta có thể yêu mến Người. Đức Bênêđictô XVI, 24-12-2005 [/otw_shortcode_content_toggle]
77. Khi nói Chúa Giêsu Kitô “vừa là Thiên Chúa thật lại vừa là người thật” nghĩa là gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Nghĩa là nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên một con người như chúng ta và cũng là anh em của chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn đồng thời là Thiên Chúa và là Chúa chúng ta. Công đồng Calcêđôn (năm 451) dạy rằng: Thiên tính và Nhân tính đã nên một trong Chúa Giêsu Kitô ‘không chia lìa hoặc lẫn lộn’. (464-467, 469)” opened=”closed”]
Hội thánh đã vất vả lâu năm để diễn tả cho đúng mối quan hệ giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Giêsu Kitô. Thiên tính và nhân tính không cạnh tranh với nhau dường như có lúc Chúa Giêsu là người có lúc là Thiên Chúa. Ta cũng không thể nói là thiên tính và nhân tính hòa trộn với nhau trong Chúa Giêsu, cũng không thể nói rằng Thiên Chúa chỉ giả vờ mặc lấy thân xác con người nơi Chúa Giêsu (thuyết docétisme): Thiên Chúa làm người thật sự. Không phải là nơi Chúa Giêsu có hai ngôi vị liên hợp với nhau (thuyết Nestorianisme). Sau hết quả quyết rằng nhân tính hoàn toàn biến mất trong thiên tính cũng là lạc giáo (thuyết monophysisme). Chống lại các thứ lạc giáo kể trên, Hội thánh duy trì chắc chắn đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là con người nơi một ngôi vị duy nhất. Công thức nổi tiếng của Công đồng Chalcedoine là “không chia rẽ không lẫn lộn”, công thức này không cố gắng để giải nghĩa điều vượt trên hiểu biết của con người, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến hai điểm then chốt của đức tin. Công thức cho biết “cái hướng ta phải theo để tìm hiểu mầu nhiệm của ngôi vị Chúa Giêsu.
« Chúa Giêsu vẫn là như từ trước Người là, và Chúa đảm nhận vào Mình cái trước đây Người không là. Phụng vụ Rôma ngày 1 tháng giêng
« Sự thực là mầu nhiệm con người chỉ sáng tỏ thật sự trong mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể. Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes
« Hiểu biết về Thiên Chúa mà không hiểu biết về khốn khổ của mình làm cho kiêu ngạo. Hiểu biết về khốn khổ của mình mà không hiểu biết Thiên Chúa làm cho thất vọng. Hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô làm cho ta ở giữa, bởi vì ta thấy ở đó có cả Thiên Chúa cả khốn khổ của ta nữa. Blaise Pascal [/otw_shortcode_content_toggle]
78. Tại sao chúng ta chỉ hiểu được Chúa Giêsu như là một mầu nhiệm ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người thật, nên ta không thể hiểu Chúa Giêsu nếu ta loại bỏ thực tại vô hình của Thần tính Người. (525-530, 536)” opened=”closed”]
Mầu nhiệm. Mầu nhiệm là một thực tại( hoặc là một mặt của thực tại) mà sự hiểu biết do lý trí không thể đạt tới được.
« Khía cạnh hữu hình của Chúa Giêsu chuyển dẫn ta đến khía cạnh vô hình của Người. Có những yếu tố rất quan trọng trong cuộc đời Người mà ta chỉ hiểu được như là các Mầu nhiệm, chẳng hạn thân phận làm Con Thiên Chúa, việc nhập thể, cuộc khổ nạn và sự sống lại của Người. Jeremy Taylor (1613-1667, văn sĩ tôn giáo Anh) [/otw_shortcode_content_toggle]
79. Chúa Giêsu có linh hồn, tâm trí và thân xác như chúng ta không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Có. Vì Chúa Giêsu là người thật, nên Người ‘làm việc với đôi tay con người, nghĩ tưởng với tâm trí con người, hành động với ý muốn con người, và yêu thương với trái tim con người’ (CĐ Vatican II, Hiến chế Mục vụ 22, 2). (470-476) ” opened=”closed”]
Vì Chúa có đầy đủ bản tính con người, nên Người có một linh hồn và Người tự phát triển cách thiêng liêng. Chính trong linh hồn này chứa đựng căn tính con người và Người có ý thức về chính mình. Chúa Giêsu có ý thức được hiệp nhất với Chúa Cha trên trời trong Chúa Thánh Thần. Người để Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong mọi hoàn cảnh của đời Người.
