Chúa Nhật XVIII Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay đọc một đoạn bài giảng của Chúa Giê-su trong hội đường Ca-phác-na-um. Sau khi làm phép lạ 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều nuôi 5000 đàn ông ăn, chưa kể đàn bà trẻ em. Thấy phép lạ Chúa Giê-su làm, họ muốn tôn Chúa lên làm vua, để đuổi người Rô-ma, giải thoát ách đô hộ cho quê hương đất nước, Chúa phải trốn lên núi. Ở trên núi thấy thuyền chở các môn đệ gặp sóng gió, Chúa xuống cứu, rồi lên bờ, Chúa gặp dân chúng đi tìm Chúa. Chúa vào hội đường giảng cho họ : “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Bánh thường tồn, đem lại phúc trường sinh chính là Chúa. Chúa nói : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói, ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (Ga 6,35).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Gioan chương 6 thuật lại dấu lạ “hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn no”. Cha Nguyễn Công Đoan viết: “Chúa bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, họ thú nhận bất lực thì Chúa trao bánh cho họ để họ trao cho dân. Đó là nhiệm vụ mà các tông đồ sẽ thi hành ngay sau khi nhận được quyền năng Thánh Thần : phục vụ Lời và bàn ăn, cử hành lễ Bẻ Bánh. Bữa ăn này đã thành hình ảnh vừa gợi lại dân của Cựu Ước được Thiên Chúa nuôi dưỡng trong hoang địa, vừa loan báo bữa ăn Lời Chúa và Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận ngày nay với tư cách là dân của Giao Ước Mới” (Tự Đáy Lòng – Tĩnh Tâm Với Sách Tin Mừng Mát-thêu, trang 123).

Phép lạ bánh trong BTM chẳng những nuôi phần xác, khỏi đói, mà còn nuôi phần hồn, phần thiêng liêng. Nói theo ba thầy Bầu Nọ, Sơn Tây :  “Xin tạ ơn Chúa đã viếng thăm và làm vơi nhẹ những xiềng xích của chúng con”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng Chúa Giê-su khuyên dạy các tông đồ: “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31).

Ông William Barclay đã viết trong sách “Tin Mừng Theo Thánh Mác-cô”: “Trong nếp sống hằng ngày có hai nguy cơ. Một là nguy cơ hoạt động quá sức. Không ai có thể làm việc mà không nghỉ ngơi, cũng như chẳng ai có thể sống đạo nếu không dành thời giờ để được sống riêng biệt với Chúa. Có thể tất cả rắc rối của đời sống là do chúng ta không dành thời giờ để Chúa phán dạy mình, vì chúng ta không biết yên lặng lắng nghe. Chúng ta không để Chúa bồi bổ lại năng lực cho mình, vì chúng ta không dành thời giờ nào riêng ra để chờ đợi, trông mong nơi Ngài cả. Làm thế nào chúng ta có thể đương đầu nổi các gánh nặng của đời sống? Làm sao chúng ta làm nổi công việc cho Chúa, nếu không được sức lực Ngài ban cho? Và làm sao chúng ta có thể nhận được sức lực ấy nếu không gặp gỡ riêng với Chúa ?

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm B

Lời Chúa trong thánh lễ Chúa nhật hôm nay cũng cho thấy nỗi khổ của các nhà truyền giáo, đi rao giảng Tin Mừng. Bài Tin Mừng kể chuyến viếng thăm Nadarét quê hương của Chúa. Cha Nguyễn Công Đoan viết : “Chúng ta tưởng Người sẽ được dân làng đón tiếp linh đình, kèn trống râm ran, như cảnh ‘trạng về làng vinh quy bái tổ’. Chuyện xảy ra không như chúng ta nghĩ…

