Mồng Một Tết Nhâm Dần – Cầu Bình An Cho Năm Mới

Đối với người Kitô hữu, Lễ Minh Niên là thời gian bừng lên cuộc gặp gỡ giữa nỗ lực và cậy trông, giữa quyết tâm dốc sức của con người và lòng cậy trông gắn bó với Thiên Chúa. Nếu ước vọng lớn nhất của con người là được hạnh phúc và nỗ lực dài lâu nhất là làm sao để đạt được hạnh phúc ấy, thì lựa chọn vững chắc nhất ngay từ phút đầu năm là hãy xin sự trợ giúp và phúc lành của Chúa. Vì thế, đứng trước một thời điểm đặc biệt như minh niên, với niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa là Chủ tể thời gian, Giáo Hội xin Chúa chúc lành cho các con cái của mình bằng những lời lẽ cảm động trong sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và rủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (Ds 6,24-26).

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Thường Niên – Năm C

Bài Tin Mừng được đọc trong Thánh lễ hôm nay diễn tả những cung bậc cảm xúc đối lập nhau nơi những người đồng hương của Chúa Giêsu: ban đầu là những lời trầm trồ thán phục, sau đó là những lời chê bai đàm tiếu và cuối cùng là sự hằn học phẫn nộ của dân chúng, đến mức họ định sát hại Chúa Giêsu bằng việc xô Người xuống vực thẳm. Xen kẽ giữa những cảm xúc đó là lời tuyên bố mạnh mẽ của Chúa Giêsu để khẳng định sứ vụ thiên sai của Người. Hai sự kiện có liên quan đến ngôn sứ Elia và Elisê được Chúa trích dẫn để cho mọi người lúc đó thấy, không chỉ những người Israel mới được đón nhận tình thương của Thiên Chúa, nhưng bất kể người nào, khi họ thành tâm thiện chí thực hiện những điều Chúa dạy, đều có thể được Ngài cứu độ. Qua những lời tuyên bố này, Chúa Giêsu khẳng định, Người có sứ mạng mang ơn Cứu độ đến cho muôn dân. Chúa cũng muốn minh chứng, Người là vị Ngôn sứ đích thật.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C

Sau lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, hôm nay, Phụng vụ lại giới thiệu với chúng ta một cuộc “thần hiện” thứ ba: đó là dấu lạ tại tiệc cưới Cana. Quả vậy, khi thực hiện phép lạ này, Chúa Giêsu diễn tả quyền năng thiên linh của Người, và vinh quang Thiên Chúa cũng được thể hiện qua biến cố đó.

Thánh Gioan là tác giả duy nhất kể lại dấu lạ Cana. Khởi đi từ lời tuyên bố: Ngôi Lời đã làm người và ở với chúng ta. Qua việc Đức Giêsu đến dự tiệc cưới, ông muốn diễn tả hình ảnh một Đức Giêsu đến trần gian để sống giữa mọi người. Người chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của cuộc đời nhân thế. Người hiện diện giữa họ để đem cho họ niềm vui. Chúa hiện diện trong những đám cưới, đám tang là những sự kiện rất đỗi thường tình của cuộc sống. Người đến tiệc cưới để chúc lành và làm cho niềm vui của cô dâu chú rể nên trọn vẹn. Giáo Hội dựa trên sự kiện này để dạy chúng ta về việc Chúa thiết lập Bí tích hôn phối. Khi đôi bạn nam nữ tiến đến bàn thờ để thề hứa chung thuỷ với nhau trọn đời,

Đọc tiếp

Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

Từ hôm nay, chúng ta bước vào mùa Phụng vụ mới, được gọi là “Mùa thường niên” hay “Mùa quanh năm”. Nhân vật Gioan Tẩy giả được nhấn mạnh trong Mùa Vọng, hôm nay lại xuất hiện. Trong dòng sông Giorđan, Chúa Giêsu đã lãnh nhận phép rửa bởi «vị ngôn sứ cuối cùng» này.

Giáo Hội dạy chúng ta, khi nhấn mình trong dòng nước sông Giordan, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thanh Tẩy, để rồi những ai được tẩy rửa trong dòng nước thánh, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, sẽ được trở nên tạo vật mới và là nghĩa tử của Thiên Chúa. Vì được dìm vào trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta được mai táng với Người. “Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 4). Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay nhắc cho chúng ta vinh dự lớn lao của người tín hữu. Được rửa tội có nghĩa là lịch sử đời chúng ta được chìm đắm trong dòng chảy tình yêu của Thiên Chúa.

Đọc tiếp

Lễ Hiển Linh

Thánh lễ hôm nay được gọi là lễ Hiển Linh. Từ này thường được dùng trong Kinh Thánh Cựu ước để diễn tả việc Thiên Chúa xuất hiện. Mỗi khi Ngài xuất hiện, hoặc để tỏ quyền năng tuyệt đối của Ngài, hoặc để cứu giúp dân Do Thái đang gặp tai ương hoạn nạn. Việc Thiên Chúa hiển linh cũng nói lên sự quan tâm chăm sóc đối với Dân được tuyển chọn. Trong lịch sử Cứu độ, nhiều lần Chúa đã hiển linh để cứu giúp dân Do Thái. Như thế, lễ Hiển Linh giới thiệu với chúng ta: Đức Giêsu là Vua của các vua. Người là Đấng muôn dân mong đợi. Ba nhà đạo sĩ, mà chúng ta quen gọi là ba vua, đã từ phương xa đến để chào kính và tôn thờ vị Vua mới sinh.

Ba loại lễ phẩm: vàng, nhũ hương, mộc dược cho thấy ba vị này đến từ ba miền khác nhau của phương Đông. Các nhà chú giải Kinh Thánh giải thích: vàng là lễ vật tặng các vua chúa ; nhũ hương là lễ vật dâng tiến các thần linh ; mộc dược là thuốc thơm để tẩm liệm thi hài người quá cố, như một lời tiên báo Chúa Giêsu sẽ chịu chết để cứu độ nhân loại.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm C

Phụng vụ Chúa nhật IV Mùa Vọng nói với chúng ta niềm vui của hai người mẹ, đó là Đức Trinh nữ Maria và bà Elisabet. Cả hai bà mẹ đều đang mang thai. Trinh nữ Maria và bà Elisabet, hai người phụ nữ đều đang chuẩn bị sinh con và đang nóng lòng chờ đón con mình chào đời. Chúng ta, những tín hữu cũng đang chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Ngôi Hai ra đời. Hai người phụ nữ là gương mẫu cho chúng ta trong tâm thế chờ đợi Chúa. Việc đón Chúa đến trong đời không còn chỉ là dựa vào những lời sấm xa xưa, nhưng phải được thực hiện với tâm tình yêu mến và với trái tim rộng mở. Chúa Giêsu không đến với hình hài bé thơ như cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng Người đang đến với chúng ta qua anh chị em, qua những biến cố vui buồn của cuộc sống và nhất là qua các cử hành Phụng vụ.

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C

Hôm nay Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng. Chúa sắp ngự đến rồi, vậy để đón Chúa, chúng ta làm gì đây? Cám ơn những người thu thuế, các quân nhân và những người đã đến hỏi Gioan về cách thức chuẩn bị đón Chúa đến, vì nhờ họ chúng ta mới có câu trả lời, Thiên Chúa không đòi điều gì ngoại thường, nhưng Chúa muốn mỗi người sống theo các tiêu chuẩn liên đới và công bằng; nếu không có những đức tính này thì ta không thể chuẩn bị tốt đẹp để gặp gỡ Chúa.

Đọc tiếp