« Còn Chúa Giêsu là một hiển nhiên (quá rõ ràng không còn gì có thể nghi ngờ). Hans Urs Von Balthasar (1905- 1988, thần học gia công giáo Thụy Sĩ) [/otw_shortcode_content_toggle]
80. Tại sao Đức Maria Đồng trinh?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì Thiên Chúa muốn Chúa Giêsu Kitô có một người Mẹ thực sự là loài người, còn về Cha thì chỉ mình Thiên Chúa là Cha Người. Như thế Ngài muốn khai mở một sự khởi đầu mới nơi Chúa Giêsu, khởi đầu này được mọi người nhận biết là do chính Thiên Chúa là Cha, chứ không do bất cứ một quyền lực trần thế nào khác. (484-504, 508-510)” opened=”closed”]
Việc Đức Maria đồng trinh không phải là một ý niệm thần thoại lỗi thời, nhưng là điều căn bản cho cuộc đời Chúa Giêsu. Người được sinh ra bởi một phụ nữ nhưng Người không có Cha là loài người. Chúa Giêsu là một khởi đầu mới trong trần gian, do Thiên Chúa tạo nên. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Đức Maria hỏi Sứ Thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” (Lc 1,34). Sứ Thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà” (Lc 1,34-35). Dù từ những thế kỷ đầu tiên Hội Thánh đã gặp nhiều chế nhạo về việc Đức Maria đồng trinh, Hội Thánh vẫn luôn tin rằng Đức Maria đồng trinh thực sự chứ không phải tượng trưng. -> 117
« Điều mà đức tin Công giáo tin về Đức Maria đặt nền móng trên điều Hội Thánh tin về Chúa Kitô. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo 487
« Bởi vì một người Cha như Chúa Giêsu phải có, thì không thể nào có được nơi các người cha loài người được. Wilhelm Willms, Ave Eva (1930-2002, linh mục văn sĩ)
« Nếu ai không tuyên xưng rằng: Đức Emmanuel là Thiên Chúa thật và Đức Maria là trinh nữ Mẹ Thiên Chúa…thì bị mắc vạ tuyệt thông. Công đồng Ephêsô 431 [/otw_shortcode_content_toggle]
81. Ngoài Chúa Giêsu ra, Đức Maria còn có những người con khác nữa không?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Không. Chúa Giêsu là người con trai duy nhất của Đức Maria xét theo nghĩa huyết tộc. (500-510)” opened=”closed”]
Hội thánh sơ khởi đã quả quyết là Đức Mẹ đồng trinh trọn đời, điều này loại trừ việc có những anh chị em ruột thịt của Chúa Giêsu. Trong tiếng Araméen là tiếng mẹ đẻ của Chúa Giêsu, chỉ có một từ để chỉ anh em và chị em ruột cũng như anh em và chị em họ. Nên trong các Tin Mừng, khi nói đến “anh chị em” Chúa Giêsu (Mc 3,31-35 chẳng hạn) là nói đến anh chị em họ của Người. [/otw_shortcode_content_toggle]
82. Gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa có chướng tai không?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Không. Ai gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng là tuyên xưng Con của Mẹ là Thiên Chúa. (495, 509)” opened=”closed”]
Trong Kitô giáo sơ khởi, khi tranh luận để định nghĩa Chúa Giêsu là ai, danh hiệu “Mẹ Thiên Chúa” (Theotokos) được dùng để giải thích Kinh Thánh cho đúng: Đức Maria còn mang trong lòng một người con là Con thật của Thiên Chúa. Cuộc tranh luận không nhắm tới Đức Maria trước hết, nhưng nhắm về Chúa Giêsu: Người có thể vừa là người vừa là Thiên Chúa không? -> 117
« Ở đâu đức tin về Mẹ Thiên Chúa lu mờ thì đức tin về Con Thiên Chúa và về Thiên Chúa cũng bị lu mờ. Ludwig Feuerbach (1804–1872, triết gia Đức, vô thần, trong sách Tinh hoa Kitô giáo) [/otw_shortcode_content_toggle]
83. Gọi Đức Maria “Vô nhiễm Nguyên tội” nghĩa là gì?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Hội Thánh Công giáo tin rằng: Thánh Nữ Đồng trinh Maria, từ lúc bắt đầu đậu thai, bởi ơn huệ và lòng quý mến đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, và bởi công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu chuộc, Đức Mẹ được gìn giữ khỏi lây nhiễm mọi vết nhơ của tội Tổ Tông, vì thế chúng ta xưng tụng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Tín điều 1854; -> Tín điều). (487-492, 508)” opened=”closed”]
Trong lịch sử Hội Thánh, Kitô hữu rất mau đã tuyên xưng Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội. Kiểu nói này ngày nay bị hiểu lầm. Nó có nghĩa là ngay từ lúc đầu, Thiên Chúa đã gìn giữ Đức trinh nữ Maria khỏi mắc tội tổ tông truyền. Kiểu nói đó không áp dụng cho việc thụ thai Chúa Giêsu trong lòng Đức Maria. Kiểu nói đó không phải là làm mất giá trị của tính dục Kitô giáo, coi như một người nam và một người nữ “phạm tội với nhau” để sinh con. -> 68-69
« Năm 1858, khi hiện ra với cô Bernadette Soubirous ở Lộ đức Đức Maria giới thiệu mình là “Đấng vô nhiễm nguyên tội”. Câu này đã có hậu quả quan trọng trong lịch sử. Reinold Schneider (1903–1958, văn sĩ Đức) [/otw_shortcode_content_toggle]
84. Có phải Đức Maria chỉ là dụng cụ trong tay Thiên Chúa không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Đức Maria còn hơn là một dụng cụ thụ động trong tay Thiên Chúa vì Mẹ đã chủ động chấp nhận qua lời ‘Xin vâng’, để việc Chúa nhập thể được hoàn thành. (493-494, 508-511)” opened=”closed”]
Đức Maria trả lời cho sứ thần đã báo tin Mẹ sẽ sinh ra Con Thiên Chúa tối cao rằng: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Việc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô đã bắt đầu bởi lời mời gọi của Thiên Chúa, bởi lời chấp nhận tự do của một người, và Đức Mẹ thụ thai trước khi lễ cưới với Thánh Giuse. Cũng theo những con đường không bình thường, Đức Maria đã trở nên “cửa cứu rỗi” chúng ta. -> 479 [/otw_shortcode_content_toggle]
85. Tại sao Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta nữa ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Đức Maria là Mẹ chúng ta, vì Chúa Giêsu từ trên thập giá đã trao ban Mẹ Người làm Mẹ chúng ta. (963-966, 973)” opened=”closed”]
“Thưa Bà, đây là con của Bà…Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 26.29). Hội thánh luôn coi những lời mà từ trên thập giá Chúa Giêsu nói với Đức Maria và môn đệ Người yêu mến, là việc trao phó toàn thể Hội Thánh cho Đức Maria. Vì thế Đức Maria cũng là Mẹ chúng ta. Chúng ta có thể kêu cầu Mẹ và xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa. -> 147 – 149
« Đối với tất cả nhân loại, đức Maria là Mẹ rất nhân từ, là nơi ẩn náu của mọi tội nhân. Thánh Anphongsô Liguori (1696-1787, sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, nhà thần bí và tiến sĩ Hội thánh).
