Lễ Hiển Linh – Năm B

Việc Thiên Chúa mặc khải cho dân ngoại biết Thiên Chúa, ngày nay ta gọi là “Hiển Linh”, nghĩa là Chúa Giêsu tỏ hiện thiên tính của Người cho các dân nước. Chính vì thế, chúng ta không còn gọi là Lễ Ba Vua, mà gọi là Lễ Hiển Linh.

Chúng ta có thể đưa ra câu hỏi : Thiên Chúa tỏ cho mọi người biết Chúa, vậy sao chỉ có một số ít người biết Chúa, còn đa số chưa biết Chúa ? Có nhiều lý do, nhưng qua câu chuyện các nhà chiêm tinh trong thánh lễ hôm nay, có thể cho chúng ta biết một số lý do. Chuyện các nhà chiêm tinh tìm Chúa là một cuộc hành trình đức tin. Cuộc hành trình đức tin này gồm 2 giai đoạn : 1/ nhìn ngôi sao. 2/ nhờ sự chỉ dẫn Kinh Thánh.

Đọc tiếp

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất – Năm B

BTM Lễ Thánh Gia năm A là câu chuyện thánh gia lánh nạn sang Ai Cập (Mt 2,13-15.19-23). BTM lễ năm B là câu chuyện thánh gia lên Đền thờ Giê-ru-sa-lem dâng Chúa Giê-su cho Thiên Chúa (Lc 2,22-40). BTM lễ năm C là câu chuyện tìm Chúa Giê-su thất lạc trong Đền thờ (Lc 2,41-52).

BTM : BTM thánh lễ hôm nay cũng cho chúng ta thấy lý tưởng mà gia đình Nadarét theo đuổi, dù phải gặp muôn vàn chông gai thử thách.

Đọc tiếp

Chúa nhật IV Mùa Vọng năm B

Giáo Hội luôn nhắc nhớ các con cái nhớ ơn Mẹ. Chúa nhật thứ IV Mùa Vọng cả ba năm ABC đều nhắc nhớ đến công ơn của Mẹ trong việc sinh ra Chúa Giêsu.

BTM : Trong BTM, thiên thần nói với Đức Mẹ : “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,50-52a).

Chúa Giê-su là Đấng cứu thế, là con vua Đa-vít : “Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 152b-53).

Đọc tiếp

Chúa nhật III Mùa Vọng năm B

Hôm nay vị chủ tế mặc áo màu hồng, mặc áo màu vui. Có hai dịp mặc áo màu hồng : Một là Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng, hai là Chúa nhật thứ tư Mùa Chay. Chúa nhật hôm nay vui vì Lời Chúa cả ba bài đều toát lên niềm vui Chúa sắp đến.

BTM: Thánh Gioan loan báo niềm vui là Đấng Cứu Thế đến, Đấng mà thánh Gioan nói : “Tôi đây làm phép rửa trong nước, nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga 1,26-27).

Đọc tiếp

Chúa nhật I Mùa Vọng năm B

BTM thánh lễ hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta “phải tỉnh thức” như người đầy tớ đợi chủ nhà về (Mc 13,33).

Tỉnh thức là gì ?Là để khỏi sa chước cám dỗ. Trong vườn Cây Dầu, sau khi cầu nguyện, trở lại thấy các tông đồ ngủ, Chúa Giêsu căn dặn : “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mc 14,38).

Chúa nhật hôm nay bắt đầu một năm phụng vụ mới. Ngày đầu năm mới ở đời là vào ngày 1-1. Còn ngày đầu năm phụng vụ mới khởi đầu vào Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa mong đợi. Vì thế, áo lễ trong Mùa Vọng là mầu tím, mầu của nhớ nhung, của mong chờ. Mong chờ Chúa đến, đến với cuộc đời chúng ta, đến với từng biến cố vui buồn sướng khổ của chuỗi ngày sống ở trần gian.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Ki-Tô Vua Vũ Trụ

Khi Đức giáo hoàng Piô XI thiết lập lễ Vua Giêsu vào năm 1925, nước Italia và thế giới cũng đang phải sống với những ông vua độc ác. Ở Italia là nhà độc tài Mussolini, ở Đức là nhà độc tài Hitler… Hai ông đã gây ra thế chiến thứ hai từ năm 1939-1945, với hơn 40 triệu người chết.

Lập lễ Chúa Giêsu Vua, Đức giáo hoàng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới noi gương Vua Giêsu: hãy lo cho dân, lo cho nước.

Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay phác họa chân dung của Vua Giêsu.

Đọc tiếp

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam

Hôm nay là lễ kính 118 Thánh Tử Đạo. Ngày 19-6-1988 Giáo Hội đã tuyên phong 117 vị thánh. Đến năm 2000 phong Chân Phước cho một vị thánh trẻ 18 tuổi, thánh Anrê-Phú Yên, bổn mạng của các anh chị giáo lý viên.

Thế nhưng, GHVN không phải chỉ có 118 vị tử đạo. Trái lại, rất nhiều, rất nhiều. Trong cuốn “Sống Đạo”, cha Hồng Phúc, linh mục dòng Chúa Cứu Thế, đã viết : “Đã có một thỉnh nguyện thư xin phong Chân Phước cho một con số khổng lồ là 1315 vị ‘Tôi tớ tử đạo Việt Nam’ được đệ trình ngày 14-11-1917. Trong đó có hơn 200 nữ tu dòng Mến Thánh Giá, với lý lịch rõ ràng, đã đóng góp xương máu để xây dựng Giáo Hội Việt Nam từ lúc ban đầu” (trang 448).

Đọc tiếp