Chúa Nhật XXV TN – Năm C

Lời Chúa các chúa nhật mấy tuần nay dạy những nhân đức thật quí giá: CN 22 dạy nhân đức khiêm nhường và hiền lành, CN 23 dạy nhân đức từ bỏ và vác thập giá, CN 24 dạy nhân đức thương người tội lỗi, CN 25 hôm nay dạy về tiền bạc.

Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa đưa ra những chỉ dẫn khá rõ rệt. Chúa bảo: “Hãy dùng tiền bạc”(Lc 16,9) – Dùng là sử dụng nó. Dùng chứ không tôn thờ nó. Hãy dùng nó như một phương tiện chứ đừng coi nó như một mục đích.

“Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ”. Thiên Chúa là đấng độc tôn, có nghĩa là ta chỉ được thờ một mình Ngài. Không được phép đặt Thiên Chúa ngang hàng với của cải vật chất hay bất cứ thần linh nào.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIV TN – Năm C

Thiên Chúa là Cha của người tốt cũng như của người xấu. Ngài xót thương và không giáng phạt dân Do Thái phản nghịch (Bài đọc I). Vòng tay của Ngài vừa giang rộng đón người con thứ, vừa choàng lên vai của người con cả để anh cảm nhận được lòng xót thương. Ngài không muốn loại trừ ai, bất kể người đó như thế nào. Nước mắt của người cha nhỏ xuống khi người con thứ ra đi. Dòng lệ ấy cũng tuôn chảy khi người con cả bất bao dung với em mình. Trước khi trở lại, Phaolô là người hăng say tìm giết các Kitô hữu. Cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu trên đường đi Damas đã biến đổi cuộc đời của ông Phaolô là chứng nhân của lòng Chúa thương xót (Bài đọc II). Ước chi mỗi chúng ta cũng hãy trở nên chứng nhân của lòng Chúa thương xót, để rồi, “nơi đâu có cộng đoàn tín hữu, là ở nơi đó có thành trì của lòng xót thương” (Đức Thánh Cha Phanxicô).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIII TN – Năm C

Lời Chúa trong thánh lễ Chúa nhật tuần trước nói đến lòng khiêm nhường và hiền lành. Lời Chúa tuần này nói đến sự từ bỏ và thánh giá.

Đức Giêsu nhắc tới thập giá, như sự từ bỏ triệt để nhất. Từ bỏ chính mình, đó là một nét đặc biệt của người người môn đệ. Thiếu sự từ bỏ chính mình, chúng ta vẫn chưa thuộc về Đức Giêsu cách trọn vẹn mà chỉ trên danh nghĩa. Đấng đáng kính, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước” (Đường Hy vọng, số 3).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXII TN – Năm C

Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca kể lại bối cảnh một bữa tiệc, trong khi những người biệt phái cố dò xét Chúa thì Chúa lại quan sát xem thái độ của họ. Nhân việc có nhiều người chọn chỗ sang cho mình, Chúa nói đến sự khiêm nhường tại bàn tiệc. Đương nhiên ai trong chúng ta cũng hiểu giáo huấn của Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ ngồi nơi bàn tiệc, mà còn là cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ theo tâm lý tự nhiên, ai cũng muốn mình trội nổi hơn người khác. Trong cuộc sống chung, ai cũng muốn cho lập trường của mình là nhất và cách sống của mình là mẫu mực. Qua hình ảnh chỗ ngồi tại bàn tiệc, Chúa muốn mỗi chúng ta hãy nghiêm túc suy tư về cách sống của mình trong gia đình, trong cộng đoàn và trong xã hội.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXI TN – Năm C

“Hãy vào qua cửa hẹp!”. Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu. Ai trong chúng ta cũng hiểu Chúa Giêsu muốn ám chỉ một cuộc sống có kỷ luật và tuân theo giáo huấn của Người. Thông thường, người ta học điều xấu thì rất nhanh và rất dễ, nhưng học điều tốt thì rất chậm và rất khó. “Cửa hẹp” mà Chúa Giêsu muốn nói ở đây chính là sự kiên nhẫn và chuyên tâm thực hiện Lời Chúa. Để thực thi Lời Chúa, chúng ta phải trải qua những cố gắng hy sinh. Như những vận động viên muốn đạt giải quán quân phải khổ chế tập luyện, những ai muốn nên thánh phải chấp nhận tuân giữ những kỷ luật khắt khe. Một lối sống giả tạo bề ngoài sẽ bị kết án là “đồ bất chính”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XX TN – Năm C

Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay lại gồm những ngôn từ xem ra khó chấp nhận: “Anh em tưởng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem chia rẽ”. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta không khỏi lúng túng khi tìm cách hiểu đoạn Tin Mừng này. Tuy vậy, nếu suy tư về hành trình đức tin, mỗi chúng ta đều công nhận một điều, để đến với Chúa Giêsu, phải chấp nhận nhiều hy sinh cố gắng. Có những người theo Chúa Giêsu phải vượt qua nhiều trở ngại. Những trở ngại đến từ nhiều phía: cha mẹ, anh em, họ hàng và bạn bè. Như thế, để có thể theo Chúa Giêsu, phải chấp nhận những buông bỏ, để lựa chọn và gắn bó với Người.

Đọc tiếp

Lễ Mẹ Lên Trời

Giáo hội Công giáo thì cho rằng: Sự chết là hậu quả của tội lỗi, Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, nên đã không nếm mùi cái chết. Vì thế các Giáo hội Đông phương thích dùng kiểu nói “Đức Mẹ ngủ” hơn là “Đức mẹ lên trời”. Và ngay từ thế kỷ VI lễ Mẹ Lên Trời, ngày 15-8, đã được cử hành ở Giêrusalem và Ai cập. Đến thế kỷ VII lan sang các Giáo hội Hy lạp và cuối thế kỷ đến Rôma. Cuối cùng, ngày 1-11-1950, Đức giáo hoàng Piô XII tuyên bố tín điều Đức Mẹ lên trời.

 Về ngày lễ Mẹ Lên Trời, Đức giáo hoàng Phaolô VI viết như sau : “Lễ Mẹ lên trời, ngày 15-8 là ngày Mẹ Maria đầy ơn phúc. Hồn vô nhiễm và xác trinh trong của Mẹ được vinh quang. Mẹ giống Chúa Giêsu phục sinh hoàn toàn nhất. Lễ này làm cho Giáo hội và nhân loại thấy được hình ảnh và bảo chứng êm ái cho niềm hy vọng cuối cùng của chúng ta”.

Đọc tiếp