Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C

Bước vào Chúa nhật III Mùa Vọng quen gọi là Chúa nhật của Niềm Vui (Gaudete). Phụng vụ lễ ca, từ bài đọc, Thánh vịnh đáp ca cho đến màu sắc, tất cả đều diễn tả niềm vui sâu sắc ngập tràn. Với nhiều cung giọng khác nhau, nhưng Sôphônia, Luca tác giả Tin Mừng và cả thánh Phaolô nữa cũng đều hòa chung một khúc hát ca mừng Chúa đang đến mang lại niềm vui ơn cứu độ cho hết mọi người.  Màu sắc từ màu tím chuyển sang màu hồng, màu của bình minh ló rạng, đánh dấu nửa chặng đầu của Mùa Vọng, nay Giáo hội tạm dừng, lấy thêm can đảm bước tiếp, để chuẩn bị tâm hồn tốt hơn để cảm nghiệm được niềm vui thực sự của Lễ Giáng Sinh đã gần kề.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

BTM :  Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô 16 viết về thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta trong BTM hôm nay như sau : “Trong suốt Mùa Vọng, phụng vụ làm nổi bật cách đặc biệt hai dung mạo chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai bước vào trần gian đó là Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Baotixita… Gioan không những là vị tiên tri cuối cùng trong số các tiên tri, mà ông còn đại diện cho toàn bộ chức vụ tư tế của Cựu Ước, và như thế Gioan giúp cho mọi người  trong thời Tân Ước biết thờ phượng Thiên Chúa cách thiêng liêng, là thời đại mà Chúa Giêsu đã đến khai mở… Ngoài ra, thánh Luca đặt cuộc đời của Gioan Tẩy Giả trong bối cảnh lịch sử, khi ngài viết : ‘Năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tibêriô Xêdarê, Phongxiô Philatô làm tổng trấn xứ Giuđê…Anna và Caipha làm thượng tế’ (Lc 3,1-2). Chính trong khung cảnh lịch sử này mà cuộc sinh nở của Chúa Kitô là đại biến cố thật sự đã được định vị

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

Với Chúa Nhật I Mùa Vọng, chúng ta bước vào năm Phụng Vụ mới theo chu kỳ là Năm C. Trong Mùa Vọng này, chúng ta sống lại tâm tình của dân Do thái xưa chờ đón Chúa đến. Nhưng khác với dân Do thái, chúng ta biết rằng Chúa đã đến rồi trong thân phận yếu hèn của kiếp người, hiện nay Ngài vẫn hằng đến với chúng ta mọi ngày cách mầu nhiệm và Ngài sẽ đến sau cùng với chúng ta trong vinh quang, gần nhất vào ngày mỗi người từ giả cuộc sống trần thế này, và xa hơn vào ngày Quang Lâm của Ngài. Vậy, Mùa Vọng vừa chuẩn bị chúng ta mừng kỷ niệm việc Chúa đến lần thứ nhất trong thân phận yếu hèn của kiếp người, vừa giúp chúng ta hướng lòng trông đợi Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang của Ngài.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Ki-Tô Vua Vũ Trụ

 Lịch sử lễ : Cha Carôlô Hồ Bạc Xái viết trong “Sợi Chỉ Đỏ Năm B”:

“Từ khi có loài người trên mặt đất này cho đến nay, có mấy khi mà loài người  được hưởng thái bình ? Hầu hết thời gian lịch sử của loài người đều là chiến tranh. Gần đây nhất là hai cuộc thế giới đại chiến : cuộc thứ nhất kéo dài từ năm 1914 đến 1918, làm cho 8.700.000 người chết; cuộc thứ hai từ năm 1939 đến 1945, giết chết 40 triệu sinh mạng…

Trong bối cảnh giữa hai cuộc chiến tranh thế giới làm chết hàng mấy chục triệu sinh mạng con người như thế, ngày 11-12-1925, Đức giáo hoàng Piô XI đã thiết lập Lễ Chúa Kitô Vua, mục đích là để cầu nguyện cho nhân loại đừng buông theo thú tính mà cấu xé lẫn nhau, các nước đừng nuôi mộng bá chủ hoàn cầu mà chinh chiến với nhau; nhưng mọi người hãy suy phục vương quyền Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Ngài. Đức Giáo hoàng coi đó là chấm dứt chiến tranh (105).

Đọc tiếp

Lễ Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

GHVN không phải chỉ có 118 vị tử đạo. Trái lại, rất nhiều, rất nhiều. Trong cuốn “Sống Đạo”, cha Hồng Phúc, linh mục dòng Chúa Cứu Thế, đã viết : “Đã có một thỉnh nguyện thư xin phong Chân Phước cho một con số không lồ là 1315 vị ‘Tôi tớ tử đạo Việt Nam’ được đệ trình ngày 14-11-1917. Trong đó có hơn 200 nữ tu dòng Mến Thánh Giá, với lý lịch rõ ràng, đã đóng góp xương máu để xây dựng Giáo Hội Việt Nam từ lúc ban đầu” (trang 448).

Trong cuốn “Lịch Sử Những Cuộc Bách Đạo tại VN” in tại Paris, ông Trần Minh Tiết, một luật sư VN nổi tiếng ở Pháp, viết : “Các vị tử đạo Việt Nam, nếu xếp hàng 4 mà diễn hành trước khán đài, thì phải kéo dài tới 6 tiếng đồng hồ”.

Cha Launay, sử gia Pháp, cất tiếng ca khen : “Hỡi GHVN, một trong những Giáo Hội bị bắt bớ hà khắc nhất trong các GH trên thế giới, một trong những GH kiên vững lạ lùng. Chúng tôi cúi đầu kính chào…Giáo Hội xứng đáng được danh thơm muôn thuở”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay được chia làm hai phần tương ứng với hai hạng người tiêu biểu trong đạo Do thái là giới kinh sư và giới bà góa nghèo như sau: Trước hết, Đức Giê-su khiển trách thói đạo đức giả của các kinh sư Do thái, biểu lộ qua 4 thói xấu như: ăn mặc đài các, tìm kiếm hư danh, tranh giành địa vị, đạo đức vụ lợi. Sau đó, Người đề cao lòng đạo đức của một bà góa nghèo, biểu lộ qua việc dâng cúng tiền bạc vào Đền Thờ. Tuy số tiền bà dâng không bao nhiêu, nhưng nhờ có lòng hy sinh, nên bà đã được Đức Giê-su đánh giá là đã bỏ vào thùng nhiều hơn mọi người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay kể: “Có một người trong các kinh sư đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng : ‘Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu ?’” (Mc 12,28b). Trong luật đạo Do Thái có 613 điều luật : 365 điều cấm và 248 điều được phép. Ngoài ra còn có những điều luật lặt vặt. Vì thế nhiều khi không biết điều luật nào quan trọng nhất, điều răn nào đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả.

Chúa Giêsu trả lời : “Điều răn đứng hàng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó ” (12,29-31).

Đọc tiếp