Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Biến cố truyền tin cho Đức Maria trong bài Tin Mừng hôm nay là mầu nhiệm thứ nhất trong năm sự vui của chuỗi Mân Côi. Còn lời chào của sứ thần Gábrien trong biến cố này làm nên nội dung phần đầu của Lời Kinh Kính Mừng “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà…”. Do đó, Kinh Mân Côi diễn tả cách tuyệt vời mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể và vai trò cộng tác của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa.

Đối với người Kitô hữu, khi suy gẫm Kinh Mân Côi với bốn mầu nhiệm Vui-Thương-Mừng-Sáng, chúng ta đang cùng với Đức Maria tham dự vào sứ vụ “Phúc âm hóa” của Chúa Giêsu. Đồng thời, Kinh Mân Côi giúp chúng ta kết nối với Đức Maria trong việc “Phúc âm hóa chính mình” và qua Đức Maria, cộng tác với Đức Giêsu để “phúc âm hóa mọi người”; đồng thời kết nối với các Kitô hữu khác “cùng cầu nguyện bằng kinh Mân Côi” để làm nên một gia đình duy nhất: gia đình những người biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm A

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy trở về đường ngay nẻo chính để được hạnh phúc, bằng không sẽ phải chết trong sự thất vọng.

Lời Chúa hôm nay còn mời gọi chúng ta cần loại bỏ tư tưởng đạo đức giả và cho mình thuộc hàng công chính, rồi sống trong sự tự mãn, kiêu căng. Đừng mang danh là Kitô hữu nhưng thực tế không có “chất Kitô”. Luôn có tinh thần sám hối, quay trở về với Chúa. Ngược lại, cũng không được có thái độ tự ti để rồi tự nhận mình thuộc hàng “thu thuế và đĩ điếm” để buông xuôi trong sự thất vọng. Mong sao tất cả chúng ta, mỗi người luôn ý thức rằng mình đều là những người đang lữ hành, nên chưa phải là hoàn hảo. Vì thế: “Không hề có tình trạng đã thành một Kitô hữu mà chỉ có trong tình trạng đang trở thành một Kitô hữu” (Soren Kierkegaard).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm A

Dụ ngôn “thợ làm vườn nho” nhằm diễn tả lòng bao dung của Thiên Chúa và sự ích kỷ của con người. Nếu Thiên Chúa là Đấng rộng rãi bao dung, thì con người lại quá nhỏ nhen ích kỷ. Những người thợ đã làm từ đầu ngày ghen tương trước lòng tốt của ông chủ, trong khi đó, ông chủ vẫn làm đúng điều ông đã cam kết. Ông không hề làm cho họ bị thiệt hại. Họ ghen tương và phàn nàn bất mãn chỉ vì ông chủ tốt với người khác.

Đối lại với lời phàn nàn trách móc, ông chủ đã đặt ra hai câu hỏi: “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức?” Qua hai câu hỏi này, ông chủ muốn phê phán những người thợ tự cho mình là đáng giá hơn người khác, để dựa vào đó mà phản đối lòng tốt của ông chủ. Họ giống như một số người có thái độ “ghen ngược” trong xã hội hôm nay, kêu ca phàn nàn trách móc trong khi mình không có quyền gì để làm những điều đó. Người chủ vườn là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng bao dung nhân hậu.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm A

Trong Bài Tin mừng, vị Thẩm phán được diễn tả như một vị vua và với cách gọi “tôn chủ”, thể hiện người đáng kính trọng và là một người liêm khiết. Hình ảnh vị tôn chủ trong Tin Mừng hôm nay cho thấy đó là vị Thẩm phán vừa công bằng vừa bao dung nhân hậu. Vị thẩm phán ấy chạnh lòng thương trước nỗi khổ của con người và sẵn sàng tha thứ nếu người ấy khiêm tốn kêu xin. Tuy vậy, ngài cũng nghiêm khắc với kẻ gian manh, chỉ biết khúm núm trước người chủ nợ, mà lại táng tận lương tâm đối với bạn hữu đang mắc nợ mình chỉ có một trăm quan tiền, trong khi món nợ mình được tha có giá trị gấp nhiều lần.

Trong thực tế, con người dễ hạ mình trước mặt Thiên Chúa, nhưng lại xảo trá và mưu mô đối với đồng loại. Lời kết câu chuyện của Chúa Giêsu cũng là tóm lược lời kinh Lạy Cha: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm A

Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến chức năng ngôn sứ. Chức năng này giúp chúng ta loan báo Lời Chúa. Ngôn có nghĩa là Lời; Sứ là được sai đi. Người tín hữu được Chúa sai đi để nói Lời Ngài trong mọi hoàn cảnh, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn.

Đối với chúng ta hôm nay là người Kitô hữu, đâu là nhiệm vụ của người ngôn sứ? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong Tin Mừng. Thánh Mátthêu đã tổng hợp trong một đoạn văn ngắn giáo huấn của Chúa ở ba lãnh vực: sửa lỗi anh em, bao dung tha thứ, và cầu nguyện cộng đoàn. Mặc dù phân chia ba nội dung, nhưng đều có chung một ý tưởng, đó là sống với tha nhân, sống cho tha nhân và cùng cầu nguyện với tha nhân. Đây chính là nhiệm vụ của người ngôn sứ: nhắc nhở người khác trong tình bác ái khi họ làm điều sai lỗi, với sự khiêm nhường và với trái tim chân thành. Cộng đoàn xã hội cũng như cộng đoàn Đức tin luôn bao gồm những người tốt và những người chưa tốt. Chẳng ai có thể tự nhận mình là đã hoàn hảo.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXII Thường Niên – Năm A

Chúa Giêsu đã vác thập giá lên đồi Canvê và chịu đóng đinh trên cây thập giá đó. Con đường thập giá Chúa đã đi qua là con đường của sự nhẫn nhục, hy sinh vì tình yêu nhân loại. Con Thiên Chúa không dùng một phương tiện khác nhẹ nhàng hơn để cứu độ con người, mà lại dùng thập giá với những nhục hình đau khổ, và như thế, những ai muốn đi theo và làm môn đệ của Chúa Giêsu cũng phải đi trên con đường ấy, nhờ đó mà bản thân họ được tinh luyện, đồng thời họ góp phần nâng đỡ anh chị em. Chúa có thập giá của Chúa và mỗi người chúng ta có thập giá của mình. Con người không chào đời bằng nụ cười, nhưng bằng tiếng khóc, và rồi suốt cuộc đời họ là những trăn trở triền miên, những lo toan cuộc sống. Họ luôn phải đối diện với bao khó khăn trong đời. Hành trình của người môn đệ là hành trình thập giá: “Ai muốn theo Thày, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Chúa nhấn mạnh đến “thập giá mình”, có nghĩa là gánh nặng và trách nhiệm cá nhân của mỗi chúng ta, là điều không ai tránh khỏi trong kiếp người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm A

Chúa Giêsu đã đến trần gian để quy tụ muôn người thành gia đình của Thiên Chúa. Người đã phá đổ bức tường ngăn cách giữa người Do Thái với dân ngoại. Đối với Chúa, người Do Thái hay người ngoại không phải là điều kiện để Người thực hiện những phép lạ, mà điều quan trọng là lòng tin.

Lòng tin đôi khi phải trải qua thử thách. “Này bà, bà có lòng tin mạnh mẽ. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy”. Lòng tin là điều kiện để con gái bà được khỏi quỷ ám. Lòng tin cũng giúp bà kiên trì trong lời van xin, mặc dầu cảm thấy mình bị chối từ. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần khen lòng tin vững vàng của những người ngoài Do Thái, như trong trường hợp vị sĩ quan đến xin Ngài chữa cho con trai mình: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Ítraen nào có lòng tin như thế” (Mt 8,10).

Đọc tiếp