Kinh Truyền Tin Với Đức Thánh Cha 15/09/2019

Chúng ta có thể viết trên cánh cửa các nhà thờ: “Chúa Giêsu đón tiếp những người tội lỗi và mời họ đến bàn tiệc của Ngài”. ĐTC Phanxicô đã nói như trên vào trưa Chúa nhật 15/9, trước khi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương quy tụ trước Quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC đã có bài huấn dụ ngắn dựa theo Tin Mừng Thánh Luca chương 15 nói về Lòng Thương xót của Thiên Chúa qua ba dụ ngôn: Dụ ngôn con chiên bị mất, Dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất và Dụ ngôn người cha nhân hậu.

Đọc tiếp

Tám Mối Phúc Là Thuốc Giải Chống Hạnh Phúc Ích Kỷ, Là Men Của Hạnh Phúc Đích Thực

Sáng thứ tư 11/9, dưới bầu trời chớm thu trong xanh gió mát của Roma, rất đông khách hành hương đã quy tụ về quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi tiếp kiến chung của ĐTC.

Trước 9h30, ĐTC đã đi xe mui trần vòng quanh quảng trường chào hàng chục ngàn tín hữu, giữa tiếng reo vui mừng của mọi người. Lên đến sân đền thờ, ĐTC đã chào các linh mục chuyển dịch các ngôn ngữ chính.

Khi buổi tiếp kiến bắt đầu, các tín hữu lắng nghe một đoạn trích từ Tin Mừng thánh Mátthêu 13, 31-33, so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, giống như chút men, nhỏ bé, ít ỏi, nhưng lại sinh kết quả to lớn gấp bội.

Đọc tiếp

Khiêm Nhường Đích Thực Đưa Đến Hiệp Thông Với Thiên Chúa

Trưa Chúa nhật, 01/09/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hơn 15 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô.

Buổi đọc kinh bắt đầu trễ 7 phút so với dự định, làm cho nhiều người nóng lòng chờ đợi và tự hỏi tại sao. Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ thư phòng của căn hộ giáo hoàng. Ngài xin lỗi và giải thích lý do tại sao ngài đến trễ: đó là vì thang máy bị mất điện và các nhân viên cứu hỏa đã mất 25 phút mới sửa chữa được.

Đọc tiếp

“Giáo Hội Là Bệnh Viện Chiến Trường”, Ưu Tiên Chăm Sóc Các Bệnh Nhân Và Người Yếu Đuối Nhất

Giáo hội như nơi đón tiếp những người đau khổ nhất và người đau khổ luôn là ưu tiên của Giáo hội trong mọi thời đại. Giáo hội không sợ hãi những người ganh ghét, vu khống, bách hại, buộc phải im lặng trước sự thật và không thực hành những điều tốt. Hãy vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời loài người và tin tưởng rằng Chúa luôn hiện diện bên cạnh chúng ta

Đọc tiếp

Lịch Trình Làm Việc Hàng Ngày Của Đức Thánh Cha Phanxicô

Từ khi được chọn để lãnh đạo Giáo hội Công giáo vào năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô dành quãng đời còn lại của mình để sống và phục vụ tại Vatican. Các giáo hoàng có những con đường và cách thức khác nhau để trở nên con người của Thiên Chúa và của dân chúng, nhưng trong suốt hai ngàn năm qua, không ai có thể phủ nhận trách nhiệm nặng nề của một vị giáo hoàng.

Kế vị ngai toà thánh Phê-rô để hướng dẫn 1,2 tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô có nhiệm vụ dẫn dắt con người ngày nay trở nên gần gũi với Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô.

Đọc tiếp

Yêu Chúa Và Tha Nhân Là Đường Hẹp Vào Thiên Đàng, Nhưng Được Dành Cho Mọi Người

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa nhật 25.08, tại quảng trường thánh Phêrô, dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa nhật XXI mùa Thường năm C, ĐTC Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy sống đức tin của mình, nghĩa là thể hiện qua hành động, yêu Chúa và tha nhân, con đường hẹp để vào Thiên đàng. Ngài cũng nhắn nhủ các tín hữu rằng để được Chúa đón nhận vào “nhà” Chúa, Kitô hữu phải có sự hiệp thông thật sự với Chúa qua cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và lắng nghe Lời Chúa.

Đọc tiếp

Tiếp Kiến Chung Của ĐGH 21/08/2019

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 21/8/2019 tại Đại thính đường Phaolô VI, ĐTC Phanxicô tiếp tục bài giáo lý theo sách Công vụ Tông đồ. Sự hiệp thông của cộng đoàn Kitô hữu không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn phải cụ thể bằng việc làm.

Cộng đoàn Kitô được sinh ra từ ơn thánh dồi dào của Chúa Thánh Thần và phát triển nhờ men chia sẻ giữa các tín hữu trong Đức Kitô. Điều này cho thấy giữa các Kitô hữu có sự năng động của tình liên đới. Chính tình liên đới này xây dựng Giáo hội như một gia đình Thiên Chúa. Nơi đây mọi người trải nghiệm koinonia. Koinonia có nghĩa là gì? Đó là một từ Hy Lạp có nghĩa “mọi sự đều để chung”, như một cộng đoàn, không ai bị tách biệt.

Đọc tiếp