Ngày 15/7: Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông Và Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần

Tại công đường, quan tỉnh khuyên ông trùm giẫm chân lên thập tự cách kín đáo rồi đi xưng tội là xong, nhưng ông Trùm nghiêm nghị đáp: “Không, thập giá tôi thờ kính mà giẫm lên sao được”.

Sau ba tháng lao tù, ông trùm Thông lãnh án phát lưu vào Vĩnh Long. Các con dự định bỏ tiền ra xin giảm án nhưng ông cản: “Các con cứ để Thánh Ý Chúa được thực hiện”.

Đọc tiếp

Ngày 12/7: Thánh Anê Lê Thị Thành, Thánh Phêrô Hoàng Khanh, Thánh Ignacio DELGADO – Y

Đức cha Delgado bị giam trong cũi gỗ với chắn song phủ kín bốn phía, chỉ chừa một lỗ nhỏ bên trên để đưa cơm nước cho tù nhân. Một viên quan xúi Đức cha: “Ông đã bị bắt, ông có thể tự vẫn như những người dũng cảm khác thường làm”. Đức cha trả lời: “Chúng tôi không được tự vẫn, vì đó là trọng tội. Nhưng nếu vì đạo, quan truyền giết tôi thì tôi hết sức vui mừng”.

Đọc tiếp

Ngày 10/7: Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) Và Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự

Tại Đồng Hới, ông Quỳnh vui mừng vì được giam cùng với Đức cha Borie – Cao, cha Điểm, cha Khoa và thầy Tự. Có lần lính trói ông lôi qua Thánh Giá, ông liền phản kháng: “Việc này do quan lớn làm, nếu có tội là quan phạm tội, chứ không phải tôi”. Ông khẳng định: “Thà chết không thà chối Chúa, dù chỉ trong giây lát”.

Đọc tiếp

Ngày 04/7: Thánh Giuse Nguyễn Đình Uyển

Quan truyền thầy bước qua thập giá rồi tha về nhưng thầy dứt khoát từ chối. Quan quát mắng: “Nếu mày không xuất giáo, ta sẽ chém đầu!”. Thầy Uyển ung dung trả lời: “Thưa quan lớn, tôi phải được chém chết mới mong được sống lại”. Quan truyền lệnh đóng gông và tống ngục.

Tại công đường, quan ra lệnh cho 4 tên lính cầm gông khiêng thầy bước qua Thánh Giá nhưng thầy cố co chân lên để khỏi chạm vào ảnh. Thấy thế, lính dùng gậy đánh vào hai chân thầy.

Đọc tiếp

Ngày 03/7: Thánh Philipphê Phan Văn Minh

Án lệnh từ kinh đô Huế về đến công đường Vĩnh Long. Ngày 03/07/1853, cha Minh bình an, lần chuỗi tiến ra pháp trường. Lời nguyện cuối cùng của cha còn âm vang trong lòng những người hiện diện: “Lạy Chúa, xin thương xót con. Lạy Đức Giêsu, xin cho con sức mạnh và can đảm chịu khổ để vinh danh Ngài. Lạy Mẹ Maria, xin nâng đỡ con”. Thi hài của cha được an táng trong lòng Nhà thờ Cái Mơn. Năm 1960, hài cốt của ngài được đưa về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trong dịp lễ Cung hiến thánh đường.

Đọc tiếp

Ngày 30/6: Thánh Vinh Sơn Đỗ Yến – Linh mục (1764-1838)

Thấy tình thế bị đe dọa quá sợ hãi, cha Vinh Sơn Đỗ Yến âm thầm ra đi trong nỗi niềm đau xót khi phải bỏ đoàn chiên. Lợi dụng lúc tối trời cha trốn sang họ Thừa rồi tìm đường đến họ Lực Điền Hưng Yên.Trên đường đi, Ngài  gặp ông Cai Phan là chỗ quen biết. Ông Cai Phan tỏ vẻ cảm thông và năn nỉ Cha dừng chân tạm nghỉ ở nhà ông. Ngay đêm hôm ấy, ông trở mặt bắt Cha, đóng gông và giải Cha về Hải Dương. Giáo dân Kẻ Sặt và Lưc Điền biết tin liền chạy đến đem tiền bạc điều đình để chuộc Cha.

Đọc tiếp

Ngày 27/6: Thánh Tôma Vũ Quang Toán

Khi đối diện quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh, thầy Toán tuyên xưng đạo Chúa cách uy hùng. Quan ngỡ ngàng, truyền đánh một trận dã man. Khi quân lính kéo lê thầy qua Thánh Giá, thầy vùng dậy quỳ phục hôn kính ảnh thánh và lớn tiếng đọc kinh ăn năn tội. Quan ra lệnh lột quần áo, tiếp tục đánh, buộc hai thánh Giá vào chân và bắt phơi nắng, không cho ăn uống, bị mọi người sỉ vả, chửi mắng. Thầy Toán im lặng chịu đựng không một lời ta thán.

Khi thầy Toán đói lả, quan cho bày mâm cơm thịt rượu ngon lành, mời ăn rồi bước qua Thánh Giá. Thầy cương quyết: “Nếu ăn mà phải xuất giáo tôi không bao giờ ăn cả”.

Đọc tiếp