« Hội thánh càng sống theo hình ảnh Đức Maria càng trở thành Mẹ, càng giúp người ta có thể sinh lại trong lòng mình để làm con Chúa, để được hòa giải với Chúa. Roger Schutz (1915-2005, sáng lập và bề trên cộng đồng đại kết Taizé)
« Trong gia đình, con cái học biết yêu thương bằng cách yêu thương không vụ lợi; chúng học biết tôn kính mọi người khác bằng cách tôn trọng họ; chúng học biết Thiên Chúa bằng cách chúng nhận thấy được ngay từ lúc đầu tình cha và tình mẹ chăm sóc chúng. Hội nghị về đức tin, 31-5-2004 [/otw_shortcode_content_toggle]
86. Tại sao Chúa Giêsu đã chờ đến 30 tuổi mới đi giảng đạo công khai?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ đời sống bình thường với chúng ta và như thế, Người thánh hóa những công việc thông thường hàng ngày của chúng ta. (531-534, 564)” opened=”closed”]
Chúa Giêsu đã là một em bé được cha mẹ yêu thương và nuôi nấng. Người ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến (Lc 2,52). Người là dân trong một làng Do Thái, tham dự các nghi lễ tôn giáo. Người học một nghề chân tay để chứng minh khả năng của Người. Thiên Chúa đã muốn Chúa Giêsu sống và lớn lên trong gia đình nhân loại, vì gia đình là nơi có Thiên Chúa ngự, gia đình là một cộng đoàn gương mẫu trong đó ta gặp được sự trợ giúp và nâng đỡ. [/otw_shortcode_content_toggle]
87. Tại sao Chúa Giêsu để ông Gioan Tiền hô làm phép rửa cho mình, dù Người chẳng có tội gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu chịu phép rửa là chịu gìm trong lịch sử tội lỗi của cả nhân loại. Nhờ đó Người dạy ta rằng để cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi, một ngày kia Người sẽ bị gìm trong cái chết, để được sống lại nhờ quyền năng của Cha Người. (535-537, 565)” opened=”closed”]
Những tội nhân, lính tráng, gái hư hỏng, người thu thuế đến với tiên tri Gioan Tẩy giả, vì họ đi tìm một phép rửa sám hối để được tha tội (Lc 3,3). Thực ra Chúa Giêsu không cần phải chịu phép rửa vì Người vô tội, nhưng Người muốn chịu phép rửa để chỉ cho ta thấy hai việc: Chúa Giêsu nhận lấy tội lỗi của ta nơi mình, và việc Người chịu phép rửa báo trước cuộc khổ nạn và sống lại của Người. Đang khi Người tỏ dấu hiệu sẵn sàng chết cho ta thì trời mở ra: Con là Con yêu dấu của Ta (Lc 3,22).
« Giữa những người công chính và tội nhân có một sự hiệp thông, bởi vì cuối cùng chẳng có ai là công chính. Gertrud Von Le Fort (1876–1971, văn sĩ Đức) [/otw_shortcode_content_toggle]
88. Tại sao Chúa Giêsu lại chịu cám dỗ ? Người có thể chịu cám dỗ thực sao ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì Chúa Giêsu thực sự là một con người, nên Người phải chịu cám dỗ. Như Thánh Phaolô viết: Vị Thượng Tế của chúng ta là Đấng biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội (Dt 4,15). (538-540, 566)” opened=”closed”]
« Kitô hữu hàng ngày phải đương đầu với cuộc chiến đấu mà Chúa Giêsu đã phải chịu đựng ở sa mạc Giuđêa suốt bốn mươi ngày do chính Satan gây ra. Đây là cuộc chiến đấu thiêng liêng chống lại tội lỗi, mà cuối cùng là chống lại Satan. Đó là một cuộc chiến đấu buộc toàn diện con người phải tham gia và đòi hỏi luôn phải tỉnh thức và kiên trì. Đức Bênêđíctô XVI, 01-3-2006 [/otw_shortcode_content_toggle]
89. Chúa Giêsu hứa “Nước Thiên Chúa” cho những ai ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”‘Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý’ (1Tm 2,4). Nước Thiên Chúa sẽ khởi đầu nơi những ai để cho Tình yêu Chúa biến đổi mình. Họ trước hết là những người nghèo khó và thấp hèn như Chúa Giêsu thường nói (xem Tám mối phúc). (541-546, 567)” opened=”closed”]
Cả những người xa Hội thánh cũng thấy quyến rũ khi Chúa Giêsu hướng về những người nam và nữ bị gạt ra lề xã hội với một tình yêu ưu tiên. Trong bài giảng trên núi, những nạn nhân của bách hại và bạo lực, tất cả những ai tìm Chúa với lòng trong trắng, tất cả những ai tìm đến lòng thương xót, sự công chính và sự bình an của Chúa, đều ưu tiên vào Nước Thiên Chúa. Ngay cả người tội lỗi cũng được nghe những lời mời gọi đặc biệt: không phải là những người khỏe mạnh cần đến thầy thuốc, nhưng là những người bệnh tật; tôi đến kêu gọi không phải người công chính, nhưng những người tội lỗi (Mc 2,17).
Chúa Giêsu nói về Cha Người: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức công bố một năm hồng ân của Chúa.” Lc 4,18-14 [/otw_shortcode_content_toggle]
90.Chúa Giêsu có thực đã làm các phép lạ hay đó chỉ là những huyền thoại đạo đức ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu thực sự đã làm những phép lạ. Các thánh sử Tân Ước đã thuật lại những sự kiện có thực này. (547-550)” opened=”closed”]
Những nguồn tài liệu cổ đã nói đến nhiều phép lạ xác nhận việc giảng dạy của Chúa Giêsu: “Nhưng nếu tôi dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ quỉ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Mt 12,28). Các phép lạ đã được thực hiện công khai và người ta còn biết cả tên những người được hưởng phép lạ: chẳng hạn anh mù Bartimê (Mc 10,46-52), hoặc bà mẹ vợ thánh Phêrô (Mc 8,14-15). Ngoài ra còn có những phép lạ đã gây sốc và tức giận cho giới Do Thái (chữa lành người bất toại vào ngày sabbat hoặc chữa người cùi). Dầu vậy, các phép lạ không bị Do Thái giáo thời Chúa Giêsu tranh cãi.
