Chúa Nhật Lễ Lá – Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó Của Chúa

Cùng với Hội Thánh, hôm nay người tín hữu bước vào Tuần Thánh, mở đầu bằng Chúa Nhật lễ lá: Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Thiên Sai, được dân chúng đi theo và hoan hô như đón mừng một ông vua khải hoàn vào thành. Nhưng Chúa Giêsu lại không đáp ứng sự mong đợi của người Do Thái về một vị vua trần thế, Người lại chọn thái độ khiêm nhu, hiền hòa của một vị vua mục tử bằng việc ngồi trên lưng lừa thay vì trên ngựa chiến. Chúa Giêsu chính là người tôi tớ đau khổ của Gia vê. Người đến không đòi người ta phục vụ, mà là để phục vụ. Chính Người đã quì xuống rửa chân cho các môn đồ. Người thể hiện tình yêu tột đỉnh khi lập phép Thánh Thể, để ban Mình Máu Người làm lương thực nuôi dưỡng chúng ta, và sẵn sàng hi sinh mạng sống, chấp nhận chết đau thương trên Thập Giá, để đền tội thay cho nhân loại, và sống lại để ban sự sống muôn đời cho chúng ta.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm B

Chúa Nhật V Mùa chay năm B, chúng ta được nghe một trong những tuyên bố mạnh mẽ nhất của Thầy Chí Thánh Giê-su: “Nếu hạt lúa mì gieo xuống đất mà không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi thì sẽ sinh nhiều bông hạt. Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này thì sẽ giữ được nó cho cuộc sống đời đời”. (Ga 12, 24-25).

Khi nói về hạt lúa mục nát, Chúa Giêsu muốn nói về cái chết của chính mình. Người không bị tiêu diệt do sự chết. Trái lại, như hạt lúa chấp nhận mục nát rồi nảy mầm kết trái, Người cũng sẽ trỗi dạy từ nấm mồ để ban sự sống cho con người. Giáo lý Công giáo dạy chúng ta: sự chết của Chúa Giêsu mang ơn cứu độ cho loài người. Người đã chết để chúng ta được sống.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm B

Sống ở đời, chúng ta bị ràng buộc tư bề. Con người bị ràng buộc do lối sống ích kỷ, do những thành kiến mặc cảm, và cũng có thể do những tham vọng đam mê và nhất là do tội lỗi. Vì những ràng buộc này, con người trở thành nô lệ của chính mình, và họ luôn giãy giụa tìm cách để thoát ra khỏi vòng nô lệ ấy. Phụng vụ Chúa nhật IV Mùa Chay muốn khẳng định với chúng ta: Thiên Chúa là Đấng giải phóng và làm cho con người được tự do.

Chúa Nhật hôm nay trong Mùa Tím nhưng mang màu hồng của niềm vui: Niềm vui đón nhận tình thương cứu độ của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô.

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm B

Từ đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã mời gọi chúng ta canh tân đổi mới cuộc đời. Canh tân để làm cho trái tim, tâm hồn và cuộc đời của chúng ta được đổi mới. Chúa nhật thứ Ba của Mùa Chay, Phụng vụ dạy chúng ta hãy xem xét lại cách tôn thờ Chúa của mình. Nói cách khác, mỗi chúng ta là người tin vào Chúa. Đức tin ấy phải được thể hiện qua tâm tình thờ phượng Chúa. Có nhiều người tin Chúa mà không thực hành các bổn phận của đức thờ phượng. Thờ phượng Chúa là nhận ra quyền năng vô biên và tình yêu của Ngài đối với chúng ta, đồng thời dâng lời tạ ơn, ca tụng và cầu nguyện với Ngài. Đối với một số tín hữu, đức tin của họ mang tính vụ lợi, tức là chỉ chạy đến nài van Chúa khi gặp hoạn nạn gian nan, còn những lúc khác thì không cần biết Chúa là ai. Nhiều người khác coi Chúa như Bà Chúa Kho, đến để xin lộc và vay tiền lúc đầu năm với hy vọng năm mới phát tài.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm B

Nếu Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, Phụng vụ muốn đưa chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu, thì Chúa nhật này, Phụng vụ lại mời chúng ta cùng lên núi với Người. Vào sa mạc để sống tinh thần khổ chế của chay tịnh; lên núi cao để được biến đổi, canh tân.

Trong truyền thống Thánh Kinh, núi cao thường được coi như nơi thuận tiện để con người được gặp gỡ Thiên Chúa. Để lên được núi cao, con người phải buông bỏ những ràng buộc. Người nào mang quá nhiều hành trang sẽ khó có thể tới đỉnh núi. Lên núi thiêng liêng là bỏ bớt những tham lam ích kỷ, những toan tính nhỏ nhen để con người thanh thoát. Chỉ khi nào chấp nhận buông bỏ, chúng ta mới gặp được Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm B

Chúa nhật đầu tiên này của Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng vào sa mạc với Chúa Giêsu để tìm lại chính mình. Bởi lẽ, giữa biết bao bon chen giành giật của cuộc sống, nhiều khi chúng ta trở thành vong bản, tức là đánh mất bản thân, sống trong lầm lạc, không có định hướng và tương lai. Thực hành tốt những việc đạo đức của Mùa Chay (cầu nguyện, chay tịnh và bác ái) chính là sống tinh thần sa mạc, nhờ đó, chúng ta trở nên giống Chúa Giêsu, để cùng với Người đem phần rỗi cho anh chị em. Tinh thần sa mạc giúp ta có sức mạnh để chiến thắng cám dỗ đang bủa vây xung quanh chúng ta.

Đọc tiếp

Mồng Ba Tết: Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm

Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì Chúa đã tín nhiệm con, ban cho con sức khỏe, thời giờ, tài năng, và muôn ngàn ân huệ, như những nén vàng nén bạc. Vốn liếng đó Chúa mong con phát huy thành mối lợi thiêng liêng. Chúa sẽ vui lòng biết bao khi thấy con biết tận dụng thời gian để làm những điều đẹp lòng Chúa. Con biết dùng sức khỏe, khả năng và các ơn Chúa ban, để phục vụ Chúa và giúp đỡ anh em, đó là con biết sống xứng đáng với lòng thương của Chúa.

Khi con được năm nén, xin đừng để con kiêu căng tự đắc, nhưng xin cho con biết tạ ơn Chúa: tạ ơn bằng cách quảng đại phục vụ chứ không phung phí ơn Chúa. Khi con được hai nén, xin cho con cũng biết quảng đại phục vụ với khả năng nhỏ bé của mình. Và nếu con được Chúa ban một nén, xin đừng để con vì vậy mà lười biếng, tự ti mặc cảm, than trách phận mình và oán than cả Chúa.

Đọc tiếp