Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Đọc biến cố Chúa Giê-su chịu phép rửa qua 4 tác giả Tin Mừng, chúng ta sẽ hiểu phép rửa Chúa Giê-su lãnh nhận và bí tích rửa tội chúng ta được lãnh, không phải theo đạo ngoại quốc, mà theo đạo của Thiên Chúa, đạo của Chúa Giê-su.

Tin Mừng thánh Lu-ca (3,21-22) : Có hai điểm đặc biệt của Lu-ca là :

“Toàn dân chịu phép rửa” (21a) : “toàn dân” đối với Lu-ca là “dân đích thật của Thiên Chúa”. Chúa Giê-su đồng hóa với “toàn dân”, Người hợp nhất với họ, để Người có thể đem họ vào thời đại Thánh Thần (The Oxford Bible Commentry, trang 931, cột 1)

“Đang khi Người cầu nguyện” (21b) : thánh Luca đặt những việc quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su vào lúc cầu nguyện. Sau khi chịu phép rửa, Chúa Giê-su cầu nguyện. Cầu nguyện như một hành vi chấp nhận ý nghĩa của phép rửa, như một cử chỉ vâng lời tiếng Chúa Cha mời gọi” (The Oxford Bible Commentry, trang 931, cột 2).

Đọc tiếp

Lễ Chúa Hiển Linh

Lễ Chúa Hiển Linh trước hết có nghĩa là lễ Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc, mà Ba Nhà Đạo sĩ là những đại diện.

Epiphaino” có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Cụ thể như dùng ánh sao đêm biểu lộ cho Ba Ðạo Sĩ biết, dẫn họ lên đường đến nơi Hài Nhi vừa mới sinh để nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế. Nếu lễ Giáng Sinh người ta nêu bật dấu ẩn của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ với điều kiện là người, trong Trẻ Thơ Belem. Thì trong lễ Hiển Linh lại nêu bật việc Thiên Chúa tự tỏ mình, xuất hiện qua chính nhân tính. Việc các Ðạo Sĩ đến tôn thờ Chúa Hài Nhi đã sớm được nhìn nhận như là ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Isaia có viết như sau: “Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên” (Is 60,3.6).

Đọc tiếp

Lễ Thánh Gia Thất

Hôm nay chúng ta cùng nhau cử hành lễ kính Thánh Gia Thất, trong bối cảnh Giáo hội Việt Nam lấy năm 2019 là năm quan tâm cách đặc biệt đến việc “Đồng hành với các gia đình gặp khó khăn”, với ba đối tượng phạm trù là: các gia đình di dân, các gia đình của các cặp hôn phối khác tôn giáo/tín ngưỡng, và các “gia đình” li thân, li dị tái hôn.

Noi gương Thánh Gia: Gia đình ngày hôm nay rất cần đến tình thương của Thiên Chúa và sự thương cảm lẫn nhau trong cách sống của gia đình nói riêng và gia đình nhân loại cả thể nói chung. Chúng ta thấy ai bị thương một cơ phận nào đó, không phải chỉ một cơ phận mà thôi, nhưng là cả con người bị. Không ai là không bị đau thương về thể lý, tinh thần, tình cảm…dẫn đến hậu quả cũng khác nhau. Tất cả đều chịu ảnh hưởng, và những vết thương đó càng đau khổ khi người thân của chúng ta đau khổ, nhất là những người trong gia đình.

Đọc tiếp

Lễ Giáng Sinh

Tha thứ tội lỗi, đó là mục đích Chúa sinh ra đời. Khi hiện ra, thiên thần đã nói với thánh Giuse : “Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi” (Mt 1,21). Khi dâng thánh Gioan vào Đền Thờ, ông Dacaria đã chúc tụng Thiên Chúa : “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” (Lc 1,68). Ông già Simêôn cũng sung sướng nói : “Mắt con đã thấy ơn cứu độ Ngài đã bày ra trước mặt muôn dân” (Lc 2,31).

Theo quan niệm của người Do Thái, những người chăn chiên và những người ngoại giáo là những người tội lỗi. Thế mà những người chăn chiên và ba vua là những người tội lỗi, lại là những người đầu tiên được gặp Chúa Hài Đồng.

Chúa xuống trần để tha thứ tội lỗi cho loài người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C

Bước vào Chúa nhật III Mùa Vọng quen gọi là Chúa nhật của Niềm Vui (Gaudete). Phụng vụ lễ ca, từ bài đọc, Thánh vịnh đáp ca cho đến màu sắc, tất cả đều diễn tả niềm vui sâu sắc ngập tràn. Với nhiều cung giọng khác nhau, nhưng Sôphônia, Luca tác giả Tin Mừng và cả thánh Phaolô nữa cũng đều hòa chung một khúc hát ca mừng Chúa đang đến mang lại niềm vui ơn cứu độ cho hết mọi người.  Màu sắc từ màu tím chuyển sang màu hồng, màu của bình minh ló rạng, đánh dấu nửa chặng đầu của Mùa Vọng, nay Giáo hội tạm dừng, lấy thêm can đảm bước tiếp, để chuẩn bị tâm hồn tốt hơn để cảm nghiệm được niềm vui thực sự của Lễ Giáng Sinh đã gần kề.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

BTM :  Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô 16 viết về thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta trong BTM hôm nay như sau : “Trong suốt Mùa Vọng, phụng vụ làm nổi bật cách đặc biệt hai dung mạo chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai bước vào trần gian đó là Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Baotixita… Gioan không những là vị tiên tri cuối cùng trong số các tiên tri, mà ông còn đại diện cho toàn bộ chức vụ tư tế của Cựu Ước, và như thế Gioan giúp cho mọi người  trong thời Tân Ước biết thờ phượng Thiên Chúa cách thiêng liêng, là thời đại mà Chúa Giêsu đã đến khai mở… Ngoài ra, thánh Luca đặt cuộc đời của Gioan Tẩy Giả trong bối cảnh lịch sử, khi ngài viết : ‘Năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tibêriô Xêdarê, Phongxiô Philatô làm tổng trấn xứ Giuđê…Anna và Caipha làm thượng tế’ (Lc 3,1-2). Chính trong khung cảnh lịch sử này mà cuộc sinh nở của Chúa Kitô là đại biến cố thật sự đã được định vị

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

Với Chúa Nhật I Mùa Vọng, chúng ta bước vào năm Phụng Vụ mới theo chu kỳ là Năm C. Trong Mùa Vọng này, chúng ta sống lại tâm tình của dân Do thái xưa chờ đón Chúa đến. Nhưng khác với dân Do thái, chúng ta biết rằng Chúa đã đến rồi trong thân phận yếu hèn của kiếp người, hiện nay Ngài vẫn hằng đến với chúng ta mọi ngày cách mầu nhiệm và Ngài sẽ đến sau cùng với chúng ta trong vinh quang, gần nhất vào ngày mỗi người từ giả cuộc sống trần thế này, và xa hơn vào ngày Quang Lâm của Ngài. Vậy, Mùa Vọng vừa chuẩn bị chúng ta mừng kỷ niệm việc Chúa đến lần thứ nhất trong thân phận yếu hèn của kiếp người, vừa giúp chúng ta hướng lòng trông đợi Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang của Ngài.

Đọc tiếp