« Một phép lạ không được thực hiện trái ngược với thiên nhiên nhưng trái ngược với hiểu biết của ta về thiên nhiên. Thánh Augustinô [/otw_shortcode_content_toggle]
91. Tại sao Chúa Giêsu làm các phép lạ ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Người làm các phép lạ như những dấu chỉ Nước Thiên Chúa đã bắt đầu, để biểu lộ tình yêu của Người cho con người và xác quyết sứ mạng của Người. (547-550)” opened=”closed”]
Khi làm phép lạ Chúa Giêsu không cần phải dàn cảnh như thầy phù thủy. Người biểu lộ sức mạnh của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Nhờ các phép lạ Người chứng tỏ Người là Mêsia và Nước Thiên Chúa bắt đầu với Người. Người làm cho thấy được một thế giới mới: giải thoát khỏi đói khát (Ga 6,5-15), bất công (Lc 19,8), bệnh tật và cái chết (Mt 11,5). Khi trừ quỷ là Người đã bắt đầu cuộc chiến thắng của Người trên “thủ lãnh của thế gian” (Ga 12,31 nghĩa là Satan. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã không loại bỏ hết những gì là xấu là ác trong thế gian. Điều Người muốn cho biết trước hết là cần phải giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi. Ngay cả khi làm các phép lạ, điều mà Người hết sức quan tâm chính là đức tin. -> 241 – 242
Họ hết sức kinh ngạc và nói: ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả, ông làm cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được. Mc 7,37
« Không nơi nào trên trần gian đã có một phép lạ lớn như trong chuồng bò nhỏ ở Betlem: ở đây Thiên Chúa và con người trở thành một. Thomas a Kempis (1380-1471, nhà thần bí Đức, tác giả sách Gương Chúa Giêsu). [/otw_shortcode_content_toggle]
92. Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ để làm gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu có nhiều môn đệ cả nam lẫn nữ. Trong nhóm đó, Người chọn 12 ông làm Tông đồ (Lc 6,12-16). Chúa dạy dỗ họ kĩ càng và trao cho họ nhiệm vụ: ‘Người sai họ đi rao giảng Nước Chúa, và chữa bệnh cho dân’ (Lc 9,2). Trong bữa Tiệc ly, Người chỉ dùng bữa với 12 ông, và truyền dạy họ: ‘Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy’ (Lc 22, 19). (551-553, 567)” opened=”closed”]
Các tông đồ là những chứng nhân về việc Chúa sống lại và là những bảo đảm cho sự thật về Người. Các ngài tiếp tục công việc sau khi Chúa chết và đã chọn nhiều người để kế vị các ngài: đó là các giám mục. Ngày nay những đấng kế vị các tông đồ còn thi hành đầy đủ quyền năng được Chúa Giêsu trao phó: các ngài điều khiển, giảng dạy và cử hành. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các tông đồ đã trở nên nền móng cho sự hiệp nhất trong Hội Thánh (→ sự nối tiếp của các tông đồ). Thánh Phêrô nổi bật giữa nhóm Mười Hai, được Chúa Giêsu trao cho quyền năng đặc biệt: “Con là Đá và trên Đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18). Từ hoàn cảnh đặc biệt của Thánh Phêrô giữa nhóm các tông đồ mà phát xuất nhiệm vụ của Giáo Hoàng. -> 137
Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. Ga 20,21 [/otw_shortcode_content_toggle]
93. Tại sao Chúa Giêsu biến hình trên núi ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Ngay khi Chúa Giêsu còn ở trần gian, Chúa Cha đã muốn bày tỏ vinh quang thiên tính của Con mình. Và Chúa Giêsu cũng muốn biến hình để giúp các môn đệ sau này hiểu được ý nghĩa về cái chết và sự sống lại của Người. (554-553, 567)” opened=”closed”]
Ba sách Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu đã tỏa sáng thế nào trước mắt các môn đệ (Người đã biến hình). Lời của Cha trên trời ban cho Chúa Giêsu danh hiệu “Con yêu dấu” và bảo phải nghe lời Người. Thánh Phêrô muốn “dựng ba lều” để kéo dài thời gian đó. Nhưng Chúa Giêsu đang trên đường dẫn tới cuộc tử nạn. Việc được thấy vinh quang của Chúa có mục đích giúp các môn đệ vững tin hơn.
« Nếu có người nào được ơn mặc khải mạnh mẽ của Chúa, họ sẽ thấy như họ được sống giống như các môn đệ Chúa đã sống trong cuộc Chúa biến hình: trong một chốc lát được nếm trước hạnh phúc ở Thiên đường. Bình thường đó là những mặc khải ngắn ngủi đôi khi Chúa ban cho trước để chuẩn bị họ cho những thử thách khắc nghiệt hơn. Đức Bênêđictô XVI, 12-3-2006 [/otw_shortcode_content_toggle]
94. Chúa Giêsu có biết Người sẽ chết khi vào thành Giêrusalem không?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Có. Chúa Giêsu đã ba lần báo trước về sự đau khổ và sự chết mà Người biết rõ và tự nguyện đi đến nơi chịu thương khó (Lc 9,51). (557-560, 569-570)” opened=”closed”]
Chúa Giêsu bắt đầu nói với các môn đệ về những điều sắp xảy đến cho mình: Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau Người sẽ sống lại. Mc 10, 32-34 [/otw_shortcode_content_toggle]
