Ngày 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
THÁNH ALBERTÔ CẢ
GIÁM MỤC Và TIẾN SĨ HỘI THÁNH
(1206 – 1280)
Thánh ALBERTÔ là một người thuộc thế hệ đầu của dòng Đaminh, được thành lập năm 1216. Ngài góp phần lớn trong những tiến triển quan trọng về tri thức trong thế kỷ XIII và Đức giáo hoàng Piô XII năm1941 đã đặt Ngài làm thánh bảo trợ cho những ai say mê nghiên cứu các khoa học tự nhiên. Ngài sinh ra tại Swabia có lẽ vào năm 1206, là con trưởng thuộc một gia đình quí phái trong binh nghiệp. Điều người ta biết rõ về người thiếu niên Đức này là lòng yêu thích nghiên cứu học hành và thiên nhiên. Khi thì Ngài học với các thầy dòng Benedictô, khi thì Ngài lạc lõng trong miền quê, say mê quan sát cây cỏ khám phá các loại cây và để cho năng khiếu chín mùi trước cảnh sắc của tạo hóa. Cuối cùng ALBERTÔ đã bỏ rơi truyền thống hiệp sĩ của gia đình. Một người cậu đã dẫn ALBERTÔ tới Bologne để hoàn tất việc học hành. Ngài nghe một bài giảng của chân phước Giocdano (Jordain) miền Saxe thuộc dòng Daminh và cảm thấy được Chúa gọi, Nhưng lại ngập ngừng vì mới 16 tuổi. Ông cậu muốn ALBERTÔ quên đi ý tưởng này. Nhưng ở Padua, ALBERTÔ gặp lại chân phước Giocđanô và sau một cuộc đàm thoại đã nói với Ngài:
– Thưa thầy ai đã tỏ lộ lòng con cho Ngài ?
Từ đây không ai ngăn cản nổi ơn kêu gọi của ALBERTÔ nữa. Ngài vào nhà tập dòng anh em giảng thuyết. Lời cầu nguyện của Ngài diễn tả một ước muốn sống tự thoát:
– “Lạy Chúa Giêsu Kitô, con kêu lên Chúa, xin Chúa đừng để con bị quyến dũ bởi những lời hão huyền về danh giá gia đình, về uy thế của dòng tu, về sự lôi cuốn của khoa học”.
Dưới ánh sáng chân lý Ngài đã tuân theo, ALBERTO nhiệt thành nghiên cứu khoa học và trở thành tu sĩ thánh thiện, nhà tư tưởng lớn, giáo sư siêu việt, nhà sưu tầm bách khoa tài ba. Ngài có sự hiểu biết uyên bác đặc biệt như một số những nhà trí thức lớn thời Trung cổ.
Luôn luôn tìm gia tăng những hiểu biết, ALBERTÔ rảo qua khắp nước Đức, thu thập những ý niệm về các loại súc vật cây cỏ, trước những tác phẩm về khoa học tự nhiên. Ngài quan tâm tới các thuyết của Aristote và tìm cách Kitô hóa các lý thuyết đó. Ngài lần lượt dạy học tại Cvologne, Pribourg, Ratisbonne, Strasbourg, Ngài sẽ ảnh hửơng trọng yếu tới người học trò thiên phú này là “bò câm”, Ngài tiên báo rằng: tiếng rống của con bò này sẽ vang dội khắp nơi.
Khoảng năm 1240, Ngài tới Paris giữ ghế giáo sư tại đây. Các lớp học quá nhỏ không đủ để dung nạp hết các thính giả của Ngài, Ngài phải dạy họ tại công trường nay vẫn còn giữ tên Ngài: công trường Maubert hay Albertô cả. Lời Ngài có uy tín đến nỗi để chấm dứt cuộc tranh luận chỉ cần nói: “Thày ALBERTÔ đã nói vậy”. Tài năng Ngài lan rộng tại đại học Paris, đạihọc danh tiếng nhất thế giới. Ngài trú ngụ tại nhà dòng thánh Giacobê, viết nhiều tác phẩm về nhiều đề tài khác nhau: thần học, toán học, luân lý, chính trị, triết học, hình học, điạ chất học. Người ta kể rằng: ngày kia một thày dòng Đaminh vô danh đến trước mặt thánh ALBERTÔ, tội nghiệp cho sự lao lực của Ngài và khuyên Ngài nghỉ ngơi lo lắng tới sức khỏe. Đây lại chẳng phải là một thần dữ mặc lốt thầy dòng sao ? Để trả lời, thánh ALBERTÔ làm dấu thánh giá. Thế là hết các cám dỗ, satan trốn mất.
Vua thánh Luy (Louis) tỏ tình nghĩa với thầy dòng thời danh này và trao cho Ngài nhiều kỷ vật quí báu trước khi nghe về Đức, bởi vì thánh ALBERTÔ được đặt làm giám tỉnh. Vâng lệnh Đức giáo hoàng, Ngài giã từ căn phòng sách vở và học trò, suốt ba năm Ngài đi bộ, không tiền của, ăn xin để thăm các nhà dòng và lập nhiều nhà mới. Roma kêu mời Ngài để làm sáng tỏ cuộc tranh cãi giữa các giáo sĩ. ALBERTO được một thời an bình trong dòng để dạy học và viết lại những quan sát và suy tư của mình. Nhưng Đức giáo hoàng buộc Ngài nhậm chức Đức giám mục Ratisbonne, một trách vụ năng nề. Trong trung tâm giàu có phồn thịnh này, người ta kể lại rằng: Đức giám mục không có lấy “một đồng tiền trong két, một giọt rượu trong hầm, một nhúm bột trong vựa”. Dầy vậy, thánh ALBERTO vẫn trả hết nợ và xây dựng một nhà thương. Khi đã hoàn thành công cuộc hết sưc có thể, Ngài xin từ chức để trở lại đời sống một tu sĩ đơn giản. Năm 1623 theo lệnh Đức giáo hoàng, Ngài đi kêu gọi nghĩa binh trong các làng quê nước Đức.
Một năm sau Đức giáo hoàng qua đời và Ngài ngừng công việc lại. Thánh ALBERTO thấy cần được hồi tâm. Ngài lui về tu viện Surtzbourg và đắm mình vào cuộc nghiên cứu và chỉ đi sửa lại những cuộc tranh luận cãi. Một lần nữa lại được rảo gọi qua các đô thị lớn nước Đức, Ngài thánh hiến các thánh đường, truyền chứa cho các giáo sĩ. Năm 1270 Ngài đến dạy tại Cologne. Ơ Công đồng Lyon, Ngài bênh vực Rodolphe I miền Habbsourg. Bảy năm sau, tức năm 1277, dầu đã già Ngài buộc phải đi Paris để bênh vực cho giáo thuyết học trò mình là Tôma Aqunô.
ALBERTO hoàn toàn già nua, Ngài chọn cho mình một phần mộ trong dòng và mỗi ngày đến đọc kinh nhật tụng cầu cho kẻ chết, để cầu cho chính mình. Dần dần Ngài đâm ra lú lẫn. Một lần có du khách hỏi thăm Ngài trả lời chắc nịch:
– ” ALBERTO không còn ở đây nữa, ông ta …”
Ngài qua đời êm ái tại phòng riêng giữa các anh em đầy chung quanh, Ngài được phong làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1931.