Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Chiên Lành – Năm A

Sau khi long trọng mừng lễ Phục Sinh, Phụng vụ mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu ở một khía cạnh khác: Người là Mục tử nhân lành. “Người mục tử” là hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng để diễn tả sứ mạng của Người, là sứ mạng Thiên sai.

Hình ảnh người Mục tử gắn liền với Cộng đoàn đức tin, tức là Giáo Hội. Giáo Hội không giống như một tổ chức trần thế. Giáo Hội cũng không phải do con người lập nên. Chính Chúa Giêsu là Đấng sáng lập Giáo Hội. Những đế chế hay những quốc gia trần thế, dù có hùng mạnh đến đâu chăng nữa, chỉ vang bóng một thời rồi đến lúc phải cáo chung. Sở dĩ Giáo Hội trường tồn, vì có Đức Giêsu phục sinh luôn hiện diện và hướng dẫn, như người mục tử chăn dắt đàn chiên

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm A

Thánh Luca là tác giả duy nhất kể lại câu chuyện hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem trở về Emmaus. Bố cục văn chương cũng như nội dung hàm chứa những nội dung rất sâu sắc. Tác giả muốn khẳng định với chúng ta:

* Khi chúng ta thất vọng, có Chúa đồng hành để nâng đỡ, mặc dù chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện của Người.

* Khi chúng ta đã nhận ra Chúa và đã tìm được niềm vui, thì Người lại ẩn mình đi. Ẩn mình không có nghĩa là vắng bóng, mà chỉ là sự hiện diện huyền nhiệm mà thôi.

Đọc tiếp

Kính Lòng Chúa Thương Xót – Chúa Nhật II Phục Sinh

Chúa nhật thứ hai Phục sinh là Đại lễ kính Lòng Thương xót. Đây là sáng kiến và sự cổ võ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thế giới đang cần đến lòng thương xót của Chúa để được chữa lành. Không chỉ chữa lành khỏi dịch bệnh COVID-19, nhân loại còn cần được chữa lành những căn bệnh trầm kha khác.

Ngày hôm nay, Giáo Hội đứng trước một thách đố lớn khi rao giảng Đấng Phục sinh. Bởi lẽ trong con mắt của đại đa số những người đương thời hôm nay, trong đó có cả những tín hữu, đó là một điều khó chấp nhận. Câu chuyện Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết có nguy cơ bị coi như một câu chuyện cổ tích xa vời. Qua lời nói với Tôma, Chúa Giêsu phục sinh muốn gửi đến cho chúng ta một thông điệp: “Phúc thay những người không thấy mà tin”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật Phục Sinh – Mừng Chúa Sống Lại

Cái chết và nấm mồ là kinh nghiệm đau thương và là nỗi lo sợ lớn nhất của kiếp người. Nói đến cái chết, chúng ta đứng trước một bức màn bí ẩn và đặt câu hỏi: bên kia bức màn đó là gì? Sau khi chết con người sẽ như thế nào? Đã bao thế hệ, người ta tìm cách đưa ra những giả thuyết khác nhau về thân phận con người sau khi chết.

Như bao người khác, Chúa Giêsu đã chết. Nhưng nếu những người đã chết chịu đóng khung trong nấm mộ tăm tối và thân xác mục nát theo thời gian, thì thân xác Chúa Giêsu lại không chấp nhận quy luật ấy. Người là Con Thiên Chúa hằng sống. Người có quyền trên sự sống và sự chết, như chính Người đã tuyên bố khi sinh thời. Hơn thế nữa, Người chính là sự sống và là sự sống lại.

Đọc tiếp

Chúa Nhật Lễ Lá – Năm A

Hai mươi thế kỷ sau cái chết của Đức Giêsu, Giáo Hội Kitô vẫn không ngừng tôn vinh cây thập giá, như cờ hiệu chiến thắng và như biểu tượng tình yêu. Khi tham dự phụng vụ hôm nay, mỗi người được mời gọi suy tư về thái độ sống của mình. Nghi thức làm phép lá và kiệu lá nhắc chúng ta, cuộc thương khó của Chúa vẫn đang diễn ra nơi những người đau khổ, nghèo hèn, bệnh tật, bị áp bức và thiệt thòi bất công trong xã hội hôm nay. Chúa đang đi qua cuộc đời này. Có những người đón tiếp Chúa, nhưng cũng có những người dửng dưng trước việc Chúa đi ngang qua cuộc đời họ, thậm chí có những người từ chối Chúa và gạt Người ra bên lề cuộc sống. Tiếng gọi của Chúa là tiếng gọi khiêm tốn, đôi khi bị lấn át bởi biết bao âm thanh hỗn tạp của “biển đời” đầy bon chen và giành giật. Vì thế, để lắng nghe lời của Người, chúng ta phải trút bớt khỏi tâm hồn những toan tính, tham vọng.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm A

“Hãy ra khỏi mồ!”. Lệnh truyền này đã đưa ông Lagiarô từ cõi chết trở về cõi sống, đồng thời đem niềm vui cho thân bằng quyến thuộc. Mùa Chay là lời mời gọi đoạn tuyệt với tội lỗi để sống cuộc sống mới. Những thực hành Mùa Chay giúp ta ra khỏi nấm mồ tối của sự ích kỷ, chia rẽ và hận thù. Để bước ra khỏi huyệt mộ của tội lỗi, đòi hỏi mỗi chúng ta phải hy sinh cố gắng nhiều khi đến mức anh hùng.
Giữa đại dịch COVID-19, chúng ta không khỏi hoang mang lo sợ. Cả thế giới cầu nguyện nhưng dường như Thiên Chúa không để ý quan tâm. Lời Chúa hôm nay khích lệ chúng ta: hãy hy vọng và tín thác. Thiên Chúa có chương trình và phương pháp riêng của Ngài. Đến như thân xác ông Lagiarô đã bốc mùi và phân hủy Chúa còn làm cho sống lại. Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn được Chúa nhận lời, vào lúc Chúa muốn, theo như cách Chúa muốn và nhằm tới ích lợi thực sự của chúng ta. Bởi lẽ, Thiên Chúa là Cha nhân hậu, luôn muốn điều tốt cho con cái của mình.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A

Tin Mừng các Chúa nhật Mùa Chay, chu kỳ phụng vụ năm A đều có chung một chủ đề là hướng các tín hữu đến bí tích Thanh tẩy, đồng thời diễn tả tiến trình đến với Chúa của các dự tòng. Vì thế, mỗi Chúa nhật đề cập tới một khía cạnh của bí tích này, cũng là mỗi khía cạnh thực tế và quan trọng của đời sống Kitô hữu.

Thánh sử Gioan kể lại phép lạ Chúa chữa người mù bẩm sinh được sáng mắt. Phép lạ này được thực hiện trong bối cảnh khá căng thẳng giữa Chúa Giêsu và người Do Thái. Qua trình thuật của Thánh sử Gioan, quan niệm “mù-sáng” đưa chúng ta tới một lối giải thích mới: người sáng là người biết nhận ra những điều kỳ diệu xung quanh mình do Chúa thực hiện, và biết đón nhận nó với trái tim chân thành. Người mù là người mặc dù có đôi mắt sáng, nhưng cố chấp trong những thành kiến khắt khe và trái tim vô cảm.

Đọc tiếp