95. Tại sao Chúa Giêsu chọn ngày lễ Vượt qua của người Do thái để chịu chết và sống lại ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu đã chọn lễ Vượt qua của người Do thái như một biểu tượng cho công việc mà người sắp hoàn thành trong cái chết và sống lại của Người. Như xưa người Do thái được giải thoát khỏi kiếp nô lệ người Ai cập, nay Chúa Giêsu cũng giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. (571-573)” opened=”closed”]
Lễ Vượt qua là lễ mừng dân Israel được giải phóng khỏi nô lệ Ai Cập. Chúa Giêsu đi Giêrusalem để giải phóng ta còn sâu sắc hơn nhiều. Người đã ăn mừng lễ Vượt qua với các môn đệ, nhưng, thay vì hiến tế chiên Vượt qua theo truyền thống Do Thái, Người hiến tế chính mình Người như chiên của hy lễ. Chiên lễ Vượt qua của ta là Chúa Kitô đã được hiến tế (1Cr 5,7) để dứt khoát giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người một lần cho tất cả. -> 171
Khi giờ đã đến, Chúa Giêsu vào bàn, và các tông đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa cho đến khi lễ này được nên trọn. Lc 22,14-16 [/otw_shortcode_content_toggle]
96. Tại sao con người hòa bình như Chúa Giêsu lại bị xử chết trên thập giá ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu đã buộc những người đương thời của mình phải có một quyết định dứt khoát đối với các hoạt động của Người, như : tha tội, không giữ ngày Sabat hoặc nhìn nhận uy quyền thần linh của Người, hoặc coi Người là kẻ lường gạt, tên phạm thượng, người phạm luật, cần phải lên án chết trên thập giá cho Người. (574-576)” opened=”closed”]
Về nhiều mặt, hành động của Chúa Giêsu quả là một thách đố lớn đối với Do Thái giáo truyền thống ở thời Người. Người đã tha tội, điều mà chỉ một mình Thiên Chúa mới làm được; Người đã làm cho luật ngày Sabbat không còn là tuyệt đối, Người đã chuốc lấy sự nghi ngờ mắc tội phạm thượng và chuốc lấy cả tố cáo là một tiên tri giả. Từng bấy nhiêu vi phạm khiến Lề Luật dự kiến cho Người bị tử hình. [/otw_shortcode_content_toggle]
97. Người Do thái có trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu không?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Không ai có thể kết tội cho dân tộc Do thái về cái chết của Chúa Giêsu. Trái lại Hội Thánh Công giáo tuyên bố chắc chắn rằng: mọi tội nhân đều là tòng phạm trong cái chết của Chúa Giêsu. (597-598)” opened=”closed”]
Tiên tri Simêon đã biết trước là Chúa Giêsu làm “duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy” (Lc 2,34). Đã có một cuộc chống đối Chúa Giêsu mạnh mẽ từ phía chính quyền Do Thái, nhưng Chúa Giêsu có những môn đệ bí mật thuộc phe Pharisiêu như ông Nicôđêmô và Giuse Arimathia. Trong vụ án Chúa Giêsu, nhiều nhân vật và nhà cầm quyền Rôma cũng như Do Thái có liên lụy (Caipha, Giuđa, Đại hội đồng, Hêrôđê, Ponce Pilate). Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể xét xử tội lỗi riêng của mỗi người. Luận án cho rằng mọi người Do Thái thời đó hoặc các người Do Thái thời nay phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu là điều vô lý và không thể bênh vực được xét theo Kinh Thánh. -> 135
« Không phải ma quỷ đã đóng đinh Chúa Giêsu mà là chính bạn cùng với ma quỷ đã đóng đinh Người và còn đóng đinh Người bằng cách ham thích thói xấu và tội lỗi. Thánh Phanxicô Atxidi [/otw_shortcode_content_toggle]
98. Thiên Chúa có muốn cho Con của Người phải chết không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Cái chết dữ dằn của Chúa Giêsu không do những sắp đặt, những toan tính ác độc của con người. Chúa Giêsu đã ‘tự nguyện phó mình theo chương trình Thiên Chúa định trước’ (Cv 2,23). Để chúng ta, là những con cái của tội lỗi và sự chết, được cứu sống, Cha trên trời của Đấng vô tội đã ‘làm cho Con của Ngài thành tội nhân, vì chúng ta’ (2 Cr 5, 21). Sự hi sinh lớn lao mà Chúa Cha mong đợi nơi Chúa Con đã được Chúa Con đáp lại bằng sự từ bỏ mình cho đến chết: ‘Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến’ (Ga 12, 27). Thế là từ cả hai phía, Cha và Con đã xuất hiện một tình yêu đến tột cùng là chết trên thập giá. (599-609, 620)” opened=”closed”]
Để cứu ta khỏi chết, Thiên Chúa đã thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm: Người đã đem vào thế giới sự chết của ta “một thứ thuốc bất tử” (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Chúa Cha và Chúa Con là hai đồng minh không thể tách rời trong sứ mệnh đó. Đầy lòng ước ao nồng nhiệt và vì yêu thương loài người, các Ngài đã nhận cho mình cái gì là cực độ cực điểm. Thiên Chúa đã đề nghị một trao đổi để cứu độ ta mãi mãi: Người muốn ban sự sống đời đời của Người để ta có thể nếm được niềm vui của Người. Chúa Giêsu đã muốn chịu đựng cuộc hấp hối của ta, sự tuyệt vọng của ta, cảm xúc bị bỏ rơi của ta, cái chết của ta, để được hiệp thông hoàn toàn với ta mà Người vẫn hoàn toàn hiệp thông với Cha Người. Để yêu thương ta đến cùng và hơn thế nữa. Cái chết của Chúa Kitô là ý muốn của Chúa Cha, nhưng nó không phải tiếng nói cuối cùng. Bởi vì Chúa Kitô chết cho ta, nếu ta hiệp thông với Người, ta có thể đổi sự chết của ta lấy sự sống của Người.
