Lễ Mình Máu Thánh Chúa KiTô – Năm B
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ NĂM B
CHÚA NHẬT X
6-6-2021
CHẦU THÁNH THỂ
Giáo xứ Ngọc Quang
GIÁO HUẤN SỐ 28
MỘT THÔNG ĐIỆP TUYỆT VỜI CHO MỌI NGƯỜI TRẺ
Thánh Thần của sự sống (tt)
Ngài là nguồn của sự trẻ trung trong ý nghĩa tốt nhất. Vì ai tin tưởng vào Chúa thì “giống như cây trồng bên suối nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi” (Gr 17,8). Trong khi “thanh niên sẽ mệt mỏi, nhọc nhằn” (Is 40,30), thì những người cậy trông Chúa “sẽ được thêm sức mạnh, như thể chim bằng, họ tung cánh, họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân” (Is 40,31) (Tông huấn Đức Kitô hằng sống, số 133).
———————
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
(Xh 24,3-8; Dt 9,11-15, Mc 14,12-16.22-26)
CHÂN PHƯỚC CARLO ACUTIS
Trong số những người đến Assisi để xin Carlo Acutis chuyển cầu, có nhiều người trẻ tuổi, bao gồm cả một nhóm sinh viên Châu Âu từ Trường Truyền giáo Emmanuel ở Rome.
Charles Denonfoux, một sinh viên 26 tuổi đến từ Pháp, nói với đài EWTN tại lễ phong chân phước vào ngày 10-10-2020: “Anh ấy sống trong cùng một thế giới với chúng ta. Anh ấy rất gần gũi với chúng ta và cách chúng ta sống, và tôi nghĩ rằng rất cảm động khi có một tấm gương về cuộc sống mẫu mực mà chúng ta có thể dễ dàng liên hệ đến như vậy”.
Emmanuelle Rebeix, 23 tuổi, nói: “Anh ấy cho tôi hy vọng rằng thời gian của chúng ta cũng tốt như bất kỳ thời gian nào khác để trở nên thánh thiện.”
Olga Piaskowska, một sinh viên Ba Lan 27 tuổi, nói rằng Acutis đã chỉ cho cô ấy cách một người có thể sống thánh thiện trong “cuộc sống bình thường hàng ngày”.
“Đối với tôi, Carlo Acutis là một ví dụ về một cậu bé ở tuổi chúng tôi, người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho Chúa Giêsu, đồng thời cậu ấy rất hạnh phúc và có nhiều đam mê,” Piaskowska nói.
“Điều này cho thấy chúng ta được kêu gọi để sống thánh thiện ngay trong thời điểm này của cuộc đời mình… và con đường dẫn đến điều này là hiệp thông với Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể và sự xưng tội,” cô nói thêm.
Cha Boniface Lopez, một Capuchin dòng Phanxicô có trụ sở tại Assisi’s Sanctuary of Spoliation, nói với đài CNA rằng anh ấy lưu ý rằng nhiều người đã đến thăm ngôi mộ của Acutis cũng đã tận dụng cơ hội để đi xưng tội, được cung cấp bằng nhiều ngôn ngữ trong suốt 19 ngày khi Acutis cơ thể được hiển thị để tôn kính.
“Nhiều người đến gặp Carlo để cầu xin sự ban phước của anh ấy. Họ đến vì họ muốn thay đổi cuộc sống và họ muốn đến gần Chúa và thực sự cảm nghiệm về Chúa,” Cha Lopez nói.
Ông nói thêm rằng ông cũng đã bắt gặp nhiều nữ tu sĩ và linh mục đến hành hương để nhìn Acutis.
Ông nói: “Các tôn giáo đến đây để cầu xin sự ban phước của ngài để giúp họ nuôi dưỡng tình yêu lớn hơn đối với Bí tích Thánh Thể.
