Chúa Nhật VIII TN – Năm C

Hãy tự biết chính mình và đón nhận tha nhân là mệnh lệnh của Lời Chúa trong Chúa nhật thứ VIII thường niên C. Biết người đã là khó, biết chính mình còn khó hơn; đón nhận tha nhân không phải dễ, đón nhận chính mình đôi khi còn là chuyện không thể. Nhưng cho dù thế nào, với ơn Chúa mọi sự đều có thể.

Trong bài Phúc Âm, Đức Giê-su đã dùng hình ảnh mạnh mẽ để nói về thái độ tự biết mình trong cuộc sống: “hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã”. Nhân vô thập toàn. Khi trở về với chính mình chẳng ai không nhận ra cái dở đang hiện hữu trong ta. Biết cái dở để mà hoàn thiện, biết cái xấu để mà cải hóa con người mình là khởi đầu con đường nên thánh. Nhưng đó cũng là những cánh cửa mở ra với tha nhân, khiến mình bao dung hơn,

Đọc tiếp

Chúa Nhật VII TN – Năm C

Tin Mừng hôm nay áp dụng “Các Mối Phúc và các Mối Họa” của Tin Mừng tuần trước vào cuộc sống cụ thể của con người. Tin Mừng bắt đầu với lời của Đức Giê-su: “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây” (6: 27) nhắc nhớ đến đám thính giả vây quanh Đức Giê-su để nghe Người giảng dạy và để được chữa lành bệnh tật (6: 17-19).

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI TN – Năm C

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay có lẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Chẳng những là “4 phúc” mà lại có cả “4 vô phúc”. Chúng ta đã quen với “Tám Phúc” của thánh Mát-thêu và đã trở thành kinh “Tám Mối Phúc Thật”. Thật ra là “9 mối”, chứ không phải là “8 mối”.

Chúng ta đọc lời dẫn giải của Nhóm CGKPV : “Ngôn từ ở đây là bắt đầu các mối phúc như trong Mát-thêu. Nhưng Lu-ca chỉ ghi lại 4 mối, nhằm nói những tình huống cụ thể hiện tại, trong khi Mát-thêu ghi lại 9 mối, 9 thái độ của người công chính. Có thể là Mát-thêu nhấn mạnh khía cạnh khuyến thiện, còn Lu-ca nhấn mạnh tính cách xã hội, theo mối ưu tư quen thuộc của tác giả đối với người nghèo khổ .

Đọc tiếp

Chúa Nhật V TN – Năm C

Bài Tin Mừng thuật lại ơn gọi của bốn tông đồ, nhất là thánh Phê-rô. Đức giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI viết như sau : “Được Đức Giê-su mời gọi thả lưới, mặc dầu suốt đêm không bắt được con cá nào, Simon-Phêrô và các môn đệ khác, vì tin tưởng vào lời của Chúa, nên đã đánh được một mẻ lưới ngoài sức tưởng tượng. Khi đối diện với một điều kỳ diệu như thế, Simon-Phêrô không bá cổ Đức Giêsu để nói lên niềm vui vì có được mẻ lưới ngoài sức mong đợi, nhưng như thánh sử Luca kể lại, ông quì sụp dưới chân Chúa mà thưa : “Lạy Chúa, xin hãy xa con, vì con là kẻ có tội”. Lúc đó Đức Giêsu trấn an ông : “Đừng sợ, vì từ nay con sẽ chài lưới người ta” (x.Lc 5,10) và ông, sau khi từ bỏ mọi sự, liền đi theo Đức Giêsu” (Lê Văn Lộc chuyển dịch, Huấn Từ Của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trang 145).

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV TN – Năm C

Bài Tin Mừng : Câu chuyện Chúa Giê-su về Na-da-rét, quê quán của mình, được tường thuật trong cả ba sách Tin Mừng thánh Mat-thêu, thánh Mac-cô và thánh Lu-ca, nhưng sách thánh Lu-ca dài hơn. Bà Monique Piettre cho rằng : Chúa Giê-su về quê hương không chỉ một lần, mà là hai lần. Bài tường thuật của thánh Lu-ca đã gộp cả hai lần làm một (Comprendre La Parole. C, p.192). Vì thế Giáo hội đã chia đọc trong hai Chúa nhật : Chúa nhật III là lần về thứ nhất, lần “vinh qui bái tổ”, dân làng ca tụng, ngợi khen. Chúa nhật IV hôm nay là lần về thứ hai, lần về thứ hai này bị dân làng  ghét bỏ, chống đối.

Đọc tiếp

Chúa Nhật III TN – Năm C

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay thánh Lu-ca tường thuật ngày Chúa Giê-su về quê hương Na-da-rét : “Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường v như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp x đoạn chép rằng 18Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi y, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19công bố một năm hồng ân của Chúa  (Lc 4,16-19)

Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ giải thích : “Đức Giê-su trình bày sự xuất hiện của Người như là sự khai mở thời hồng ân mà các ngôn sứ đã từng loan báo. Luca thường nhấn mạnh đến tính cách hiện tại của ơn cứu độ (x. 2,11 ; 3,22 ; 5,26 ; 13,32 ; 19,9 ; 23,43): ơn cứu độ là cho ngày hôm nay.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II TN – Năm C

Bài Tin Mừng kể phép lạ Chúa Giêsu biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana. Nước tượng trưng cho đạo cũ, đạo Do Thái; còn rượu ngon là hình ảnh đạo của Chúa.

Đạo Do Thái, đạo cũ, tuy tốt, nhưng bất toàn, giống như chum nước chưa đầy. Còn đạo mới hoàn hảo, giống như chum nước đầy tới miệng. Chúa Giêsu nói với gia nhân : “Các anh đổ đầy nước vào chum đi. Và họ đã đổ đầy tới miệng” (Ga 2,7).

Đạo Chúa cũng giống như rượu ngon. Sau khi nếm thử thứ rượu từ nước hóa ra, ông chủ tiệc nói với chàng rể : “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh giữ mãi rượu ngon cho đến bây giờ” (Ga 2,10).

Đọc tiếp