Chúa Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng. Ga 13,1
« Thánh giá là thang để ta về trời, bỏ thánh giá đi, ta không còn thang nào khác. Thánh nữ Rosa Lima (1586– 1617, thánh nữ đầu tiên của Pérou) [/otw_shortcode_content_toggle]
99. Khi Chúa Giêsu ăn Bữa Tiệc Ly với các tông đồ, đã xảy ra những chuyện gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu của Người trong 3 việc: rửa chân cho các tông đồ; lập Bí tích Thánh Thể ; lập chức Linh mục của Giao ước mới. (610-611)” opened=”closed”]
Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu Người đến cùng bằng cách: Người đã rửa chân cho các môn đệ, để tỏ ra rằng Người ở giữa ta như một người phục vụ (Lc 22,27). Người đã chịu trước đau khổ để cứu độ bằng cách đọc những lời trên lễ vật dâng lên là bánh rượu: Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em (Lc 22,19), như vậy Người thiết lập Bí tích Thánh Thể. Khi Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ: Hãy làm như Thầy vừa làm để nhớ đến Thầy (1Cr 11,24). Người đã thiết lập họ thành các Linh mục của Giao ước mới. -> 208 – 223
« Hiểu theo một nghĩa, có thể nói chính xác rằng Bữa Tiệc ly là hành vi thiết lập Hội Thánh, vì Chúa Giêsu tự hiến chính mình và thiết lập một cộng đồng mới, một cộng đồng hiệp nhất trong hiệp thông với chính Người. Đức Bênêđictô XVI, 15-3-2006 [/otw_shortcode_content_toggle]
100. Vào đêm trước khi chết, trên núi Cây dầu, có phải Chúa Giêsu đã thực sự cảm thấy kinh hoàng trước cái chết không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì là người như ta, Chúa Giêsu thực sự cảm thấy kinh hoàng trước cái chết khi ở trong vườn Giệtsêmani (vườn cây dầu). (612)” opened=”closed”]
Với sức lực của loài người, cũng giống sức lực trong mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu đã phải chiến đấu trong nội tâm để hoàn toàn tuân theo ý Chúa Cha muốn Người hiến sự sống cho thế gian được sống. Ở vào lúc khó khăn nhất, bị mọi người dù là bạn hữu nữa cũng bỏ rơi, Chúa Giêsu đã quyết định xin vâng. “Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi Con; nhất định Con phải uống thì xin cho ý Cha được thể hiện” (Mt 26,42). -> 476
« Thiên Chúa không đến để làm cho hết đau khổ. Người cũng không đến để giải nghĩa về đau khổ, Người đến để lấp đầy đau khổ bằng sự có mặt của Người. Paul Claudel (1868–1955, thi sĩ và văn sĩ Pháp). [/otw_shortcode_content_toggle]
101. Tại sao Chúa Giêsu phải cứu chuộc chúng ta bằng cái chết trên thánh giá, mà không dùng cách khác ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Dù vô tội, Chúa Giêsu cũng chọn cái chết dữ dằn để từ bỏ mình và tận hiến hoàn toàn trên thánh giá. Người đã chọn thập giá để gánh tội thế gian và chịu những đau khổ của nhân loại. Như thế, vì Tình yêu trọn hảo của Người, Người đã đem nhân loại trở về cùng Thiên Chúa. Không ai còn có thể nói: Thiên Chúa không biết tôi phải đau khổ. (613-617, 622-623)” opened=”closed”]
Khổ nạn từ dùng để chỉ những đau khổ của Chúa Kitô.
« Thiên Chúa đã giang tay trên thập giá để ôm lấy hết giới hạn của thế giới. Thánh Cyrille ở Giêrusalem (313–387, giáo phụ của Hội thánh)
« Ta là Kitô hữu, ta không chìm đắm vào trong bão tố của thế gian chỉ vì một lý do duy nhất là ta được đùm bọc bởi cây thập giá. Thánh Augustinô [/otw_shortcode_content_toggle]
102. Tại sao chúng ta cũng phải chấp nhận đau khổ trong cuộc sống, phải “vác thập giá mình mà theo Chúa Giêsu” ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Kitô hữu không được tìm đau khổ, nhưng khi phải đối diện với đau khổ mà không tránh được, họ nên vui lòng kết hợp đau khổ của họ với đau khổ của Chúa Giêsu, như ‘Người đã chịu đau khổ vì ta và để nêu gương cho ta bước theo Người’ (1 Pr 2,21). (618)” opened=”closed”]
Chúa Giêsu đã nói: nếu ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo Tôi (Mc 8,34). Kitô hữu phải tranh đấu để chống lại đau khổ trong thế giới. Dầu vậy, đau khổ sẽ tiếp tục tồn tại. Trong đức tin, ta có thể đón nhận đau khổ riêng của ta và chia sẻ với đau khổ của những người khác nữa. Bằng cách đó đau khổ loài người được hội nhập vào tình yêu cứu chuộc của Chúa Kitô và nhờ đó trở nên thành phần hấp dẫn của sức mạnh thần linh lôi kéo thế giới tới hạnh phúc.
« Nếu bạn vác thập giá mình cách vui vẻ, thập giá sẽ vác bạn. Thomas a Kempis
« Ta phải vác thập giá chứ không kéo lê, và phải đón nhận thập giá như kho tàng chứ không phải như một gánh nặng. Chỉ nhờ thập giá mà ta có thể nên giống như Chúa Kitô. Francis Fénelon (1651–1715, giám mục Pháp)
« Thực hiện cứu chuộc bằng đau khổ, Chúa Kitô đã đồng thời nâng đau khổ của loài người lên để cho nó có giá trị cứu chuộc. Tất cả mọi người đều có thể đem đau khổ của mình tham dự vào đau khổ cứu rỗi của Chúa Kitô. Đức Gioan Phaolô II, Salvifici Doloris
« Khi ta nhìn ngắm Thánh Giá, ta hiểu được sự cao cả của tình yêu Chúa. Khi ta nhìn ngắm máng cỏ, ta hiểu được sự âu yếm của tình yêu Chúa, đối với bạn, đối với tôi, đối với gia đình bạn và đối với tất cả mọi gia đình. Mẹ Têrêsa [/otw_shortcode_content_toggle]
103. Chúa Giêsu có chết thật không ? hay Người chỉ “làm bộ chết” để còn sống lại ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu thực sự đã chết trên Thánh giá. Xác Người đã được chôn táng. Tất cả các tài liệu gốc viết về Người đều chứng minh điều này. (627)” opened=”closed”]
Theo Gioan 19,33, quân lính nhận thấy rõ ràng Chúa Giêsu đã chết. Một lưỡi đòng đâm thủng cạnh sườn Chúa và họ thấy nước cùng máu chảy ra. Cần phải nói thêm là người ta đã đánh dập ống chân của hai người khác bị đóng đinh, đây là biện pháp để làm cho họ chết mau hơn – nhưng điều này không cần thiết đối với Chúa Giêsu vì Người đã chết.
« Tấm khăn liệm xác Chúa, được giữ tại Turin là một tấm khăn vải lanh ở thế kỷ I. Năm 1898 tấm khăn được chụp hình lần đầu bởi một người ở Turin. Nhìn âm bản của phim, người ta thấy in trên vải sợi lanh một hình ảnh bí nhiệm của một người bị tử hình thời cổ [/otw_shortcode_content_toggle]
104. Bạn có thể là Kitô hữu mà không tin Chúa Giêsu đã sống lại không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Không. Thánh Phaolô viết: ‘Nếu Chúa Kitô đã không sống lại thì lời chúng tôi rao giảng sẽ vô ích, và đức tin của bạn cũng vô ích’ (1Cr 15,14). (631, 638, 651)” opened=”closed”][/otw_shortcode_content_toggle]
105. Làm thế nào mà các môn đệ Chúa Giêsu đã đi đến chỗ tin Người sống lại ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Đầu tiên, các ông mất hết hi vọng, nhưng dần dần, các ông đã đi đến chỗ tin Chúa sống lại, vì sau khi Người chết, họ đã thấy Người trong nhiều dịp khác nhau, các ông đã nói chuyện với Người, đã có kinh nghiệm rõ ràng là Người đang sống. (640-644, 656)” opened=”closed”]
Những biến cố Phục Sinh diễn ra ở Giêrusalem khoảng năm 30 không phải là chuyện bày đặt ra. Bị sốc vì cái chết của Chúa và vì sự nghiệp chung thất bại, các môn đệ đã trốn mất. Chúng tôi hy vọng rằng Người là Đấng sẽ giải thoát Israel (Lc 24,21). Hoặc các ông ẩn núp sau những cửa đóng kín. Chỉ nhờ được gặp gỡ Chúa Kitô sống lại họ mới được giải thoát khỏi bị ức chế và được đầy niềm tin phấn khởi vào Chúa Giêsu, Chúa của sự sống và sự chết.
« Biến cố Chúa Giêsu chết và sống lại trở thành tâm điểm của Kitô giáo. Đó là điểm tựa cho đức tin của ta, là đòn bảy mạnh mẽ cho tin tưởng vững chắc của ta, là luồng gió mạnh quét sạch mọi sợ hãi, và lưỡng lự, mọi hồ nghi và tính toán của loài người. Đức Bênêđictô XVI, 19-10-2006
« Ai hiểu biết lễ Vượt Qua thì không thể thất vọng nữa. Dietrich Bonhoeffer (1906–1945, thần học gia Tin lành và chống Hitler bị xử tử trong trại tập trung Flossenbürg) [/otw_shortcode_content_toggle]
106. Có những bằng chứng về việc Chúa Giêsu đã sống lại không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Không có bằng chứng theo khoa học về việc Chúa Giêsu sống lại. Nhưng có những chứng cớ rất mạnh của cá nhân cũng như tập thể của nhiều người đương thời tại Giêrusalem. (1Cr 15,3-6; Lc 24,2-3; Ga 20,8). (639-644, 656-657)” opened=”closed”]
Bằng chứng cổ xưa nhất ghi chép Chúa Giêsu sống lại là thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô, viết khoảng 20 năm sau cái chết của Chúa Giêsu: “Trước hết tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Sau đó Người đã hiện ra với năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống nhưng một số đã an nghỉ (1Cr 15,3-6). Ở đây thánh Phaolô nói về một truyền thống sống động ngài gặp trong cộng đồng Kitô giáo sơ khởi, khi chính ngài vừa mới trở thành Kitô hữu, hai ba năm sau cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu – theo sau cuộc gặp gỡ ngao ngán với Chúa đã phục sinh. Các môn đệ đã cho rằng ngôi mộ trống là chỉ dẫn đầu tiên về thực tại Chúa sống lại (Lc 24,5-6). Đây là việc các phụ nữ đã khám phá thấy – theo luật thời đó thì bằng chứng của họ không được chấp nhận. Dù người ta nói rằng tông đồ Gioan đến mộ, đã thấy và đã tin (Ga 20,8), việc xác tín rằng Chúa Giêsu sống lại chỉ phát triển nhờ một loạt các lần hiện ra. Chỉ sau khi Chúa về trời, mới không còn những gặp gỡ với Đấng đã sống lại. Nhưng cho đến ngày nay, vẫn tiếp tục có những gặp gỡ với Chúa Giêsu, Người vẫn sống.
« Tình yêu Thiên Chúa đi tới chỗ sáng như chớp. Như một tia chớp Chúa Thánh Thần đi qua đêm của mỗi người. Đấng Phục Sinh bắt lấy bạn, đảm nhận mọi sự, mang trên Người tất cả những gì bạn không mang nổi. Chỉ như thế mà sau này, đôi khi rất lâu sau này điều đó mới rõ ràng: Chúa Kitô đã đi qua và đã phân phát những gì quá đầy của Người. Frère Roger Schutz [/otw_shortcode_content_toggle]
107. Sau khi sống lại Chúa Giêsu có mang cùng một thân xác như trước khi Người qua đời không ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu đã cho các môn đệ đụng chạm đến xác Người, Người ăn uống với họ, cho họ thấy vết đâm nơi cạnh sườn Người. Nhưng thân xác Người không còn hoàn toàn thuộc về trần gian, mà thuộc về Thiên đàng nơi Chúa Cha đang ngự trị. (645-646)” opened=”closed”]
Đức Kitô sống lại còn mang theo các vết thương khi chịu đóng đinh thập giá, nhưng không còn ở trong không gian hay thời gian nữa. Người có thể vào trong một phòng đã đóng kín cửa, và có thể hiện ra với các môn đệ ở nhiều nơi khác nhau với vẻ bề ngoài mà các ông không thể nhận ra ngay lập tức được. Chúa sống lại không phải là lại sống như đời sống thường trước kia, nhưng đã đổi sang một đời sống khác: Chúa Kitô một khi đã sống lại từ cõi chết thì không còn chết nữa, sự chết không còn quyền gì đối với Người nữa (Rm 6,9).
Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Magdala mà bà đã không nhận ra ngay được liền. Chúa Giêsu nói: “Maria”. Bà quay lại và nói với Chúa: “Rabbouni” có nghĩa là “Lạy Thầy”. Ga 20,16 [/otw_shortcode_content_toggle]
108. Thế giới đã có biến đổi gì nhờ việc Chúa Giêsu sống lại ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Vì cái chết từ nay không còn là ‘chấm dứt’ mọi sự nữa, nên niềm vui và hi vọng đã đến với thế giới. Cái chết không còn cai trị trên Chúa Giêsu (Rm 6,9). Chết cũng không còn quyền trên chúng ta, là những người thuộc về Chúa Giêsu nữa. (655-658)” opened=”closed”]
« Người nào đã nhận được sứ điệp Phục Sinh không thể nào còn bước đi với bộ mặt bi thảm và sống cuộc sống không có niềm vui của một người không có hy vọng. Friedrich Schiller (1759–1805, văn sĩ và kịch gia Đức) [/otw_shortcode_content_toggle]
109. Khi nói Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Nghĩa là Chúa Giêsu, một người trong chúng ta đã về lại nhà với Thiên Chúa Cha và ở lại đó muôn đời. Nhờ Chúa Giêsu mà Thiên Chúa ở gần loài người chúng ta trong cách thức loài người. Và trong Phúc Âm Gioan, Chúa Giêsu đã nói: ‘Khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta’ (Ga 12, 32). (659-667)” opened=”closed”]
Trong Tân ước, việc Chúa về trời chấm dứt giai đoạn bốn mươi ngày được đánh dấu bằng việc Đấng đã sống lại ở gần gũi với các môn đệ. Cuối giai đoạn này Chúa Giêsu đi vào trong oai nghi của Thiên Chúa với toàn bộ nhân tính của mình. Kinh Thánh thuật lại bằng những hình ảnh tượng trưng có “mây”, có “trời”. Như Đức Bênêđictô XVI nói: “Con người có được chỗ trong Thiên Chúa”. Chúa Giêsu Kitô bây giờ ở với Chúa Cha, từ đó một ngày kia Người đến “phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Chúa Giêsu về trời có nghĩa là Chúa Giêsu không còn là hữu hình ở dưới đất, nhưng lại vẫn luôn có mặt dưới đất.
Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời. Cv 1,11 [/otw_shortcode_content_toggle]
110. Tại sao Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Giêsu Kitô là Chúa của cả vũ trụ và Chúa của lịch sử, vì nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Tất cả mọi người được Chúa cứu chuộc, và đều được Người dẫn dắt. (668-674, 680)” opened=”closed”]
“Chúa ở bên trên ta” và Chúa là Đấng duy nhất mà ta quỳ gối thờ lạy; Người ở bên ta, và Chúa là đầu Hội Thánh của Người, trong Hội Thánh đó Nước Thiên Chúa đang bắt đầu ngay từ bây giờ, và Người ở trước mặt ta, làm chủ của lịch sử; làm cho lực lượng của tối tăm cuối cùng chịu thất bại và số phận của thế giới được hoàn thành theo chương trình của Thiên Chúa; Người đến để gặp gỡ ta trong oai nghi, vào ngày mà ta không biết, để đem trái đất vào cuộc đổi mới và tới chỗ hoàn thành. Ta có thể khám phá Chúa gần gũi ta trước hết là trong Lời Chúa, khi lãnh nhận các Bí tích, trong việc chăm sóc người nghèo và trong lúc hai hoặc ba người tập họp với nhau nhân danh Người (Mt 18,20) -> 157, 163
Vì trong Người muôn vật được tạo thành trên trời cũng như dưới đất hữu hình và vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới; tất cả đều do Thiên Chúa tạo dụng nhờ Người và cho Người. Cl 1,16 [/otw_shortcode_content_toggle]
111. Đến ngày tận thế sẽ ra như thế nào ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Ngày tận thế, Chúa Giêsu sẽ lại đến, và mọi người sẽ thấy Chúa. (675-677)” opened=”closed”]
Những đảo lộn kinh hoàng mà Kinh Thánh loan báo (Mt 24,4-31) sự tàn ác tỏ lộ ra không còn phải che giấu, những thử thách và những cuộc bách hại làm cho đức tin lại bị thử thách, đó chỉ là mặt tối của một thực tại mới. Thực tại này là sự toàn thắng dứt khoát và hữu hình của Thiên Chúa trên sự dữ. Sự uy nghi, chân lý và công lý của Thiên Chúa sẽ biểu lộ chói lọi rực rỡ. Khi Chúa Kitô đến sẽ có một trời mới và một đất mới. Người lau sạch mọi nước mắt khỏi mắt họ, không còn chết nữa, không còn khóc lóc, kêu ca, đau khổ nữa, vì vũ trụ cũ đã qua đi (Kh 21,1-4). -> 164
Người ta sợ đến hồn phiêu phách lạc chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển… Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc. Lc 21,26-28
Giáng lâm có nghĩa là việc Chúa Kitô đến để phán xét chung. [/otw_shortcode_content_toggle]
112. Nói rằng Chúa Giêsu đến để xét xử chúng ta và xét xử toàn thế giới, nghĩa là thế nào ?
[otw_shortcode_content_toggle title=”Nghĩa là chính Chúa Giêsu không thể giúp cho ai được, nếu chính họ không muốn biết đến bác ái yêu thương. Như thế, họ tự xét xử chính mình. (678-679, 681-682)” opened=”closed”]
Bởi vì Chúa Giêsu là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống (Ga 14,6). Người sẽ mặc khải cho biết đối với Thiên Chúa điều gì là quan trọng, điều gì là không. Sự thật đầy đủ về mỗi người sẽ được Chúa đánh giá tùy theo thước đo những việc làm, những tư tưởng, những biến cố trong cuộc đời riêng tư của họ. -> 157, 163
« Thiên Chúa không loại bỏ một linh hồn nào, bởi vì chính là linh hồn tự loại bỏ mình: mỗi người là thẩm phán của mình. Jacob Böhme (1575–1624, nhà thần bí Đức) [/otw_shortcode_content_toggle]