Lớn lên ở Milan vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, anh chơi trò chơi điện tử và tự học C ++ và các ngôn ngữ lập trình máy tính khác. Tuy nhiên, nhiều người đã làm chứng rằng trung tâm cuộc sống của thanh thiếu niên là lòng sùng kính mãnh liệt của anh ta đối với sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, Acutis đã bày tỏ tình yêu thương đặc biệt đối với Chúa, mặc dù cha mẹ anh không sùng đạo. Khi lớn hơn, anh bắt đầu tham dự Thánh lễ hàng ngày, thường làm các Giờ Thánh trước hoặc sau Thánh lễ, và đi xưng tội hàng tuần.
Anh đã thành lập các trang web để thông báo cho những người khác về các phép lạ Thánh Thể và các cuộc hiện ra của Đức Mẹ trên khắp thế giới. Trên trang web của mình, anh ấy nói với mọi người, “chúng ta càng rước Thánh Thể thường xuyên, chúng ta sẽ càng trở nên giống Chúa Giêsu, để chúng ta có thể cảm nhận được thiên đàng trên trái đất này.”
Acutis qua đời vì bệnh bạch cầu vào năm 2006 ở tuổi 15. Anh đã dâng những đau khổ của mình cho Giáo hoàng Benedict XVI và cho Giáo hội, anh nói rằng: “Tôi xin dâng tất cả những đau khổ tôi sẽ phải chịu cho Chúa, cho Giáo hoàng và Giáo hội.
Giáo phận Assisi đang tổ chức lễ phong chân phước cho Acutis với hơn hai tuần phụng vụ và các sự kiện diễn ra từ ngày 1-19 tháng 10 năm 2020 mà Giám mục hy vọng sẽ là động lực truyền bá Phúc âm hóa cho giới trẻ.
Antonia Salzano, mẹ của Carlo Acutis, trước đây đã nói với đài CNA trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019 rằng một trong những mong muốn của con trai bà là thấy nhiều người trẻ hơn nhận ra sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.
“Anh ấy thường nói, ‘Khi bạn đi xem một buổi nhạc rock, bạn thấy hàng nghìn người, hoặc một trận bóng đá, cũng như khi có chiếc điện thoại mới nhất được phát hành, có những người xếp hàng trước cửa hàng, nhưng tôi không thấy dòng người xếp hàng này trước Nhà Tạm. “Vì vậy, anh ấy nhận ra rằng mọi người không hiểu tầm quan trọng của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.” (Trích từ: CNA Chuyển ngữ: Thérèse MH Nguyễn)
Ước gì gương sáng của Chân phước Carlo Acutis và Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay là niềm vui và lòng mến bí tích Thánh Thể của chúng ta.
Bài đọc 1: Bđ1 đọc đoạn 24 sách Xuất Hành, nói về Giao Ước Xinai. Trang mạng Simonhoadalat viết về Giao Ước Xinai như sau: “Ra khỏi Ai Cập, dân Chúa đi vào rừng vắng, họ đi rất vất vả, nhưng được Thiên Chúa lo lắng mọi sự: cho họ ăn Man-na và chim cút, uống nước từ tảng đá. Sau khi ra khỏi Ai Cập, dân Chúa cắm trại dưới chân núi Sinai. Môsê theo lời Chúa, bảo dân tắm rửa sạch sẽ rồi ông lên núi. Đến ngày thứ ba, sấm chớp kinh hoàng và một đám mây che phủ đỉnh núi. Chúa hiện xuống trên núi, toàn dân run sợ. Môsê thưa chuyện cùng Chúa, tiếng Chúa đáp lại như sấm sét rồi ban lề luật cho dân (x. Xh 19, 1- 25).
Nghi thức Giao ước Xinai được mô tả trong bđ1 như sau: “Sáng hôm sau ông Mô-sê dậy sớm, lập một bàn thờ dưới chân núi và dựng 12 trụ đá cho 12 chi tộc Ít-ra-en. Rồi ông sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò làm hy lễ kỳ an tế Đức Chúa. Ông Mô-sê lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rẩy trên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: ‘Tất cả những gì Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo’. Bấy giờ ông Mô-sê lấy máu rẩy trên dân và nói: ‘Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em’ “(Xh 24,4-8).
