Chúa Nhật 4 Phục Sinh – Năm C

Sau khi đã long trọng mừng lễ Phục Sinh, Phụng vụ Chúa nhật thứ bốn diễn tả Đấng Phục sinh như một mục tử. Vị mục tử ấy đã quên mình vì chiên, đã hy sinh mạng sống mình để đàn chiên được cứu rỗi. Tiếp nối giáo huấn của Cựu ước, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh mục tử và đàn chiên, khi Người khẳng định: “Tôi là Mục tử nhân lành”. Trong tiếng Hy Lạp, “Mục tử nhân lành” cũng có nghĩa “Mục tử đích thực”. Nơi Đức Giêsu, có đủ những đức tính tốt của một mục tử, nhất là sự hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn Cây Dầu, trước một đám đông lính tráng hằm hằm sát khí, Người nói với họ: “Vậy nếu các anh tìm tôi, thì hãy để cho những người này đi”. Tác giả Tin mừng còn thêm lời chú giải: ‘Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói: ‘Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai’ (Ga 18, 8-9). Đây chính là nét đẹp của một mục tử đích thực.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 3 Phục Sinh – Năm C

Bước sang Chúa nhật thứ Ba sau Đại lễ Phục Sinh, phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta tích cực gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh trong đời sống thường ngày. Gặp được Chúa sẽ có niềm vui, vui vì Chúa đã sống lại. Thánh Phêrô Tông Đồ cho chúng ta kinh nghiệm sống động về cuộc gặp gỡ này, ông hân hoan vui mừng cả khi người Do Thái đánh đòn, cấm không được rao tin Chúa Kitô Phục Sinh (x.Cv 5,40b). Vì thế lời Ca nhập lễ bảo ta ca vang: “Cả trái đất, nào tung hô Thiên Chúa, đàn hát lên, mừng danh thánh rạng ngời, hãy dâng Người lời ca tụng tôn vinh. Hallêluia“.

Trang Tin Mừng (Ga 21, 1-19) thật là đẹp, đẹp về con người, vì các môn đệ tin Chúa đã sống lại; đẹp về công việc, đi bắt cá suốt đêm không được gì, nay có mẻ lưới đầy cá; đẹp về thời gian, bởi đây là buổi bình minh của ngày thứ nhất trong tuần; đẹp về nơi chốn vì Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các ông ở trên bờ (x. Ga 21,4).

Đọc tiếp

Chúa Nhật 2 Phục Sinh – Năm C

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay ghi lại bốn việc : Chúa Giê-su làm sau khi sống lại, để tỏ bày lòng Chúa thương xót :

1-Ban bình an : sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh và chết, 11 tông đồ sợ hãi người Do thái, đóng kín cửa. Chúa hiện đến đứng giữa và nói : “Bình an cho anh em” (Ga 20,19).

2-Cho xem tay và cạnh sườn : Các ông sợ hãi, vì nghĩ Chúa đã chết, và xác Chúa đã bị lấy mất, thì Chúa sống lại, hiện ra “cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các ông vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20,20).

3-Ban ơn tha tội : “Chúa thổi hơi vào các tông đồ và bảo : Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22).

4-Chúa chữa tính cứng đầu cứng cổ của thánh Tô-ma

Đọc tiếp

Tuần Thánh  Những Năm Tháng Đầu Của Giáo Hội Việt Nam

 Lễ Phục Sinh ở Đà Nẵng 1615 Ngày 6-1-1615 tầu nhổ neo từ Áo Môn trực chỉ Đàng Trong, sau 12 ngày tầu tới Cửa Hàn ngày 18-1-1615. Đây là ngày Giáo Hội Việt Nam thường coi cuộc truyền giáo được “chính thức” mở ra ở Việt Nam, mặc dù trước đó đã có những ‘dấu vết” Tin Mừng ở xứ này. Ba nhà thừa sai Dòng Tên bước chân vào cái xứ ‘trầm hương, yến sào, nhờ chuyến tầu buôn Bồ Đào Nha”. Lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng, nói chuyện thì qua thông dịch viên “i-tờ”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm C

Sau khi đã đi được nửa đường với lời mời gọi “Mừng Vui Lên” của Chúa nhật IV Mùa Chay. Nay bước vào tuần thứ I của giai đoạn II, thời gian mà toàn bộ tượng trong nhà thờ được phủ khăn tím, chuẩn bị cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nên việc cải đổi đời sống, ăn chay, cầu nguyện và tập luyện các nhân đức càng khẩn thiết hơn. Nếu các Chúa nhật Mùa Chay năm A, B trình bày Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống, là Ánh Sáng, là Sự Sống dựa theo Tin mừng thánh Gioan. Thì các Chúa nhật Mùa Chay năm C đề cao tình thương của Thiên Chúa và kêu gọi con người đáp trả.

Bài Tin Mừng hôm nay với câu kết thật là đẹp “Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11). Qua lời tuyên bố ấy, Chúa Giêsu đã làm nổi bật tình thương yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Tha thứ là bản chất của Thiên Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm C

(” Mừng vui lên… – Lætare) là chủ đề của Chúa nhật IV Mùa Chay. Từ phụng vụ lễ ca cho đến màu sắc phụng vụ, tím chuyển sang hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay Giáo hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm Phục Sinh.

Dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” trong BTM, chúng ta thấy Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi biết bao. Trong Mùa Chay chúng ta nghe hoài lời Chúa sau đây : “Ta lấy mạng sống Ta mà thề : Ta đâu muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng là muốn nó bỏ đường tà để được sống“, hay lời đáp ca thánh lễ hôm nay “hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy !

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm C

Nếu Chúa Nhật I Mùa Chay nói về chủ đề cám dỗ, Chúa Nhật II nói về vinh quang, thì Chúa Nhật thứ III Mùa Chay hôm nay nói về chủ đề sám hối.

Tại sao chủ đề sám hối lại được đặt vào trọng tâm của Mùa Chay? Thưa vì khi sám hối, con người nhận ra tình thương của Thiên Chúa, đồng thời cũng nhận ra sự bất toàn của chính mình. Từ đó, chúng ta đón nhận được ơn tha thứ, khởi đầu lại hành trình đức tin và tiếp tục đi trong đường lối yêu thương của Người.

Hôm nay, vào giữa Mùa Chay, Giáo Hội lại một lần nữa kêu gọi con cái mình sám hối, vì: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ”(2 Cr 6,2b).

Bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy ý chính, trọng tâm của sứ điệp chính là: “Hãy sám hối để được ơn tha thứ và cứu chuộc”.

Đọc tiếp