Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm B

Chàng thanh niên giàu có không muốn bỏ cái tạm bợ là sự giàu sang để đi theo Chúa Giêsu, sự giàu sang và của cải là một cản trở làm cho hành trình tiến về nước Thiên Chúa trở nên khó khăn. Chính Chúa tuyên bố: “Những người giầu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao” (Mc 10, 23). Chúa biết khó, nhưng Người vẫn mời gọi chúng ta từ bỏ, vì Nước Trời có giá trị lớn lao, đòi hỏi con người phải trả giá. Vì chưng giữ đạo không chỉ dừng lại ở chỗ ăn ngay ở lành, chu toàn các đòi hỏi của luân lý, không làm điều xấu…mà quan trọng hơn, đó còn là tin nhận và dấn bước theo một con người, người đó là Đức Giêsu Kitô. Nói khác đi, sự hoàn thiện theo Tin Mừng hệ tại ở điều này: bước theo Chúa Kitô để làm môn đệ của Người. Thực ra, tiền bạc không phải là một sự dữ. “Có của” không đương nhiên là xấu, thái độ khi “có của” mới xác định giá trị con người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm B

 Bài Tin Mừng : Người vừa dạy các tông đồ dẹp bỏ “cái tôi cá thể” thì ông Gioan lại chìa ra “cái tôi tập thể” : “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thày mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” (Mc 9,38). Thế ra theo Thầy không đủ, phải theo chúng con nữa ! Ông muốn thầy trò trở thành một nhóm. Đức Giê-su đưa ra một nguyên tắc cởi mở : “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40).

Áp dụng nguyên tắc cởi mở ấy, Thánh Mác-cô gom vào đây những lời giáo huấn về thái độ phải có đối với những người bé mọn.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng Chúa Giê-su khuyên dạy các tông đồ: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31).

Ông William Barclay đã viết trong sách “Tin Mừng Theo Thánh Mác-cô”: “Trong nếp sống hằng ngày có hai nguy cơ. Một là nguy cơ hoạt động quá sức. Không ai có thể làm việc mà không nghỉ ngơi, cũng như chẳng ai có thể sống đạo nếu không dành thời giờ để được sống riêng biệt với Chúa. Có thể tất cả rắc rối của đời sống là do chúng ta không dành thời giờ để Chúa phán dạy mình, vì chúng ta không biết yên lặng lắng nghe. Chúng ta không để Chúa bồi bổ lại năng lực cho mình, vì chúng ta không dành thời giờ nào riêng ra để chờ đợi, trông mong nơi Ngài cả. Làm thế nào chúng ta có thể đương đầu nổi các gánh nặng của đời sống? Làm sao chúng ta làm nổi công việc cho Chúa, nếu không được sức lực Ngài ban cho? Và làm sao chúng ta có thể nhận được sức lực ấy nếu không gặp gỡ riêng với Chúa ?

Đọc tiếp

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng thánh lễ Chúa nhật hôm nay kể chuyện Chúa Giê-su chọn 12 tông đồ. Bài Tin Mừng kể : “Người gọi Nhóm Mười Hai và bắt đầu sai đi từng hai người một” (Mc 6,6). Chúa chọn 12 ông ám chỉ 12 chi tộc Ít-ra-en cũ. Chúa thiết lập Ít-ra-en mới, một dân tộc mới, một Hội thánh.

Cha Nguyễn Công Đoan viết : “Tại sao Chúa không sai các ông đi trong lúc hứng khởi, khi Người được đón tiếp, được đám đông chen lấn chung quanh thán phục ? Tại sao lại chờ lãnh gáo nước lạnh của làng quê Na-da-rét rồi mới sai các ông đi ? Người huấn luyện các ông bằng thực tế. Phải để cho các ông đứng cả hai chân trong thực tế của sứ mạng rao giảng như các ngôn sứ, rồi mới sai đi để biết ‘thắng không kiêu, bại không nản’” (Người Này là Con Thiên Chúa, Tin Mừng Mác-cô, trang 98).

Tại sao Người sai các ông đi từng hai người một ? Không có sách Tin Mừng nào giải thích tại sao. Ta chỉ có thể nhìn cách hành xử của Đức Giê-su để nghiền gẫm mà tìm ra ý nghĩa.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm B

Cha Thánh Thần là Ngôi Ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa , nhưng xem ra Người như một “bà con nghèo” sánh với Ngôi Cha và Ngôi Con. Sở dĩ như vậy, vì Người ít được nói đến, và có được nói đến thì người ta cũng thấy cao siêu hay xa xôi trừu tượng, như Lời nói đầu bản dịch Thông điệp về Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống xác nhận: “Trải qua gần 2000 năm, có thể nói, người Ki-tô hữu chúng ta đã biết quá ít về Chúa Thánh Thần, thậm chí có người còn lầm lẫn, chưa phân biệt được Thánh Thần và thiên thần khác nhau như thế nào.”Lý do một phần cũng vì các nhà thần học ít suy tư và ít viết về Chúa Thánh Thần; các linh mục, tu sĩ và giáo lý viên cũng ít nói về Chúa Thánh Thần”

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm B

Cha Kevin O’Sulllivan, OFM viết trong tập sách “Những Bài Đọc Chúa Nhật” như sau: “Đức Ki-tô, Đấng Cứu Thế, người bạn thân thiết của chúng ta, khi ở dưới đất Người chịu những gian khổ, những xỉ nhục, và cái chết đau thương nhục nhã, thì nay ở trên trời Người ngự trên nơi vinh hiển bên hữu Chúa Cha. Trên đó, Người đại diện cho chúng ta, Người cầu bầu cho chúng ta. Người lên trời để dọn chỗ cho chúng ta, như Người nói: ‘Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở…Thầy đi để dọn chỗ cho anh em, và rồi Thầy sẽ trở lại đem anh em lên với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó’ (Ga 14,2-3). An ủi biết mấy ! Lễ Chúa Lên Trời là nguồn vui cho những ai tin tưởng !” (trang 206).

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B

Ba BTM của ba Chúa nhật 4PS, 5PS, 6PS không ngờ là một cách sống, một cách đối xử gắn bó, chặt chẽ và quan trọng: Chúa Giê-su với con chiên, con chiên với Chúa Giê-su và con chiên với nhau.

BTM Chúa nhật 4PS là bài “Chúa chiên nhân lành”, bài nói về cách sống, về cách đối xử của Chúa Giê-su với con chiên : “Tôi là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

BTM Chúa nhật 5PS là dụ ngôn “Cây nho và Cành nho”, bài nói về cách sống, cách đối xử của con chiên với Chúa chiên.

BTM Chúa nhật 6PS hôm nay là “lời ly biệt”, lời dặn dò của Chúa Giê-su trong bữa tiệc ly. Lời ly biệt này nói về cách sống, cách đối xử giữa con chiên với con chiên : “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai có tình thương cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 14,12-13).

Đọc tiếp