Bài Tin Mừng: Giao ước Xinai được ký giữa Thiên Chúa và dân Ít-ra-en bằng máu bò; còn giao ước Thánh Thể là bằng máu Chúa Giê-su. Thánh Mác-cô viết trong bài Tin Mừng hôm nay: “Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các ông và nói: ‘Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy. Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: ‘Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,22-24).
Cha Nguyễn Công Đoan viết: “Mình và Máu Người sắp hiến tế bằng Cuộc Thương Khó này là lễ Vượt Qua mới. ‘Mình Thầy’ là Chiên Vượt Qua mới, Máu Thầy là Máu lập Giao Ước, mở rộng cho muôn người, không còn giới hạn như Giao Ước Xinai. Giao ước Xinai lập bằng máu con vật tế lễ, nhận dòng dõi Áp-ra-ham và đám đông hỗn tạp đã cùng lên với họ từ đất Ai Cập làm dân của Thiên Chúa. Giao Ước bằng Máu Đức Giê-su Ki-tô là sự phát triển cuối cùng, chỉ còn chờ ngày hoàn tất trong Nước Thiên Chúa” (Tĩnh Tâm với Sách Tin Mừng Mác-cô, trang 204-205).
Bài đọc 2: Bđ2 đọc thư Híp-ri (Do thái). Đoạn thư này so sánh giữa máu con vật và máu Đức Ki-tô. Thư viết: “Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rẩy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hóa được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Hr 9,12-14).
Nhóm CGKPV giải nghĩa : “Đức Ki-tô cũng đã đổ máu ra làm lễ tế. Máu của Người cao quí và giá trị hơn mọi thứ máu của súc vật ở mức độ không thể so sánh được, vì bản thân Người là Đấng chí thánh thừa sức thanh tẩy lương tâm con người và kết hợp mọi người với Thiên Chúa” (Kinh Thánh, ấn bản 2011, trang 2689).
Vua Minh Mạng ra chiếu chỉ: “Các thừa sai dùng một thứ bánh để mê hoặc dân chúng giữ đạo tới cùng” (Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Ở VN, t.II, tr.68).
Sáng sớm hôm sau anh Anrê Trần Văn Trông tới địa điểm gặp cha Ngôn để lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Cha Ngôn cầu nguyện: Ước gì Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ con đến cuộc sống muôn đời”. Thánh Trông thưa: “Amen”, rồi lãnh nhận Mình Thánh Chúa (Nguyễn Đức Việt Châu, Hạnh Tích Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tr.501)
Cha Triệu giả làm thường dân đem Mình Thánh Chúa đến nhà tù, thày Phêrô Trương Văn Đường viết thư cho cha Marette: “Hôm nay là ngày trọng đại, chúng con được rước Mình Thánh Chúa. Xin tạ ơn Chúa đã viếng thăm và làm vơi nhẹ những xiềng xích của chúng con…Cửa thiên đàng đã mở sẵn, nghĩ đến hạnh phúc đang chờ đợi, chúng con chẳng còn ước ao sự gì ở thế gian này nữa” (BĐS, sđd, tập II, trang 148).
Lễ Các Thánh năm 1839, linh mục Trân đem Mình Thánh Chúa vào ngục. Vừa thấy người, cha Dũng Lạc ra chào đón: “Kính chào bác, tôi đợi bác đã lâu, vì hết lương thực rồi”. Sau đó cha cung kính rước Chúa và trao Mình Thánh cho cha già Thi. Ngày 21-12 lần thứ hai cha Trân đem Mình Thánh Chúa đến, lần này cha Thi đã nằm liệt. Chính hôm đó là ngày cuối cùng cuộc đời dương thế của hai cha, bản án vua châu phê đã về tới nơi (BĐS, sđd, trang 174).
Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành