Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A

Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ, Giáo Hội tôn vinh Đức Giêsu Kitô là Vua Vũ trụ. Danh hiệu “Vua” được coi như quy tóm những lời danh xưng mà Giáo Hội đã dành để tôn vinh Ngôi Lời nhập thể trong suốt một năm. Danh hiệu “Vua” dễ gây ngộ nhận, đồng thời có thể là cơ hội để những người thiếu thiện cảm với Kitô giáo suy diễn công kích. Thực sự, khi tôn vinh Đức Giêsu Kitô là “Vua”, truyền thống Giáo Hội khẳng định: Người là Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo. Người cũng là Đấng Cứu chuộc và xoá bỏ tội lỗi trần gian. Người là Đấng khai mở kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công bình, chân lý và tình yêu. Trong giáo huấn của Chúa Giêsu, Người luôn nhấn mạnh đến những yếu tố này. Cũng như một vị vua thống trị cõi sơn hà, Đức Giêsu là Vua của hoà bình như lời tiên báo của các ngôn sứ trong Cựu ước.

Đọc tiếp

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Hôm nay, chúng ta hân hoan mừng kính trọng thể lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam. Các ngài là cha ông, tổ tiên của chúng ta.

Khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta được mời gọi noi gương các ngài để can đảm sống chứng nhân đức tin giữa lòng đời trong bối cảnh hôm nay. Như vậy, cùng một lời mời gọi nên thánh, chung một lý tưởng hoàn thiện, nhưng mỗi thời đại, chúng ta được thúc đẩy thể hiện niềm tin của mình bằng một cung cách khác.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm A

Dụ ngôn 10 trinh nữ trong Bài Tin mừng cho thấy cái khôn và cái dại của con người. Chúng ta vừa long trọng mừng lễ Các Thánh. Chúng ta cũng đang cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục trong suốt tháng 11 này. Cuộc đời của các thánh giúp chúng ta suy nghĩ về sự khôn ngoan đích thực, giống như năm cô khôn ngoan trang bị đủ dầu. Số phận các linh hồn nơi luyện ngục lại nhắc ta phải tỉnh thức, để tránh rơi vào tình trạng bi thảm của năm cô khờ dại vì thiếu dầu. Dừng chân bên nấm mộ, chúng ta cảm nhận rõ hơn sự mong manh của phận người. Suy tư về sự chết, chúng ta nhận ra đâu mới là những giá trị tồn tại vĩnh viễn, giúp chúng ta đạt được sự sống đời đời. Như vậy, khôn ngoan hay dại khờ là do chính chúng ta chọn lấy cho mình.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm A

“Mến Chúa và yêu tha nhân như chính mình – đó là tóm lược tất cả Lề Luật và Ngôn sứ” – Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta như vậy. Như thế, đức ái – vừa quy hướng về Chúa, vừa quy hướng về tha nhân – là một giới răn duy nhất và là nền tảng cho đời sống Kitô hữu. Đó cũng là bản chất và là nền móng cho đời sống Đức tin. Đời sống Kitô hữu là sự tham dự vào chính bản tính của Thiên Chúa, Hữu thể siêu việt. “Thiên Chúa là Tình yêu” như thánh Gioan tác giả Tin Mừng lặp đi lặp lại nhiều lần để giúp chúng ta nhận ra bản tính của Thiên Chúa. Tình yêu bao trùm đời sống Kitô hữu.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm A

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu phân biệt dứt khoát: Của Xê-da thì trả cho Xê-da, và của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa. Cần phân biệt rõ ràng thần quyền với thế quyền, để Giáo Hội mang gương mặt của Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa cao sang đã trở nên khó nghèo vì chúng ta, đồng thời giúp Giáo Hội thực thi sứ mạng của mình, là tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu để loan báo Tin Mừng cứu độ.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm A

Dụ ngôn trong Tin mừng hôm nay cùng với hai dụ ngôn đi trước: dụ ngôn hai người con và dụ ngôn những tá điền gian ác, hình thành nên một bức tranh bộ ba theo cùng một chủ đề: lương dân thay thế dân tuyển chọn, dân bất trung với sứ mạng của mình. Tuy nhiên, có một sự tiến triển: trong dụ ngôn tiệc cưới, dấu nhấn được đặt trên ơn cứu độ phổ quát. Dụ ngôn này chứa đựng hai bài học: bàn tiệc thời thiên sai và bàn tiệc thời cánh chung, cả hai viễn cảnh này rất thường được đặt chồng lên nhau.

Đọc tiếp

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Biến cố truyền tin cho Đức Maria trong bài Tin Mừng hôm nay là mầu nhiệm thứ nhất trong năm sự vui của chuỗi Mân Côi. Còn lời chào của sứ thần Gábrien trong biến cố này làm nên nội dung phần đầu của Lời Kinh Kính Mừng “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà…”. Do đó, Kinh Mân Côi diễn tả cách tuyệt vời mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể và vai trò cộng tác của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa.

Đối với người Kitô hữu, khi suy gẫm Kinh Mân Côi với bốn mầu nhiệm Vui-Thương-Mừng-Sáng, chúng ta đang cùng với Đức Maria tham dự vào sứ vụ “Phúc âm hóa” của Chúa Giêsu. Đồng thời, Kinh Mân Côi giúp chúng ta kết nối với Đức Maria trong việc “Phúc âm hóa chính mình” và qua Đức Maria, cộng tác với Đức Giêsu để “phúc âm hóa mọi người”; đồng thời kết nối với các Kitô hữu khác “cùng cầu nguyện bằng kinh Mân Côi” để làm nên một gia đình duy nhất: gia đình những người biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa.

Đọc tiếp