Lễ Hiển Linh

Ngày lễ Hiển Linh trước đây được gọi là Lễ Ba Vua. Tên gọi lễ Ba Vua nhắc lại sự kiện ba nhà đạo sĩ từ phương Đông đến Belem để thờ lạy Hài Nhi Giêsu. Khi gọi là lễ Ba Vua, là chúng ta nhấn mạnh tới sự kiện. Còn khi nói Lễ Hiển Linh là chúng ta chú trọng tới ý nghĩa và nội dung của ngày lễ. Qua sự kiện ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Giêsu, Chúa tỏ mình ra cho muôn dân và khẳng định: Người là Đấng Cứu độ muôn loài. Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Belem, những người đầu tiên được đón tiếp Chúa là Đức Maria, Thánh Giuse và các mục đồng chăn chiên. Họ đều là những người Do Thái. Tuy thế, ơn Cứu độ mà Đức Giêsu mang đến cho nhân loại không chỉ dành cho người Do Thái, mà được dành cho mọi dân tộc trên thế giới. Cuộc viếng thăm của ba nhà đạo sĩ đến từ phương Đông đã nói lên điều đó. Vì lẽ đó mà Phụng vụ ngày nay gọi ngày lễ này là Lễ Hiển Linh, muốn nhấn mạnh tới ý nghĩa của sự kiện này.

Đọc tiếp

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất

Ngày Chúa nhật liền sau lễ Giáng Sinh, chúng ta mừng lễ Thánh Gia. Đó là gia đình của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse. Các ngài được tôn vinh là Ba Ngôi cực thánh ở trần gian, tức là sự thánh thiện giữa ba thành viên của gia đình Nagiarét hoàn hảo đến nỗi người ta thấy được ở đó phản chiếu sự thánh thiện viên mãn của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình yêu thương giữa Đức Mẹ, Thánh Giuse và Chúa Giêsu được sánh ví như tình yêu của Chúa Cha với Chúa Con, và rồi từ tình yêu ấy phát xuất Chúa Thánh Thần. Như thế, hạnh phúc gia đình là hình ảnh đẹp để diễn tả màu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Một gia đình hạnh phúc và tràn ngập yêu thương cũng là nơi có Chúa hiện diện, vì “đâu có tình yêu thương thì đó có Đức Chúa Trời”.

Đọc tiếp

Lễ Giáng Sinh

Đêm Giáng Sinh được gọi là đêm của ánh sáng. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy ánh sáng chan hòa được trang trí để tạo không khí của đêm Giáng sinh. Những bóng đèn pha, những dây đèn nháy không chỉ đủ sức xua đi bóng đêm, mà còn tạo nên cảnh sắc lung linh làm vui lòng người. Vâng, khi ông mặt trời lặn xuống, màn đêm bao phủ, thì chỉ cần một bóng đèn pha đủ làm sáng cả một khoảng không gian. Thế nhưng còn một thứ bóng đêm nữa, ấy là đêm tối của tâm hồn. Người ta bị chìm vào trong màn đêm khi không tìm ra ý nghĩa của cuộc đời, khi không tìm ra lối đi cho đời mình, khi cuộc sống trở nên bế tắc, khi mối tương quan thân thiết bị đổ vỡ, khi công việc làm ăn bị đổ bể. Và người ta có thể rơi vào tình cảnh u tối ấy ngay cả khi đang ngồi dưới chân ngọn đèn cao áp. Khi ấy người ta cần lắm một ánh sáng rọi soi cho lòng mình. Vâng, Giêsu là ánh sáng chiếu soi cho tâm hồn ta.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm B

Chúng ta đang tiến dần tới Mùa Giáng Sinh. Lời Chúa của Chúa nhật thứ bốn Mùa Vọng giới thiệu với chúng ta một nhân vật quan trọng mà Thiên Chúa đã mời gọi cộng tác để thực hiện mầu nhiệm Nhập Thể, đó là Đức Trinh nữ Maria, quê ở Nagiarét. Với Đức Trinh nữ Maria, lời hứa ban Đấng Thiên sai không còn mơ hồ xa xôi hay mênh mang bàng bạc, nhưng đã quy về một con người cụ thể. Từ trời cao, Chúa sai Thiên Sứ của Ngài xuống gặp gỡ và ngỏ lời với một thôn nữ khiêm hạ. “Đức Chúa ở cùng Bà”, đây vừa là lời chào, vừa là lời khẳng định một chân lý sâu xa: Thiên Chúa hiện diện trong tâm hồn những người công chính và Ngài ban cho họ được ân sủng dồi dào.

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm B

Chúa nhật thứ ba của Mùa Vọng là Chúa nhật của niềm vui, và chính chúng ta, các Kitô hữu được mời gọi để loan báo niềm vui tuyệt vời, đó là Chúa đang đến.

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều chung một ý tưởng chính là diễn tả niềm vui của những ai tin vào Chúa. Niềm vui ấy lan tỏa trọn vẹn cuộc sống con người, đồng thời là động lực và sức mạnh giúp cho họ vươn lên giữa bao sóng gió của cuộc sống trần gian. Sắc màu lễ phục tím của Mùa Vọng không chỉ diễn tả sự sám hối, mà còn diễn tả niềm hy vọng. Khi chúng ta chờ đợi điều gì, chúng ta khấp khởi vui mừng vì thời gian càng trôi qua thì điều chúng ta chờ đợi càng đến gần.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B

Mỗi năm, khi Mùa Vọng về, Phụng vụ lại giới thiệu với chúng ta hình ảnh của thánh Gioan Tiền Hô, cùng với lời kêu gọi sám hối. Các bài Tin Mừng được đề nghị đọc trong thánh lễ Chúa nhật thứ hai Mùa Vọng cho cả ba năm A,B,C đều nhắc tới vị ngôn sứ này. Điều đó cho thấy, chủ đề chính của Lời Chúa trong Chúa nhật này là lời mời gọi sám hối để dọn mình xứng đáng đón Chúa đang ngự đến.

Sám hối là khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm của mình trước mặt Chúa và đối với anh chị em.

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm B

Khởi đầu Mùa Vọng, Hội Thánh nhắc nhở con cái mình sống trong sự đợi chờ. Trong bối cảnh phục hưng đất nước và tôn giáo sau lưu đày, dân Do Thái tha thiết chờ mong Thiên Chúa “xé trời ngự xuống” mà hiện diện giữa dân Người để cứu độ họ (bài đọc 1). Trong khi chờ đợi Chúa Giêsu đến lần thứ hai, các tín hữu Côrintô được nhắc nhớ về những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho họ, giúp họ kiên vững cho đến cùng (bài đọc 2). Thái độ phù hợp nhất trong khi trông chờ Chúa Kitô quang lâm là sống tinh thần tỉnh thức (bài Tin Mừng).

Đọc tiếp