Trong tập sách “Các Bài Tin Mừng Mác-cô, trang 132-133”, cha Vũ Phan Long viết : “Sự khước từ ở Nadarét vẫn tồn tại. Con người hôm nay, những người Nadarét mới, vẫn đang thấy Đức Giê-su là một cớ gây ngạc nhiên và vấp ngã. Do sự từ khước con người hôm nay, hoạt động cứu thế của Thiên Chúa như bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người… Người môn đệ của Đức Giê-su không được nản chí khi gặp thất bại hay chống đối. Nhiệm vụ của họ là cứ ra đi để rao giảng Lời Chúa, để làm chứng. do đó không nên bận tâm (và nặng lòng) với kết quả (nhất là không mấy ngoạn mục).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng thánh lễ hôm nay kể 2 phép lạ. Qua hai phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu đã làm cho người đàn bà bị xuất huyết và con gái ông Giairô, thánh Marcô muốn chứng tỏ rằng: bệnh tật và cái chết đang thực sự thống trị trên đời sống con người, hơn nữa những nỗ lực yếu ớt từ phía con người nhằm thoát ra khỏi sự phong tỏa của bệnh tật và cái chết như đang đi vào ngõ cụt.

Trong bối cảnh ấy, Chúa Giêsu đã xuất hiện như Đấng là Sự Sống và cũng là Đấng mang lại sự sống. Sự xuất hiện của Ngài đồng nghĩa với sự biến mất của bệnh tật và sự chết. Nói cách cụ thể hơn, duy chỉ mình Ngài mới có thể giúp con người phục hồi được thể trạng từ những căn bệnh nan y và nhất là dành lại sự sống từ trong cõi chết.

Đọc tiếp

Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Gioan Tẩy Giả. Thánh Gioan Tẩy Giả có hai lễ : lễ hôm nay ngày 24-6 mừng sinh nhật của Người, và ngày 29-8 là lễ Người bị trảm quyết. Trong Giáo hội ít có vị thánh có hai lễ.

Gioan đó là tên thiên thần đã loan báo. Gioan là tên viết tắt của tên Giê-hô-han-an có nghĩa là “Qùa tặng của Thiên Chúa”, hay có nghĩa là “Thiên Chúa dễ thương”. Trong sách Bốn Tin Mừng của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết : Gioan là yo-ho-khan-an, yo-ho-khan-an có nghĩa là Đức Chúa thương xót, ban ân huệ, ban ân sủng. Còn chúng ta gọi là Gioan Tẩy Giả hay là Gioan Tiền Hô để nói lên sứ mạng, nhiệm vụ Chúa trao. Biệt hiệu Tẩy giả nghĩa là người rửa. Thánh Gioan đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu và dân chúng trong dòng sông Gióc-đan. Còn biệt hiệu Tiền Hô thì chính thánh Gioan đã nói : “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa : Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi.” (Ga 1,23)

Đọc tiếp

Chúa Nhật XI Thường Niên – Năm B

Giáo Hội Việt Nam, giống như “hạt cải” phát triển trong dụ ngôn Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay.

Ông William Barclay viết về “hạt cải” trong tập sách “The Gospel Of Mark”  như sau : “Tại Palestine, hạt cải  thường tiêu biểu cho một vật nhỏ nhất. Chẳng hạn “đức tin bằng hạt cải” có nghĩa là “đức tin nhỏ nhất”. Tại xứ Palestine, hạt cải nhỏ đó thật ra cũng mọc lên thành một cây to. Một du khách đến Palestine cho biết ông đã thấy một cây cải cao vượt hẳn đầu một người đang cỡi trên lưng ngựa. Chim chóc rất thích thứ hạt mầu đen của cây ấy và cả bầy chim đông đảo quây quần quanh một cây cải như thế là chuyện rất thường”.

“Cách thông thường nhất để mô tả một đế quốc rộng lớn là so sánh nó với cây cổ thụ, còn các nước chư hầu của nó thì ví như bầy chim ẩn dưới bóng của cành lá nó (Ed 17,22…; 31,1-4. 20-21). Cho nên hình ảnh một cây cổ thụ có chim đến núp trong cành lá, tiêu biểu cho một đại cường quốc và các nước họp thành vương quốc ấy… Trong Hội Thánh của Chúa không có bức tường ngăn cách nào cả, loài người dựng nên các hàng rào, nhưng trong Chúa Cứu Thế đã phá đổ triệt hạ rồi” (Lm Dương Đình Tảo chuyển ngữ, trang 101-102).

Đọc tiếp