Chúa Nhật III Mùa Vọng – Năm C

Hôm nay Phụng vụ Giáo hội đang màu tím chuyển sang hồng thể hiện rõ nét của niềm vui, vui vì những gì đã đạt được trong chặng đường thứ nhất của Mùa Vọng. Chúa sắp ngự đến rồi, vậy để đón Chúa, chúng ta làm gì đây? Cám ơn những người thu thuế, các quân nhân và những người đã đến hỏi Gioan về cách thức chuẩn bị đón Chúa đến, vì nhờ họ chúng ta mới có câu trả lời, Thiên Chúa không đòi điều gì ngoại thường, nhưng Chúa muốn mỗi người sống theo các tiêu chuẩn liên đới và công bằng; nếu không có những đức tính này thì ta không thể chuẩn bị tốt đẹp để gặp gỡ Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

Mỗi năm khi Mùa Vọng về, hình ảnh ông Gioan Tẩy giả lại xuất hiện trong phụng vụ. Ông là vị Tiền hô đến dọn đường cho Chúa Cứu thế. Gioan là mẫu mực về sự khiêm tốn, can đảm và trung thành. Ông nhận mình chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Ông kêu gọi “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho bằng”. Mọi người nghe Gioan Tẩy giả đều hiểu nội dung của lời kêu gọi này, đó là sửa soạn tâm hồn và ăn năn sám hối để đón chào Đấng Thiên Sai.

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

Mùa Vọng đã về. Mùa Vọng là mùa Phụng vụ đầu tiên của năm Phụng vụ mới. Mùa Vọng nhắc chúng ta nhớ lại một lịch sử dài trải qua nhiều thế hệ. Đó là lịch sử của niềm mong đợi Đấng Cứu thế mà Thiên Chúa đã hứa từ ngàn xưa. Niềm mong đợi Đấng Cứu thế đã nuôi dưỡng đức tin của dân tộc Do Thái trong mọi biến cố thăng trầm, nhất là trong những năm tháng bi đát của lịch sử, như thời lưu đày. Mùa Vọng cũng nhắc cho chúng ta sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa: đó là sự kiện Ngôi Lời giáng sinh làm người và ở cùng chúng ta. Thiên Chúa ở cùng con người. Ngài không còn chỉ là Đấng ngự trên chín tầng mây xanh cao thẳm. Ngài cũng không còn ngỏ lời với con người qua những trung gian như thời Cựu ước. Thiên Chúa đã trực tiếp nói với chúng ta bằng chính Con của Ngài. Đức Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Người đến trần gian để ở với chúng ta, để chung chia vui buồn với mỗi con người đang lang thang phận người trên cõi dương gian.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXIV TN – Năm B – Lễ Chúa Ki-Tô Vua Vũ Trụ

Ngày lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, người tín hữu cùng với Giáo hội tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Cứu thế, Đấng Giải phóng và là Vua. Chúa là Vua không theo cách hiểu của người đời. Vương quốc của Người là vương quốc vĩnh cửu. Vương quốc ấy không giới hạn bằng ranh giới biên cương, nhưng tất cả những ai sống theo Sự thật thì là công dân của vương quốc này. Luật của vương quốc này chỉ vỏn vẹn hai chữ: Yêu Thương, vì khi yêu thương thì đã chu toàn lề luật (Rm 13,10).

Khi nhắc lại câu hỏi của Philatô: Ông có phải là vua không? Người tín hữu khẳng định niềm xác tín của mình và tuyên xưng Người là Vua vũ trụ. Một khi tôn vinh Người là Vua, thì Bí tích Thanh tẩy đã làm cho người tín hữu trở thành công dân của vương quốc có Chúa Giêsu cai trị. Người công dân có bổn phận phải lắng nghe và tuân giữ những chỉ thị của vua mình, hầu kiến tạo sự hoà bình và làm cho vương quốc ấy thăng tiến.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXIII TN – Năm B – Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Hôm nay chúng ta vui mừng và cảm động mừng lễ các anh hùng Tử đạo Việt Nam. Việc mừng lễ hôm nay phải làm bộc phát lên trong lòng chúng ta niềm tự hào chan chứa. Chúng ta tự hào vì trong những trang sử của Giáo Hội Việt Nam chúng ta có những trang sử đầy chất anh hùng. Đây là những biến cố có tầm vóc không phải chỉ với chúng ta mà còn cả với Giáo Hội toàn cầu. Chính Đức Thánh Cha Lêô XIII trong sắc phong 64 vị tử đạo Việt Nam lên hàng chân phước ngày 27.5.1900 đã nói: “Đây là những chiến sĩ trung liệt và kiên cường không kém gì những chiến sĩ ngày xưa trong những thế kỷ khai nguyên của Giáo Hội

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

Các nhân vật được nêu trong Bài đọc I và bài Tin Mừng thuộc hai thái cực đối lập, khi xét theo địa vị xã hội. Một bên là những người biệt phái và những kinh sư, bên kia là những người đàn bà goá bụa nghèo khổ.

Goá bụa đã là điều đau khổ và bất hạnh, người đàn bà goá trong Tin Mừng còn được diễn tả là người nghèo. Cái nghèo của bà được thể hiện qua cách bà len lén đến gần hòm tiền công đức của Đền Thờ. Cái nghèo cũng thể hiện qua số tiền mà bà đã bỏ vào đó, chỉ có hai đồng tiền kẽm, trị giá bằng một phần tư đồng xu Rôma. Tuy vậy, theo cái nhìn của Chúa Giêsu, số tiền nhỏ mọn bà này dâng, lại là số tiền có giá trị lớn hơn cả. Chúa Giêsu đã giải thích: vì bà này đã rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào hòm tiền công đức tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình. Chúng ta chú ý tới câu nhấn mạnh của Chúa ở chữ “tất cả” mà chúng ta vừa nghe.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm B

Phải chăng kính mến Chúa là một điều buộc? Nếu coi việc kính mến Chúa là một điều buộc, thì chẳng còn phải là một tình yêu tự nguyện, mà khi không xuất phát từ tự nguyện, thì chẳng còn phải là tình yêu, hay có chăng thì đó chỉ là tình yêu gượng ép.

Thực ra mến Chúa yêu người không phải là hai giới răn tách biệt, nhưng là một giới răn duy nhất, như hai mặt của một tấm huy chương. Lòng mến Chúa phải được chứng minh bằng việc yêu người. Tình mến mọi người phải được dựa trên nền tảng lòng mến Chúa, vì đó là lòng mến vô vị lợi, không dựa trên những tiêu chuẩn trần gian, không phân biệt và không biên giới. Thánh Gioan đã khẳng định với chúng ta: ai nói mến Chúa mà không thực hành đức thương yêu với tha nhân thì là kẻ nói dối, vì tha nhân là những người nhìn thấy mà họ không thương yêu, thì làm sao họ mến Đấng mà họ không nhìn thấy? (x. 1 Ga 4,20).

Đọc tiếp