Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm B

Trong tập sách “Tin Mừng Gio-an”, cha Alain Marchabour viết : “Dụ ngôn về vị mục tử và đoàn chiên gợi nhớ đến Lc 15,3-7 và Mt 18,12-14. Tuy nhiên nơi Gioan điều lý thú tập trung trước tiên vào Chúa Ki-tô : Vị mục tử nhân lành đối nghịch với kẻ trộm cướp (c.1) và người lạ (c.5)… Khác với kẻ làm thuê, Chúa Giê-su là mục tử đích thực (nhân lành) vì hai lý do : trước tiên Người liều mạng sống mình để bảo vệ đoàn chiên, và nhất là Người duy trì với các chiên mối tương quan hiểu biết duy nhất, bởi vì được ăn rễ sâu trong sự hiểu biết Chúa Cha của Người (như Chúa Cha biết Tôi)…

Khi đối chiếu Chúa Giê-su với kẻ làm thuê, có một điều chắc chắn được xác định về Chúa Giê-su : người làm thuê bỏ chiên mà chạy (Thầy sẽ không để anh em mồ côi Ga 14,18), lúc bấy giờ sói có thể vồ lấy chiên (không ai cướp được các chiên của Tôi khỏi tay tôi Ga 10,28) và làm cho chúng tán loạn (Chúa Giê-su chịu chết để quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối Ga 11,52) (Sđd trang 262-263).

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm B

Bài Tin Mừng : Thánh Luca tường thuật câu chuyện Chúa sống lại gặp hai môn đệ trên đường Emmau. Chúa nói : “Khi còn ở với anh em, Thầy đã nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các sách Ngôn Sứ, và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói : “Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba , từ cõi chết sống lại” (Lc 24,44-46).

Đọc Lời Chúa trong những tuần lễ Phục sinh, chúng ta thấy vai trò  quan trọng của Kinh Thánh trong biến cố Chúa sống lại. Thánh Luca cũng kể lòng hai môn đệ bừng cháy khi Chúa giải thích Kinh Thánh, mà cuối cuộc hành trình còn nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh. Liên kết hai phần Kinh Thánh và bẻ bánh, chúng ta nhận ra đó là thánh lễ gồm hai phần : Lời Chúa và Thánh Thể.

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Phục Sinh – Năm B

Mở đầu bài đọc 1 thánh lễ đêm nay, thư Rôma, thánh Phaolô viết : “Thưa anh em, anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được đưa vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như người đã được sống lại từ cõi chết, nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6,3-4).

Như thế, phép rửa tội là hình ảnh Chúa chết, được mai táng và sống lại.

Bài Tin Mừng : Bài Tin Mừng thánh Mác-cô mô tả cảnh Chúa sống lại như sau : “Hết ngày sabat, bà Maria  Mác-đa-la, với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lo-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ… Vào trong mộ,, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng” (Mc 16,1.5)

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Mùa Chay – Năm B

Bài Tin Mừng : Lời Chúa Giêsu nói trong BTM thánh lễ hôm nay là lời Chúa nói vào ngày thứ hai Tuần Thánh tại Đền Thờ Giêrusalem. Chúa Giêsu nói : “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quí trọng người ấy” (Ga 12,26).

Phục vụ đến nỗi chết. Chúa Giêsu nói : “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh” (Ga 12,23). Giờ là giờ chết. Chúa sẽ được Chúa Cha tôn vinh khi Chúa chết. Chúa dùng hình ảnh hạt lúa để diễn tả cái chết vinh quang của Chúa : “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó cứ trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Chúa còn diễn giải rằng : “Ai quí trọng mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25).

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm B

Bài Tin Mừng là cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô. Sách TM của thánh Gioan ghi lại nhiều cuộc đối thoại quan trọng. Nicôđêmô là tên bằng tiếng Hy Lạp. Ông vừa là thủ lãnh của người Pharisêu vừa là thành viên trong Thượng Hội Đồng của dân Do Thái. Thánh Gioan đã cho ông xuất hiện ba lần trong cuộc đời Chúa Giêsu : 1/ trong cuộc đối thoại này (3,1-2), 2/ khi các thượng tế và thủ lãnh Pharisêu sai các vệ binh đi bắt Chúa Giêsu, nhưng ông đã lên tiếng bênh vực : “Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy nói và biết người ấy làm gì không ?” (7,5), 3/ ông “mang chừng 100 cân một dược được trộn với trầnm  hương” đế táng xác Chúa (19,39). Ông đã đến gặp Chúa Giêsu vào ban đêm, vì sợ người Do Thái biết (3,2).

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm B

BTM hôm nay kể chuyện Chúa Giêsu đuổi quân buôn bán ra khỏi Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Cả nước Ít-ra-en chỉ có một Đền thờ, một nhà thờ, ở thủ đô Giê-ru-sa-lem. Còn các thành phố và làng mạc là hội đường. Đền thờ Giê-ru-sa-lem của người Ít-ra-en chia làm 5 khu vực : 1- khu vực cực thánh, 2- khu vực tư tế, 3- khu vực nam giới, 4- khu vực nữ giới, 5- khu vực ngoại giáo. Các thày tư tế cho các gia nhân của mình buôn bán trong khu vực ngoại giáo.

Chúa Giêsu đuổi quân buôn bán không phải vì nóng nảy, tức giận, mà vì “vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa” (Ga 2,17). Lòng nhiệt thành với Nhà Chúa khiến Chúa : Thứ nhất không thể để các tư tế tham tiền, lạm dụng các ngày lễ “biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16); Thứ hai Nhà Chúa dành cho mọi dân, mọi nước, mọi tôn giáo, không phân biệt và kỳ thị.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm B

Bài Tin Mừng: Câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi trong bài Tin Mừng hôm nay cũng nói lên niềm vui sau những gian nan thử thách. Các nhà Thánh Kinh cho rằng : viết lại câu chuyện này, thánh Máccô muốn khích lệ các tín hữu Rôma đang bị đau khổ và bị giết vì cuộc bách hại của các hoàng đế Rôma.

Cuộc biến hình của Chúa Giêsu, theo thánh Máccô, thì xảy ra “sáu ngày sau”, tức là sáu ngày sau khi Chúa Giêsu loan báo cuộc thương khó của Người, đến ngày thứ bảy Chúa biến hình vinh quang. Ngày thứ bảy cũng là ngày Chúa sống lại vinh quang.

Cuộc biến hình mô tả vinh quang của Chúa Giêsu qua nhiều hình ảnh: – Trước hết là núi cao – Thứ đến là y phục trắng tinh – Thứ ba là sự xuất hiện của hai ông Môsê và Êlia

Đọc tiếp