Chúa Nhật X Thường Niên – Năm B

Trong Bài Tin Mừng, có một câu làm chúng ta ngỡ ngàng. Đó là câu : “Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” (Mc 3,29).

Cha Nguyễn Công Đoan giải nghĩa : “Tại sao tội này không bao giờ được tha? Sách Khôn Ngoan đã nói : ‘Đức Khôn Ngoan là thần khí hằng yêu mến con người, nhưng không miễn thứ cho kẻ nói lời phạm thượng (Kn 1,6). Thần Khí là quyền năng tạo dựng và đổi mới của Thiên Chúa, từ chối chính quyền năng tạo dựng và đổi mới của Thiên Chúa thì làm sao có thể được tạo dựng và đổi mới : “ Thần Khí của Ngài, Ngài gửi tới, là chúng được dựng nên và Ngài đổi mới mặt đất này” (Tv 104/103). Đọc lại những lời hứa về Giao Ước Mới : Gr 31,33-34; Ed 36,22-28, ta thấy Thiên Chúa ban ơn tha tội để đưa vào Giao Ước Mới, và ban Thần Khí (Người Này Là Con Thiên Chúa-Tin Mừng Mác-cô, trang 71).

Đọc tiếp

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-Su

Chúa nhật tuần trước chúng ta mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa. Chúa đã muốn mặc khải lễ Mình Thánh với một nữ tu nghèo khổ Giu-li-a-na ở nước Bỉ năm 1209. Lễ Thánh Tâm hôm nay, Chúa cũng hiện ra tỏ bày ước nguyện với chị nữ tu nghèo khổ Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a nước Pháp năm 1675.

Chúa Giêsu hiện ra tỏ Trái Tim Chúa cho thánh nữ 3 lần. Trong lần hiện ra thứ ba với thánh nữ, Chúa Giêsu mong muốn hằng năm tổ chức một ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa. 10 năm sau, tháng 6-1686 lễ Trái Tim được cử hành lần đầu tiên tại nhà nguyện của dòng Thăm Viếng. 90 năm sau lễ Trái Tim mới được Đức giáo hoàng Clê-men-tê XIII  cho cử hành trên toàn thế giới

Đọc tiếp

Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-Tô

Bài Tin Mừng: BTM thánh lễ hôm nay tường thuật lại giây phút Chúa Giê-su lập Bí tích Thánh Thể. Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ, viết trong tập sách “Này là Con Thiên Chúa”: “Khi bẻ bánh bắt đầu ăn thì Đức Giê-su cho lễ Vượt Qua một ý nghĩa mới : “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Mác-cô kể tiếp ngay ly rượu : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người”. Rồi Người long trọng tuyên bố : “Thầy bảo thật anh em chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm cây nho nữa. cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Vậy thì đây là lần cuối cùng Đức Giê-su ăn lễ Vượt Qua theo ý nghĩa kỷ niệm cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Mình và Máu Người sắp hiến tế bằng cuộc thương khó này là lễ Vượt Qua mới và giao ước mới. Mình Thầy là chiên Vượt Qua mới, máu Thầy là máu lập Giao Ước, mở rộng cho muôn người, không còn giới hạn như Giao Ước Xi-nai.” (trang 204). 

Đọc tiếp

Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi

Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay nói về công nghiệp của Ba Ngôi.

Khi sang Việt Nam truyền đạo, các cha thừa sai đã dùng những quan niệm của người Việt Nam để giải nghĩa về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là thuyết “Tam Phụ”, thuyết Ba Cha : Trời, vua và cha. Rồi thuyết  “Tam Tài” : Thiên, Địa, Nhân (Trời, đất, người); và thuyết : “Tam Cương” : cha, mẹ, và con cái. Ngay từ ngày theo đạo, các ngài đã am hiểu và mến yêu mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thuyết “Ba Cha”, “Tam Tài”, “Tam Cương” là những tương giao tình yêu. Những thuyết đó đều diễn tả Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm B

Cha Kevin O’Sulllivan, OFM viết trong tập sách “Những Bài Đọc Chúa Nhật” như sau: “Đức Ki-tô, Đấng Cứu Thế, người bạn thân thiết của chúng ta, khi ở dưới đất Người chịu những gian khổ, những xỉ nhục, và cái chết đau thương nhục nhã, thì nay ở trên trời Người ngự trên nơi vinh hiển bên hữu Chúa Cha. Trên đó, Người đại diện cho chúng ta, Người cầu bầu cho chúng ta. Người lên trời để dọn chỗ cho chúng ta, như Người nói: ‘Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở…Thầy đi để dọn chỗ cho anh em, và rồi Thầy sẽ trở lại đem anh em lên với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó’ (Ga 14,2-3). An ủi biết mấy ! Lễ Chúa Lên Trời là nguồn vui cho những ai tin tưởng !” (trang 206).

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm B

Ba BTM của ba Chúa nhật 4PS, 5PS, 6PS không ngờ là một cách sống, một cách đối xử gắn bó, chặt chẽ và quan trọng: Chúa Giê-su với con chiên, con chiên với Chúa Giê-su và con chiên với nhau.

BTM Chúa nhật 4PS là bài “Chúa chiên nhân lành”, bài nói về cách sống, về cách đối xử của Chúa Giê-su với con chiên : “Tôi là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

BTM Chúa nhật 5PS là dụ ngôn “Cây nho và Cành nho”, bài nói về cách sống, cách đối xử của con chiên với Chúa chiên.

BTM Chúa nhật 6PS hôm nay là “lời ly biệt”, lời dặn dò của Chúa Giê-su trong bữa tiệc ly. Lời ly biệt này nói về cách sống, cách đối xử giữa con chiên với con chiên : “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai có tình thương cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 14,12-13).

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B

Nhiều lần Cựu Ước mô tả dân Ít-ra-en như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. “Vườn nho của Đức Chúa Gia-vê là nhà Ít-ra-en” (Is 5,1-7). Qua Giê-rê-mi-a, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho dân Ít-ra-en rằng : “Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” (Gr 2,21). Ê-dê-ki-en 15 và 19 cũng ví dân Ít-ra-en  với cây nho. Hô-sê nói : “Ít-ra-en là cây nho tươi tốt” (10,1). Tác giả Thánh Vịnh nghĩ về việc Thiên Chúa giải thoát dân người như sau : “Từ Ai Cập, Chúa đã dời sang một cây nho”…

Bài Tin Mừng: Nói đến cây nho không những nghĩ đến trái nho, đến rượu nho, mà còn nghĩ đến sự liên kết giữa cây và cành, giữa Thiên Chúa và dân Ít-ra-en. Trong BTM thánh lễ hôm nay Chúa Giê-su phán : “Thầy là cây nho  và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái thì người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn” (Ga 15,1-2).

Đọc tiếp